Từ xa xưa, Cư Jut là một vùng đất của Tây Nguyên; chủ nhân là đồng bào các bộ tộc Ê đê và MNông chung sống yên bình. Mỗi bộ tộc tạm cư trên một vùng rừng núi nhất định, nếu điều kiện sống thay đổi, hay vì lý do nào đó, họ có thể di cư tới một vùng đất khác. Cuộc sống như vậy cứ mãi trôi theo năm tháng.
Đến thời Pháp thuộc, mọi việc đã khác trước. Riêng về địa giới hành chính vùng Cư Jut gồm 2 tổng : đắk Lô và đắk đam thuộc quận đắk Song, tỉnh đắk Lăk. Tổng đắk Lô gồm: buôn Buôr, buôn Nui, buôn Ea Pô, buôn Trum, buôn Diêr, buôn U, buôn Dút, buôn Băng So, buôn Tăng Wil; tổng đắk đam gồm: buôn đắk Tun, buôn Năng Côn, buôn đắk Drông, buôn Ta Vét, buôn Dân Rầm lớn, buôn Dân Rầm nhọ, buôn đắk Kênh, buôn đắk Dam và buôn Tân Drot.
Năm 1959, chính quyền Ngô đình Diệm ra sắc lệnh thành lập tỉnh Quảng đức, cắt toàn bộ huyện đắk Mil của Đăk Lắk từ phía nam cầu 14, giáp thị xã Buôn Ma Thuột vào ngã ba đắk Song, đặt tên là quận đức Lập. Cư Jut lúc này trở thành một xã của quận đức Lập.
Đối với ta, tháng 12/1960, Trung ương quyết định thành lập tỉnh Quảng đức, thuộc liên tỉnh IV, do liên khu V chỉ đạo. đến giữa năm 1961, Khu VI được thành lập, tỉnh Quảng đức trực thuộc Khu VI. Tuy vậy, thời gian này, quận đức Lập (bao gồm đắk Mil và Cư Jut ngày nay) và Krông Nô mang mật danh K63, thuộc B6 của tỉnh đắk Lăk. đến tháng 6 năm 1963, B6 giải thể, K63 giao cho B5. đến đầu năm 1965, sau một số lần giải thể, tỉnh Quảng đức được tái lập, đắk Mil (trong đó có Cư Jut) là một trong 4 huyện của tỉnh Quảng đức. Cư Jut lúc này thuộc khu vực mang mật danh X70.
Năm 1965 - 1966, Khu X được tái lập, tỉnh Quảng đức được chia thành hai khu vực: Tiền Phương A và Tiền phương B. Hai huyện đắk Mil và đức Xuyên trực thuộc Tiền phương A (trong đó có Cư Jut). Hai huyện Khiêm đức và Kiên đức trực thuộc Tiền Phương B. đầu tháng 1/1967, hai Tiền phương A và B sáp nhập lại thành tỉnh Quảng đức như cũ. thời gian này, Cư Jut thuộc địa bàn mang mật danh K62.
Tháng 5/1971, Trung ương giải thể tỉnh Quảng đức và Khu X, giao hai huyện Khiêm đức, Kiến đức về Lâm đồng trực thuộc sự chỉ đạo của Khu VI; hai huyện đức Xuyên, đắk Mil về tỉnh đắk Lăk thuộc Khu V chỉ đạo. địa bàn Cư Jut những năm này mang mật danh C300 cho đến ngày giải phóng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 5/1975, Trung ương tái lập tỉnh Quảng Đức. Cư Jut lúc này là một xã của huyện Đức Lập. Tháng 11/1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh đắk Lăk, huyện Đức Lập đổi tên thành huyện đắk Mil; cùng lúc, xã Cư Jut tách khỏi đắk Mil nhập về thị xã Buôn Ma Thuột.
Ngày 26/01/1989 Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 09/QĐ-HĐBT ( nay là Chính phủ) về thành lập xã Nam dong và xã EaPo trên cơ sở diện tích tự nhiên của xã Cư Jút. thời điểm này trên vùng Cư Jút có 3 xã( Cư Jút, Nam dong, EaPo) trực thuộc thị xã Buôn Ma Thuột).
Ngày 19/06/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ban hành Quyết định số 227/HđBT ngày 19/06/1990 về việc thành lập Huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đăk Lăk trên cơ sở tách 5 xã (EaTLinh, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong) của thị xã Buôn Ma Thuột, gồm 36.400 ha diện tích tự nhiên với 18.379 nhân khẩu và 35.100 ha diện tích tự nhiên (toàn bộ là đất lâm nghiệp) của xã đắk Lao (huyện đắk Mil). Khi thành lập huyện Cư Jut thuộc tỉnh đắk Lăk, gồm 5 xã: Ea TLinh, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong với 71.500 ha diện tích tự nhiên và 18.379 nhân khẩu.
Tháng 5/1992, thực hiện Quyết định số 313/TCCP của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ( ngày 26/5/1992), huyện Cư Jut có sự điều chỉnh địa giới hành chính của các xã. Nam Dong được tách thành 2 xã mới là Nam Dong và đắk Drông; trong đó xã Nam Dong (mới) có 3.951 ha diện tích tự nhiên và 5.066 nhân khẩu, gồm 4 thôn (thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4); xã đắk Drông có 6.300ha diện tích tự nhiên và 3.222 nhân khẩu gồm 2 thôn (thôn 5, thôn 6) và 2 buôn (buôn Dier, buôn U). Thành lập thị trấn Ea TLinh trên cơ sở 1.200 ha diện tích tự nhiên với toàn bộ dân số của xã Ea TLinh; sáp nhập phần diện tích tự nhiên còn lại của xã Ea TLinh (2.010) vào xã Trúc Sơn quản lý.
Như vậy, sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính (5/1992), huyện Cư Jut có 6 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn (Ea TLinh - huyện lị) và 5 xã (Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong, Đắk Drông).
Đến năm 1995, theo Nghị định số 08/CP ngày 21/01/1995 của Chính phủ, 3 xã Hòa Phú, Hòa Xuân, Hòa Khánh của thành phố Buôn Ma Thuột được cắt chuyển về huyện Cư Jut với tổng diện tích tự nhiên la 10.932ha và 24.271 nhân khẩu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cư Jut có 82.432 ha diện tích tự nhiên và 62.433 nhân khẩu gồm 1 thị trấn và 8 xã.
Thực hiện Nghị định sô 49/2001/Nđ-CP ngày 15/8/2001 của Chính phủ, huyện Cư Jut thành lập 2 xã mới là Cư Knia và Đắk Wil. Xã Cư Knia dược thành lập trên cơ sở 2.987ha diện tích tự nhiên và 3.278 nhân khẩu của xã Trúc Sơn. Xã đắk Wil được thành lập trên cơ sở 42.140ha diện tích tự nhiên và 5.159 nhân khẩu của xã Ea Pô. Lúc này, huyện Cư Jut gồm 1 thị trấn và 10 xã.
Ngày 01/01/2004 tỉnh Đăk Nông được thành lập, theo Nghị quyết số 22/2003 của Quốc hội (khóa XI) ngày 28/11/2003, trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đăk Lăk, theo sự phân chia mới, huyện Cư Jut là một trong 6 đơn vị hành chính của tỉnh đắk Nông. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tách 3 xã Hoà Phú, Hoà Khánh, Hoà Xuân về Thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), diện tích tự nhiên của huyện còn 72.025 ha, đơn vị hành chính gồm thị trấn EaTling và 7 xã ( Tâm thắng, Nam dong, EaPo, Trúc sơn, Đăk Drông, Cư Knia, Đăk Wil) như hiện nay.