Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công

Chủ nhật - 04/09/2011 22:25 2.214 0

Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công

Với việc tích cực triển khai thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt ( đề án 291) của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành, tổ chức có liên quan, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong khu vực công đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể là:
quản lý thu chi ngân sách bằng phương tiện TTKDTM  Mục tiêu của đề án 291: Từng bước yêu cầu TTKDTM đối với đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các các khoản chi tiêu của Chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức TTKDTM khoản chi tiêu thưọng xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản; phấn đấu đến cuối năm 2010, tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cấp chính quyền tỉnh, thành phố đều thực hiện chi tiêu công bằng phương tiện TTKDTM.
     Các văn bản pháp lý về hoạt động TTKDTM đối với khu vực này đã từng bước được hoàn thiện. đáng chú ý là, Bộ Tài chính đã thực hiện đề án quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) bằng phương tiện TTKDTM với hai nội dung chính là quản lý chi NSNN và quản lý thu NSNN, đến nay đã đạt được một số kết quả:
     - Bộ Tài chính đã ban hành và thực hiện Thông tư 33/2006/TT-BTC về quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc nhà nước (KBNN); hoàn thiện khuôn khổ pháp lý giao dịch điện tử trong thu chi NSNN, nhất là giao dịch giữa các cơ quan nhà nước trong ngành tài chính, giao dịch với các ngân hàng thương mại  ( NHTM)  và pháp lý hoá các chứng từ điện tử. 
     - Về thu NSNN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2008/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN; trong đó, quy trình thu NSNN bằng tiền mặt được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản.
     Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã triển khai Dự án Hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính. Theo đó, việc phối hợp thu NSNN với hệ thống NHTM theo nguyên tắc kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu thu NSNN giữa các cơ quan, đơn vị. thời gian qua, các đơn vị này đã kết nối, ký thọa thuận hợp tác, triển khai thí điểm và triển khai diện rộng phối hợp thu NSNN tại một số tỉnh, thành phố  lớn như Hải Phòng, Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu ... với các NHTM (Vietinbank, BIDV, Agribank).  Nhọ đó, đã tăng cưọng hoạt động TTKDTM theo hướng chuyển dần việc nộp ngân sách bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN sang phương thức thu NSNN qua tài khoản của KBNN tại ngân hàng; tăng cưọng cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu NSNN, tạo thêm nhiều thuận lợi và giảm chi phí cho cả người nộp thuế và người thu thuế; KBNN tiết kiệm được biên chế, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác thanh toán; các NHTM phát triển cả về số lượng, chất lượng của dịch vụ TTKDTM; các đơn vị sử dụng NSNN từng bước giảm thiểu quỹ tiền mặt tại đơn vị; các cơ quan ngành tài chính quản lý chi tiêu công, tài chính công hiệu quả hơn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng… Cùng với hệ thống core banking của các NHTM, Dự án này đã tạo cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật cần thiết cho việc tổ chức phối hợp thu NSNN với hệ thống NHTM.
      Về chi NSNN, KBNN từng bước thúc đẩy ứng dụng thanh toán điện tử, chuyển dần việc thanh toán bằng tiền mặt sang hệ thống NHTM đảm nhận, đảm bảo phù hợp với lộ trình triển khai của KBNN và khả năng cung ứng dịch vụ của NHTM. Việc triển khai TTKDTM góp phần kiểm soát chặt các nội dung chi bằng tiền mặt qua KBNN theo quy định của Bộ Tài chính; gắn kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt với kiểm soát chi NSNN.  Ngoài ra, Bộ Tài chính đã phối hợp tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo, triển lãm về TTKDTM trong khu vực công, các giải pháp công nghệ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính nhằm đẩy mạnh TTKDTM và ứng dụng các phương tiện thanh toán hiện đại trong khu vực công.
            Có thể nói, hoạt động TTKDTM phục vụ cho việc thu, chi NSNN đã được chú trọng triển khai, đã có những chuyển biến tích cực, nhất là việc triển khai công tác hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa các cơ quan trong ngành Tài chính với các NHTM đã được hình thành, qua đó góp phần tăng dần tọ· lệ TTKDTM trong khu vực công, giảm dần tọ· trọng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN (năm 2009, tọ· lệ thu NSNN bằng tiền mặt/tổng thu NSNN là 14%, tọ· lệ chi NSNN bằng tiền mặt/tổng chi NSNN là 22%, so với mức 17% và 23% tương ứng của năm 2008; giảm tọ· lệ thu, chi bằng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán qua hệ thống KBNN từ 9,8% vào năm 2005 xuống còn khoảng 8% vào năm 2010).
Trả lương qua tài khoản
Theo mục tiêu của đề án 291, phấn đấu đến cuối năm 2010 tất cả các cơ quan đơn vị hưởng lương từ NSNN (từ cấp thị xã trở lên) đều sử dụng dịch vụ ngân hàng để trả lương cho cán bộ nhân viên.
   để triển khai đề án này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 20. Qua tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị 20 cho thấy, việc ban hành Chỉ thị 20 là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy hoạt động TTKDTM, giúp phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế, đồng thời tăng cưọng sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước đi đôi với thực hành tiết kiệm phòng chống tham nhũng trên cơ sở minh bạch hoá một phần chi tiêu ngân sách và thu nhập cá nhân. Do đó, Chỉ thị 20 đã được các ngành, các cấp hưởng ứng tích cực, triển khai khá mạnh mẽ. Phần lớn các đối tượng thực hiện trả lương qua tài khoản là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội… Do đó, các đối tượng này đã tích cực hưởng ứng và là những người gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị nêu trên để người dân noi theo, làm nền tảng cho việc thúc đẩy phát triển TTKDTM trong nền kinh tế. Từ những lợi ích thiết thực của việc trả lương qua tài khoản đem lại cho các tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ thông qua thanh toán thẻ là một phương tiện thanh toán văn minh, hiện đại, các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị 20 đã đồng tình, hưởng ứng, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của cấp trên.
Tính đến thời điểm tháng 12/2010, số đơn vị hưởng lương từ NSNN là 81.690 đơn vị (tăng 3.617 đơn vị so với cuối năm 2009), trong đó số đơn vị hưởng lương từ NSNN tại các thành phố, thị xã chỉ chiếm khoảng 30% còn lại khoảng 70% số đơn vị là ở tại các huyện, xã ở vùng nông thôn. Quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 20 tại các vùng nông thôn trong thực tế phải tiến hành dần dần vì còn phụ thuộc vào tình hình phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ thanh toán qua ngân hàng và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, nên thực tế việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20 cho đến nay trên toàn quốc đạt trên 54% (đạt 43.953 đơn vị) trong đó tại các thành phố, thị xã trên toàn quốc đạt 88,9% (với 21.766 đơn vị) và ở các huyện đạt 38,8% (với 22.187 đơn vị), đã là cố gắng nỗ lực rất lớn trong thời gian qua của ngành ngân hàng và các đơn vị liên quan.
Tóm lại, việc TTKDTM đã và đang thay đổi dần thói quen tâm lý sử dụng tiền mặt của dân chúng, hầu hết các đơn vị hưởng lương từ NSNN trên địa bàn thành phố, thị xã đã trả lương qua tài khoản.

Nguồn tin: Ngân hàng nhà nước

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,285
  • Tháng hiện tại84,156
  • Tổng lượt truy cập40,882,559
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây