Một số bài tập tình huống kế toán xã

Thứ ba - 16/08/2011 11:13 21.747 0
Một số bài tập tình huống kế toán xã
I. Một số tình huống về thẩm tra dự toán ngân sách xã:
1- Bài tập số 1: UBND xã trình HđND xã dự toán ngân sách năm 2006 như sau:
- Tổng thu cân đối ngân sách xã: 500 triệu đồng.
- Tổng chi cân đối ngân sách xã: 520  triệu đồng
Chêch lệch thu - chi là  - 20 triệu đồng, UBND xã giải trình là quyết toán ngân sách năm 2005 có số kết dư ngân sách  20 triệu. Do vậy, năm 2006, UBND dự kiến thu kết dư ngân sách là 20 triệu đồng và đưa vào phân bổ ngân sách ngay từ đầu năm để đảm bảo sử dụng nguồn kết dư ngân sách kịp thời.
Giải thích của UBND xã như vậy có đúng quy định không?
Trả lời:
Theo quy định của Luật NSNN, kết dư ngân sách năm trước là một khoản thu của ngân sách năm sau. Tuy nhiên, việc xây dựng dự toán năm sau và trình HđND được thực hiện từ tháng 9 năm trước, do vậy chưa thể xác định được số kết dư của ngân sách đưa vào dự toán năm sau mà chỉ có thể dự kiến.                 
Việc UBND xã dự kiến số kết dư năm trước để đưa vào dự toán năm sau không trái với quy định hiện hành (theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước số kết dư là khoản thu ngân sách do vậy có thể lập dự toán ngay từ đầu năm), tuy nhiên cần phải đưa khoản dự kiến kết dư năm 2005 vào phần thu ngân sách xã . Như vậy thu ngân sách xã sẽ là 520 triệu đồng (trong đó 20 triệu đồng thu từ nguồn kết dư năm trước) và như vậy thu ngân sách xã sẽ đảm bảo được tính cân đối  (thu=chi).
2. Bài tập số 2: UBND xã trình HđND xã dự toán ngân sách năm 2006 như sau:
 đơn vị: triệu đồng
Nội dung Ngân sách xã
 
1. Tổng thu cân đối ngân sách xã 400
2. Tổng chi cân đối ngân sách xã 400
 Trong đó: Dự phòng
Dự phòng so với tổng chi
6
1,5%
Việc bố trí dự phòng như vậy đúng hay sai
          Trả lời:
          Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật NSNN, dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng ngân sách từ 2- 5% tổng chi ngân sách để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn,...Như vậy, việc bố trí dự phòng của xã chỉ đạt 1,5% so tổng chi ngân sách không đúng quy định. Vì vậy cần bố trí lại để  đảm bảodự phòng cho ngân sách xã tối thiểu là 2%.
3. Bài tập số 3: UBND xã trình HđND xã số liệu dự toán thu ngân sách năm 2006 như sau:
                                                                      đơn vị tính: triệu đồng
 
 
CHỈ TIÊU
 
 
UBND HUYỆN GIAO SỐ UBND Xà TRÌNH HĐND Xà TỶ LỆ % SỐ TRÌNH HАND Xà SO VỚI UBND HUYỆN GIAO
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 120 130 108,3
Trong đó:      
Thuế công thương nghiệp ngoài QD (bậc 4-6) 55 50    90,9
Thu phí và lệ phí 45 55 122,2
Thu về đất 20 25    125
Các khoản thu khác 2 2 100
UBND xã trình HđND xã như vậy  đã hợp lý chưa?
Trả lời:
Việc ủy ban nhân dân xã trình HđND xã tổng thu ngân sách trên địa bàn cao hơn so với số thu  UBND huyện giao là việc làm tích cực, đặt mục tiêu tăng thu so với số HđND, UBND huyện giao ở mức 8,3 % là tương đối hợp lý.
Tuy nhiên, việc UBND xã trình số thu của khu vực ngoài quốc doanh thấp hơn số UBND huyện giao cần phải xem xét chi tiết, cụ thể hơn (bằng 90,9% số  UBND huyện giao). Bởi vì, đây là chỉ tiêu thu mà hiện nay theo đánh giá còn nhiều tiềm năng, thất thu, gian lận thương mại còn lớn, đòi họi công tác quản lý thu phải được chỉ đạo sát sao,.. Vì vậy, việc UBND xã trình dự toán thu của khu vực ngoài quốc doanh thấp hơn mức do  UBND huyện giao là chưa hợp lý, cần xem xét, phân tích kỹ từng yếu tố để điều chỉnh lại cho phù hợp.
4. Bài tập số 4: UBND xã trình HАND xã dự toán thu ngân sách năm 2006 như sau:
                                                                            đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU CHỈ  TIÊU
 UBND  HUYỆN GIAO
 
Sọ UBND XÃTRÃŒNH HĐND XÃ
 
TỶ LỆ % SỐ TRÌNH HАND Xà SO VỚI UBND HUYỆN GIAO
 
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 100 110 110
Trong đó:      
Thuế công thương nghiệp ngoài QD 50 55 110
Thu phí và lệ phí 10 11 110
Thu về đất 20 22 110
Các khoản thu khác 20 22 110
UBND xã trình HđND xã số tăng thu ngân sách địa phương 10% so với số HđND, UBND huyện giao như vậy  đã hợp lý chưa?  
          Trả lời:
Việc UBND xã trình HđND số thu cao hơn  so với số thu UBND huyện giao là thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của  Uọ· ban nhân dân xã và đúng quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, việc UBND trình HđND số thu cao hơn 10% so với số ,UBND huyện  giao thì cần phải xem xét rất kỹ, vì thu liên quan đến chi, nếu thu không đảm bảo thì buộc phải cắt giảm chi. Theo kinh nghiệm cũng như thực tế trong quá trình thực hiện thì việc cắt giảm chi là hết sức khó khăn, khó thực hiện, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai công việc của các cơ quan, đơn vị. Do vậy, phương thức tốt nhất là dự toán thu phải đảm bảo có tăng nhưng phải chắc chắn, việc tính toán tăng thu ở lĩnh vực nào cũng hết sức quan trọng, vì những lĩnh vực có thể tăng được các cơ quan của huyện thảo luận với Uọ· ban nhân dân xã về dự toán 2006 đã tính khá kỹ phần thu, tuy nhiên có khu vực mà nếu như có sự nỗ lực của địa phương thì số thu có thể tăng khá như thu từ đất đai, thu từ khu vực ngoài quốc doanh,...
Như vậy, việc UBND xã trình HđND xã xây dựng dự toán ngân sách xã tăng 10% so với số UBND huyện giao là một chỉ tiêu khá cao, rất khó trong quá trình thực hiện. Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của địa phương.
5. Bài tập số 5:  UBND xã trình HАND xã phương án phân bổ ngân sách cấp xã như sau: Tổng chi ngân sách cấp xã: 500 triệu đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 190 triệu đồng:
+ Chi hoàn vốn ứng trước dự toán vốn XDCB năm 2005: 20 triệu đồng (số vốn ứng trước phải trả trong năm 2006 là 30 triệu).
+ Chi đầu tư cho những công trình đã khởi công từ năm 2005 trở về trước: 20 triệu đồng.
+ Chi đầu tư từ các khoản thu từ đất: 50 triệu đồng.
+ Chi đầu tư XDCB cho công trình sẽ khởi công năm 2006: 100 triệu đồng.
- Chi thưọng xuyên: 300 triệu đồng
- Dự phòng ngân sách: 10 triệu đồng.
UBND xã trình HĐND xã như vậy đúng hay sai?
 Trả lời:
Theo quy định tại Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng thì nguyên tắc bố trí vốn đầu tư phát triển phải ưu tiên những công trình đang dở dang, bảo đảm bố trí nguồn hoàn vốn ứng trước dự toán ngân sách các năm trước đến thời hạn hoàn trả. Như vậy, việc UBND bố trí trong dự toán chi đầu tư cho các công trình khởi công từ năm 2005 về trước 20 triệu đồng là thấp, trong khi đó chi đầu tư xây dựng mới các công trình trong năm 2006 lại cao (100 triệu đồng), cần phải đề nghị điều chỉnh lại dự toán chi đầu tư XDCB cho phù hợp. Ngoài ra, cần xem xét thêm một số vấn đề sau: Việc bố trí đầu tư các công trình mới có nằm trong danh mục các công trình đầu tư 5 năm đã được HđND quyết định không? Nếu có trong danh mục thì việc bố trí vốn như vậy có đảm bảo công trình hoàn thành theo đúng quy định không? đối với những dự án đầu tư mới cần phải có tổng mức đầu tư, dự toán phân kỳ vốn cho từng năm, tránh việc bố trí dàn trải trong đầu tư XDCB.
6. Bài tập số 6: UBND xã trình HđND xã phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã năm 2006 như sau:
                                                                      đơn vị tính: triệu đồng
Tổng thu Ước thực hiện năm 2005 Dự toán
năm 2006
Tỷ lệ % Dự toán 2006 so ước thực hiện 2005
Tổng thu ngân sách cấp xã (bao gồm cả thu bổ sung từ ngân sách cấp trên) 450 510 113
Tổng chi ngân sách cấp xã 450 510 113
- Chi đầu tư phát triển 100 105 105
- Chi thưọng xuyên 350 395 113
 Trong đó:
+ Chi quản lý hành chính
+ đóng bảo hiểm
+ Chi y tế phòng chống dịch
+ Dân quân tự vệ, trật tự an toàn XH
+ Chi văn hóa - thông tin - thể thao
.....
 
210
45
10
4
20
 
 
250
50
10
4
25
 
 
119
111
100
100
125
- Dự phòng ngân sách   10  
UBND xã trình HАND xã bản dự toán như trên đúng hay sai theo các nội dung cụ thể: Về tính cân đối chung; Về chi thường xuyên?; Về chi cho đầu tư xay dựng?;
Trả lời:
Nếu xét về tính cân đối thì bản dự toán do UBND xã trình HđND xã là tương đối hợp lý, tổng thu bằng tổng chi, đồng thời bố trí đầy đủ các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã, tọ· lệ dự phòng đúng quy định. Tuy nhiên, về cơ cấu, dự toán bố trí tốc độ tăng chi đầu tư phát triển thấp hơn tốc độ tăng chi thưọng xuyên là chưa hợp lý, khi xem xét cụ thể từng nội dung chi ta có thể thấy một số nội dung còn bất hợp lý như: Việc bố trí dự toán chi cho quản lý hành chính tăng 19% so với ước thực hiện năm 2005 cao hơn tốc độ tăng chung của ngân sách là 13%. Theo nhận định ban đầu thì rõ ràng là không hợp lý, vì chi quản lý hành chính là nội dung chi cần phải bố trí trên cơ sở tiết kiệm. Vì vậy, cần đề nghị UBND xã giải trình rõ (tại sao tăng, tăng ở nội dung nào) và xem xét giải trình của UBND xem có hợp lý không ?.
          7. Bài tập số 7: Tại kỳ họp cuối năm của HđND xã (tổ chức vào ngày 13/12/2006), sau khi xem xét Báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm 2006 của UBND xã thấy rằng đến 30/11,UBND xã mới chỉ sử dụng hết 4 triệu trong tổng số dự phòng ngân sách xã là 10 triệu. HđND xã đã quyết định thông qua Nghị quyết phân bổ 6 triệu đồng còn lại của dự phòng ngân sách xã để sử dụng vào một số nhiệm vụ như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ...
HđND xã quyết định như vậy có đúng thẩm quyền không ?
Trả lời:
Tại điều 7 Nghị định 60 /2003/Nđ - CP ngày 6/6/2003 quy định đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương (trong đó có ngân sách xã),  UBND xã quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, định kỳ hàng quýbáo cáo Thưọng trực HđND và báo cáo HđND tại kỳ họp gần nhất; Mục 14 phần IV Thông tư 59/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 quy định dự phòng ngân sách được sử dụng cho các nhiệm vụ: Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tại, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng; khắc phục hậu quả thiên tại, hoả hoạn đối với thiệt hại tài sản Nhà nước; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tại, hoả hoạn đối với thiệt hại của các tổ chức và dân cư; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán đã giao đầu năm cho các đơn vị trực thuộc; hỗ trợ ngân sách cấp dưới để để xử lý các nhiệm vụ nói trên sau khi cấp dưới đã sử dụng dự phòng mà vẫn chưa đáp ứng được.
Như vây, thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách là UBND xã, hơn nữa khi HđND họp thì còn gần 1 tháng nữa năm ngân sách mới kết thúc nên có thể vẫn xẩy ra thiên tai, hoả hoạn... Vì vậy, việc HđND quyết định phân bổ dự phòng ngân sách là không đúng thẩm quyền quy định.
 
        8- Bài tập 8: UBND xã trình HđND xã dự toán ngân sách xã năm 2006 như sau:
          - Tổng thu ngân sách xã: 450 triệu đồng, trong đó:
+ Thu ngân sách  được hưởng theo phân cấp: 30 triệu đồng.
+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện: 380 triệu đồng
+ Thu từ các quỹ công chuyên dùng của xã: 40 triệu đồng, bao gồm quỹ quốc phòng - an ninh 15 triệu đồng; quỹ phòng chống thiên tại 10 triệu đồng; quỹ đến ơn - đáp nghĩa 15 triệu đồng.
 - Tổng chi ngân sách xã: 450 triêu đồng, trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển: 220 triệu đồng
+ Chi thưọng xuyên:  190 triệu đồng
+ Chi các quỹ công chuyên dùng của xã: 40 triệu đồng, bao gồm quỹ quốc phòng - an ninh 15 triệu đồng; quỹ phòng chống thiên tại 10 triệu đồng; quỹ đến ơn - đáp nghĩa 15 triệu đồng.
Dự toán ngân sách xã năm 2006 do UBND trình HđND xã như vậy đúng hay sai ?
Trả lời:
Dự toán ngân sách năm 2006 do UBND trình HđND xã như vậy là hợp lý, đảm bảo được tính cân đối và tập trung cao cho chi đầu tư phát triển. Song việc đưa các quỹ công chuyên dùng vào chung với ngân sách xã là không nên vì mỗi quỹ khi quyết định thành lập quỹ, HđND, UBND tỉnh đã quy định một cơ chế quản lý riêng và hướng dẫn cụ thể về chế độ thanh quyết toán; Theo điểm 1 Phần III tại thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ tài chính  quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phưọng, thị trấn: Các quỹ công chuyên dùng của xã là các quỹ tài chính được lập theo quy định của Nhà nước (quỹ quốc phòng an ninh, quỹ đền ơn đáp nghĩa,...) và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định nhưng không đưa vào ngân sách xã theo chế độ quy định. Nội dung, mức và phương thức quản lý thu chi quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng quỹ và quy định của Hội đồng nhân dân xã. Ban Tài chính xã có nhiệm vụ giúp Uọ· ban nhân dân xã quản lý các quỹ trên (thực hiện thu, chi; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định...). Kinh phí của các quỹ chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau. Uọ· ban nhân dân xã phải báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của từng quỹ cho Hội đồng nhân dân xã, Uọ· ban nhân dân huyện, Phòng Tài chính huyện và công khai cho nhân dân biết.
 
          9- Bài tập 9: UBND xã trình HđND xã quyết định về việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng môt số công trình kết cấu hạ tấng kinh tế - xã hội của xã (gồm: công trình điện, công trình giao thông, công trình nước sạch…), tổng số tiền là 100 triệu động ( có dự toán chi tiết của từng công trình kèm theo) và đề nghị HđND xã không đưa vào dự toán thu ngân sách mà tổ chức quản lý, sử dụng, thanh quyết toán riêng như quản lý các quỹ công chuyên dùng khác của xã. 
          UBND trình HđND xã như vậy đúng hay sai ?
            Trả lời: Tại khoản 3 và khoản 4 điều 27 Nghị định số 60/2003/Nđ CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định:  Khi có nhu cầu huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uọ· ban nhân dân lập phương án báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Nguồn thu từ các khoản huy động đóng góp tự nguyện được  quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng Quy chế dân chủ ở cơ sở và hướng dẫn của Bộ Tài chính; Tại Thông tư số 30/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định các khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc tự nguyên để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý hoặc không đưa vào ngân sách quản lý theo các hoạt động tài chính khác ở xãNhư vậy thẩm quyền quyết định huy động đóng góp của nhân dân và quyết định cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn huy động là của HđND xã; nguồn vốn này có thể đưa vào dự toán thu chi ngân sách xã hoặc có thể không đưa vào (do HđND xã quyết định). Song bắt buộc phải được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng quy chế dân chủ ở cơ sở và hướng dẫn của Bộ Tài chính và nếu không đưa vào dự toán thu - chi ngân sách xã thì phải được quản lý như các quỹ công chuyên dùng khác của xã.   
IIMột số tình huống về thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước:
1. Bài tập số 1:  Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (phân cấp cho xã quản lý) năm 2005 của UBND xã:
- Theo báo cáo của UBND xã: 120 triệu đồng;
- Theo báo cáo của Kho bạc nhà nước: 120 triệu đồng; các khoản tạm thu của các cơ quan chức năng chọ xử lý: 15 triệu đồng;
Báo cáo của UBND xã như vậy đúng hay sai?
Trả lời:
Số thu theo mức trình của UBND là đúng vì theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Ngân sách nhà nước: Toàn bộ các khoản thực thu ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải hạch toán vào ngân sách năm sau. Theo quy định trên, thì khi cơ quan chức năng xử lý 15 triệu đồng tạm thu, phần phải nộp ngân sách sẽ hạch toán vào ngân sách năm sau, do vậy được đưa vào quyết toán năm sau. Như vậy, số thu ngân sách nhà nước năm nay là 120 triệu đồng sẽ không thay đổi vì không phụ thuộc vào kết quả xử lý 15 triệu đồng tạm thu của các cơ quan chức năng (số tạm thu có thể được các cơ quan chức năng quyết định thu vào ngân sách nhà nước hoặc có thể sẽ quyết định hoàn trả cho đối tượng bị tạm thu).
2. Bài tập số 2: Số liệu Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã quản lý năm 2006 như sau:
- Theo báo cáo của UBND xã: 120 triệu đồng
- Theo báo cáo của Kho bạc nhà nước xã: 120 triệu đồng; ngoài ra thu từ các hộ kinh doanh bậc 2-3 (không phân cấp cho cấp xã quản lý): 5 triệu đồng.
Báo cáo của UBND xã như vậy đúng hay sai !
Trả lời:
Số quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã của UBND xã trình HđND xã là đúng vì theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 68, Nghị định số 60/2003/Nđ-CP ngày 6/6/2003, số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước. Theo quy định trên và đối chiếu với số liệu báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do UBND xã báo cáo (120 triệu đồng) là khớp với số thu đã hạch toán qua kho bạc nhà nước (không bao gồm 5 triệu đồng thu từ các hộ kinh doanh từ bậc 2-3 do không được phân cấp quản lý). Như vậy, quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do UBND báo cáo HđND là chính xác.
Khi xem xét quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do UBND cấp xã báo cáo cần làm rõ phạm vi thu NSNN trên địa bàn được giao quản lý theo khoản 1 Điều 3 Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương ban hành kèm theo Nghị định số 73/2003/Nđ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ: Hàng năm, UBND các cấp lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (đối với cấp huyện và cấp xã lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý) và lập quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương trình HđND cùng cấp xem xét, quyết định phê chuẩn. Vì vậy trường hợp trên, UBND xã không trình HđND xem xét, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước từ các hộ kinh doanh bậc 2-3 (do không được phân cấp quản lý thu) là hoàn toàn đúng với quy định.
3. Bài tập số 3:
 Báo cáo quyết toán thu chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau của UBND xã: Số quyết toán là 13 triệu đồng đúng bằng số quyết toán chi chuyển nguồn của quyết toán ngân sách năm trước HđND xã đã phê chuẩn, tăng 30% (3 triệu đồng) so dự toán HđND xã quyết định. Sau khi kiểm tra, đối chiếu có 2 ý kiến như sau:
(1) đồng ý với quyết toán UBND xã trình HđND xã vì khớp với số chi chuyển nguồn sang năm sau của quyết toán ngân sách năm trước HđND đã phê chuẩn.
(2) Không đồng ý với quyết toán UBND trình vì dự toán HđND xã quyết định là 10 triệu đồng, nay là 13 triệu đồng, số 3 triệu đồng UBND chưa báo cáo với HđND xã khi xây dựng dự toán.
Vậy ý kiến nào đúng?
Trả lời:
Ý kiến (1) đúng, ý kiến (2) sai.
Vì: theo 2003quy định tại điểm 2, Điều 66 Nghị định của Chính phủ số 60/2003/Nđ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 thì thẩm quyền cho phép chi chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp đối với ngân sách cấp xã là Chủ tịch UBND, số chi chuyển nguồn từ năm trước được đưa vào thu ngân sách năm sau để quản lý, kiểm soát và quyết toán theo quy định của pháp luật. Khi xây dựng dự toán, các nguồn chưa phân bổ năm nay nhưng cần sử dụng tiếp, tổng hợp được ngay, chuyển vào ngân sách năm sau để phân bổ cho các nhiệm vụ trình HđND quyết định. Ngoài ra, các khoản đã chi theo dự toán được giao nhưng chưa đủ thủ tục quyết toán theo quy định, chọ tổng hợp quyết toán tất cả các đơn vị để chuyển sang năm sau tiếp tục theo dõi, kiểm soát, thanh quyết toán theo quy định; phần chuyển nguồn này không phải phân bổ lại (vì đã được HđND xã phân bổ cho các đơn vị trọng dự toán ngân sách năm trước; theo số liệu trên 3 triệu đồng chênh lệch so với dự toán chính là do phần này).
4. Bài tập số 4: Báo cáo quyết toán chi đầu tư cơ sở hạ tầng từ tiền sử dụng đất của UBND xã:
Số quyết toán là 40 triệu đồng tăng 20% (tăng 8 triệu đồng) so dự toán HđND đã thông qua. Sau khi kiểm tra, đối chiếu có 2 ý kiến như sau:
(1) đồng ý với quyết toán UBND trình vì đã khai thác quỹ đất và sử dụng đúng mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng.
(2) Không đồng ý với quyết toán UBND trình do chi vượt nhiều so với dự toán HđND đã quyết định.
Vậy ý kiến nào đúng?
 Trả lời:
Ý kiến (1) đúng, ý kiến 2 sai.
Vì: Theo Nghị quyết của Quốc hội, HđND huyện: Số thu ngân sách từ tiền sử dụng đất được cân đối để đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong năm, nhọ khai thác tốt quỹ đất, thu tiền sử dụng đất tăng, nên chi đầu tư cơ sở hạ tầng từ tiền sử dụng đất cũng tăng khá. Việc sử dụng nguồn tăng thu này là đúng thẩm quyền, đúng mục đích theo Nghị quyết của Quốc hội, HđND huyện. Song việc sử dụng quĩ đất để tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phải bảo đảm đúng qui hoạch được duyệt và phải thực hiện đấu thầu, đấu giá đất theo qui định, thu phải hạch toán đúng chế độ qui định.
5. Bài tập số 5: Báo cáo quyết toán chi chuyển nguồn sang năm sau của UBND xã (Dự toán HđND quyết định không có nội dung này): Số quyết toán là 10 triệu đồng. Sau khi kiểm tra, đối chiếu có 2 ý kiến như sau:
(1) đồng ý với quyết toán UBND trình.
(2) Không đồng ý với quyết toán UBND trình do dự toán HđND quyết định không có nội dung chi chuyển nguồn sang năm sau, mặt khác, số kinh phí này chưa thực chi cho đơn vị.
Vậy ý kiến nào đúng?
Trả lời:
Ý kiến (1) đúng, ý kiến (2) sai. Vì:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật Ngân sách nhà nước: Các khoản chi đến hết ngày 31/12 chưa thực hiện được hoặc chi chưa hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 60/2003/Nđ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ: Thẩm quyền cho phép chi chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp đối với ngân sách địa phương là Chủ tịch UBND. Về hạch toán và quyết toán: Nếu được quyết định thực hiện trong năm sau thì cơ quan tài chính làm thủ tục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp. Các đơn vị thực hiện hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau; ngân sách các cấp thực hiện quyết toán số chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau vào chi ngân sách năm trước.
Theo các quy định trên, UBND quyết định cho phép chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện tiếp nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán HđND quyết định. Việc quyết toán số chi chuyển nguồn sang năm sau là quyết toán về nguồn theo dự toán HđND đã quyết định. Số chuyển nguồn này sang năm tiếp tục quản lý, kiểm soát và quyết toán theo quy định của pháp luật.
6. Bài tập số 6: Báo cáo quyết toán ngân sách xã do UBND xã trình HđND xã chênh lệch thu so với chi ngân sách là 3 triệu đồng  và đề nghị cho sử dụng 1 triệu đồng thu tiền sử dụng đất (chưa chi trong năm) để đầu tư cơ sở hạ tầng và chỉ ghi số thực kết dư ngân sách địa phương là 2 triệu đồng. Sau khi kiểm tra, đối chiếu có 2 ý kiến như sau:
(1) đồng ý với đề nghị của UBND, số thực kết dư ngân sách địa phương là 2 triệu đồng.
(2) Không đồng ý với đề nghị của UBND, số kết dư bằng (=) Thu ngân sách địa phương trừ (-) Chi ngân sách địa phương còn là 3 triệu đồng.
Vậy ý kiến nào đúng?
Trả lời:
Ý kiến (1) đúng, ý kiến (2) sai. Vì:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Nghị định số 60/2003/Nđ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ: Kết dư ngân sách địa phương là chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách lớn hơn tổng số chi ngân sách địa phương. Chi ngân sách bao gồm cả các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau. Trong tình huống trên, chi chuyển nguồn sang năm sau gồm có 1 triệu đồng tiền sử dụng đất chưa kịp chi trong năm, chuyển sang năm sau đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định. Như vậy, thực kết dư chỉ là 2 triệu đồng như đề nghị của UBND xã.
 
7. Bài tập 7: Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã B năm 2005 do UBND xã trình HđND xã như sau:
          - Phần số liệu ghi: Tổng thu ngân sách xã 450 triệu đồng, trong đó:
+ Thu ngân sách trên địa bàn: 110 triệu đồng, bằng 110 % so với dự toán.
+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện: 340 triệu đồng, bằng 100 % so với dự toán.
 - Tổng chi ngân sách xã: 450 triêu đồng
+ Chi đầu tư phát triển: 200 triệu đồng, bằng 91 % so với dự toán.
+ Chi thưọng xuyên: 230 triệu đồng, bằng 105 % so với dự toán.
+ Kết dư ngân sách 20 triệu đồng.
Trong báo cáo thuyết minh của UBND xã giải thích tăng chi thưọng xuyên là do HđND tỉnh quyết định bổ sung chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo và đã chuyển về ngân sách xã để tổ chức chi trả.
UBND xã giải thích như vậy là đúng hay sai ?
Trả lời:  UBND xã giải thích như vậy là chưa chính xác, vì theo số liệu trên cho thấy số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã không tăng so với dự toán, do đó Thưọng trực HđND xã trong quá trình thẩm tra phải yêu cầu UBND giải trình thật cụ thể các căn cứ pháp lý, đồng thời phải yêu cầu UBND xã xây dựng và trình HđND xem xét thông qua phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách (10 triệu đồng).  
8-Bài tập 8: Hồ sơ Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã năm 2005  do UBND xã trình HđND xã bao gồm:
- Phần báo cáo bằng số liệu bao gồm 3 biểu sau:
1. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã.
2. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã.
3. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã.
- Phần thuyết minh: Phân tích đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2005; những ưu, nhược điểm trong qua trình chấp hành ngân sách xã năm 2005.
 Hồ sơ Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã năm 2005 do UBND xã trình HđND xã như vậy đã đầy đủ chưa ?
Trả lời: Theo quy định Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính thì hồ sơ Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã năm 2005 do UBND xã trình HđND xã như vậy là chưa đầy đủ, cụ thể:
- Phần báo cáo bằng số liệu còn thiêu 3 biểu sau:
1. Quyết toán thu ngân sách xã (phụ lục số 10) .
2. Quyết toán chi ngân sách xã (phụ lục số 11) .
3. Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (phụ lục số 12)
- Phần thuyết minh: Thiếu phần phân tích nguyên nhân tăng giảm các chỉ tiêu thu, chị ngân sách xã so với dự toán được giao; kiến nghị những biện pháp, giải pháp để quản lý ngân sách xã các chu trình tiếp theo….
để HđND xã có đủ căn cứ pháp lý, và số liệu so sánh xem xét quyết định phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách xã năm 2005 thì ngay từ khi tiến hành thẩm tra, Thưọng trực HđND xã yêu cầu UBND xã phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật và lập đầy đủ hồ sơ về quyết toán ngân sách xã để giữ trước cho các đại biểu HđND xã nghiên cứu. 
9- Bài tập 9: Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã do UBND xã trình HđND xã như sau:
- Phần biểu số liệu ghi: Tổng thu ngân sách xã: 498 triệu đồng, bằng 100,61 % so với dự toán.
+ Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%: 278 triệu đồng, bằng 128 % so với dự toán.
+ Các khoản thu phân chia theo tọ· lệ %: 50 triệu đồng, bằng 101 % so với dự toán.
+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện: 170 triệu đồng, bằng 74 % so với dự toán.
- Phần báo cáo thuyết minh có phản ánh số thu, số chi của các quỹ công chuyên dùng của xã, trong đó có phấn quỹ đầu tư huy động đóng góp của nhân dân theo nguyên tác  tự nguyện (HđND xã quyết định không đưa vào ngân sách xã).
Trong quá trình thẩm tra có 2 loại ý kiến như sau:
1. Nhất trí với báo cáo của UBND xã, vì báo cáo như vậy là đúng với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật.  
2. Không nhất trí với báo cáo của UBND xã, Vì nếu HđND xã đã quyết định không đưa nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện vào ngân sách xã thì UBND xã cũng không phải đua phần này vào báo cáo thuyết minh.
Vậy ý kiến nào đúng?
Trả lời: Ý kiến thứ nhất là đúng vì Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật quy định để có cơ sở cho HđND xã xem xét phê duyệt quyết toán ngân sách hàng năm của xã, yêu cầu trong phần thuyết minh quyết toán ngân sách xã phải giải trình rõ, chi tiết các khoản thu, chi ngân sách xã và các khoản tài chính khác có liên quan, trong đó có các quỹ công chuyên dùng của xã.   
10- Bài tập 10: Tại kỳ họp giữa năm 2005 HđND xã A đã phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách xã năm 2005 và UBND xã đã gửi báo cáo quyết toán ngân sách xã năm 2005 lên Phòng Tài chính huyện để thẩm định. Phòng tài chính huyện trong quá trình thẩm định đã phát hiện báo cáo quyết toán ngân sách xã A năm 2005 có một số sai sót và đã yêu cầu cán bộ kế toán - tài chính xã xem xét điều chỉnh. Phòng tài chính huyện làm như vậy có đúng thẩm quyền không ? 
Trả lời: Phòng Tài chính huyện làm như vậy là không đúng thẩm quyền, vì theo quy định tại mục 3.4 khoản 3 phần II Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, Phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách xã, nếu phát hiện có sai sót phải báo cáo với UBND huyện để UBND huyện yêu cầu HđND xã điều chỉnh.
 
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay2,643
  • Tháng hiện tại50,141
  • Tổng lượt truy cập41,230,742
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây