Dự thảo Nghị định từ chức: Không “từ” thì ai “xử”?

Thứ hai - 05/05/2014 02:48 1.228 0
“Khi nào chức vụ không còn là nơi họ có thể tranh thủ làm giàu thì khi đó việc từ chức sẽ trở nên bình thường” - ý kiến ngắn gọn của bạn đọc Trần Thành Công được nhiều người đồng tình nhất khi bàn về dự thảo nghị định từ chức.
 
Có bạn đọc cho rằng chỉ cần thực hiên tốt Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm là đủ, cứ trên 50% không tín nhiệm thì cơ quan cấp trên quản lý ra quyết định bãi là xong Ảnh: Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013

Có bạn đọc cho rằng "chỉ cần thực hiện tốt Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm là đủ, cứ trên 50% không tín nhiệm thì cơ quan cấp trên quản lý ra quyết định bãi là xong" Ảnh: Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013

 

Không “từ” thì ai “xử”?

Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Từ chức đúng lúc là tự trọng”, hàng loạt ý kiến độc giả của báo từ khắp nơi gửi về bày tỏ ý kiến quanh vấn đề này. Theo thăm dò ý kiến trên Báo Người Lao Động Online, có 82% bạn đọc đồng ý nên có nghị định từ chức.

Đồng tình với quan điểm từ chức đúng lúc là tự trọng, nhiều độc giả nhấn mạnh:

“Người có lòng tự trọng thì tự từ chức nếu cảm thấy không làm tròn trách nhiệm hay đau xót trước sự kiện đau lòng nào đó...” (bạn đọc lấy nickname Tư tèo tèo) hay “Lòng tự trọng tự tâm khảm nhận thức, nó không đến từ văn bản pháp luật” (bạn đọc Lê Uy Lực).

Bạn đọc Trần Dân Việt đồng tình “Từ chức là hành động tự trọng” và “bây giờ đề cập đến văn hóa từ chức cũng tốt” nhưng cũng thẳng thắn nhận định: “Khái niệm từ chức đã có từ quá lâu nhưng hành động từ chức sao mà quá mới. Từ chức là hành động tự trọng, nhưng lâu nay thấy quá ít mặc dù người đáng ra phải từ chức thì lại không ít.”

Bạn đọc Đoàn Công Thành nêu so sánh: “Hãy nhìn về nước bạn, Thủ tướng Hàn Quốc đã cúi đầu xin lỗi nhân dân và xin từ chức sau khi chỉ đạo cấp cứu các nạn nhân trong vụ chìm phà”.

Nhận định thực tế “từ chức là rất khó”, bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về tính khả thi của nghị định. Bạn đọc Mạnh Dũng nghi ngờ: “Tôi không hiểu sao phải ra cái Nghị định từ chức này, rồi các ông quan không "từ" thì ai xử…". “Yếu kém, thờ ơ, nhũng nhiễu, hách dịch trong quản lý phải bị sa thải chứ sao lại có Nghị định "được phép từ chức"” - bạn đọc Minh Luân gay gắt.

Khi nào từ chức trở nên bình thường ?

Đi sâu phân tích, bạn đọc Hoàng Trung Thành thẳng thắn: “Về nguyên tắc nếu cán bộ biết trọng danh dự, nhân phẩm và làm việc vì dân, vì nước khi thấy mình không đủ năng lực hoặc không còn được dân tín nhiệm nữa thì tự nguyên làm đơn xin từ chức. Hiện nay tại sao cán bộ của ta yếu kém, không đủ năng lực lãnh đạo nhưng nhất quyết không từ chức, cứ cố bám lấy ghế lãnh đạo? Câu trả lời rất đơn giản. Họ có quyền lực và quá nhiều "bổng, lộc".”

Cùng đi tìm giải pháp, bạn đọc Mạnh Dũng cho rằng: “Chỉ cần thực hiên tốt Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm là đủ, cứ trên 50% không tín nhiệm thì cơ quan cấp trên quản lý ra quyết định bãi là xong”. Bạn đọc Minh Luân nêu ý kiến: “Lãnh đạo cơ quan phải được toàn thể nhân viên bỏ phiếu "tín nhiệm" hoặc "không tín nhiệm hàng năm". Hai năm liên tiếp bị bỏ phiếu "không tín nhiệm" là phải buộc từ chức và không được chuyển sang các vị trí tương đương ở bất kỳ cơ quan nào”.

Đặt vấn đề chức vụ “là thứ kim chỉ nam để "phấn đấu" có được cho nên việc từ chức là rất khó”, bạn đọc Nguyễn Quang khẳng định “Chỉ khi nào chức vụ là trách nhiệm chứ không đem lại lợi lộc gì thì chuyện từ chức mới có, và khi trách nhiệm bị ràng buộc cụ thể, không từ chức sẽ bị cách chức thì từ chức còn được tiếng là có tự trọng”.

Đồng tình với quan điểm này, ý kiến ngắn gọn của bạn đọc Trần Thành Công được nhiều người đồng tình nhất: “Khi nào chức vụ không còn là nơi họ có thể tranh thủ làm giàu thì khi đó việc từ chức sẽ trở nên bình thường”.

 

Dương Ngọc (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    0Thích  
    29/04/2014 14:31

     

    CẦN BỔ SUNG CƠ CHẾ TRONG NGHỊ ĐỊNH TỪ CHỨC CHO NGƯỜI TỰ NGUYỆN TỪ CHỨC Nếu lãnh đạo nào tự nguyện xin từ chức và có ý định không còn muốn tiếp tục công tác nữa và làm đơn xin được nghỉ hưu thì nên tạo điều kiện cho họ với những điều kiện quy định trong nghị định từ chức, do vậy cần sửa đổi luật công chức, viên chức và bảo hiểm xã hội cho phù hợp. Chúng ta đều biết chỉ có những người có chức có quyền mới có quyền từ chức. Khái niệm về từ chức đã chính thức đưa vào luật cán bộ công chức, viên chức mới đang được áp dụng. Tuy nhiên mãi đến nay có lẽ người xin tự nguyện từ chức có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Có lẽ duy nhất chỉ mới có một trường hợp là Ông Lê huy Ngọ nguyên là Bộ trưởng bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, tự nhận bản thân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một bộ trưởng, nên đã xin từ chức và được quốc hội chấp nhận. Đây là một vị lãnh đạo hết sức dũng cảm từ bỏ quyền lực của mình, là tấm gương cho người khác học tập noi theo. Cũng có vài trường hợp cũng xin từ chức nhưng xem lại đã đến tuổi nghỉ hưu. Hiện nay theo quy định của luật cán bộ công chức, viên chức và luật bảo hiểm xã hội, người muốn về hưu nam phải đủ 60 tuổi, nữ phải đủ 55 tuổi, ngoài ra thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm, chính những quy định ràng buộc như vậy, nên những người có ý định từ chức muốn về hưu nhưng không đủ độ tuổi nghỉ hưu, do vậy không làm đơn xin từ chức. Chúng ta biết những người có chức vụ ít nhất lãnh đạo các phòng ban ngành cấp huyện, các sở ban ngành của tỉnh trở lên, nếu từ chức thì chắc chắn họ sẽ trở thành một nhân viên, một chuyên viên, trở thành người tham mưu cho người mà trước đây là cấp dưới của mình, với lòng tự trọng họ sẽ trăn trở suy nghĩ nên từ chức hay không? Vì họ chưa đến mức kỷ luật bị cách chức. Do chưa đủ tuổi nghỉ hưu và bản thân không chấp nhận trở thành một nhân viên, thì chỉ có con đường là làm đơn xin nghỉ việc mà thôi, tuy nhiên tâm lý ai công tác nhiều năm ở nhà nước đều muốn được hưởng chế độ nghỉ hưu, nhưng theo quy định thì chưa được. Để tạo điều kiện cho những lãnh đạo tự nguyện từ chức, đồng thời cũng là tạo thời cơ cho lớp trẻ gánh vác trọng trách, trách nhiệm cao hơn, nhà nước nên xem xét thay đổi điều kiện để nghỉ hưu. Nếu người lãnh đạo nào tự nguyện xin từ chức và có ý định không còn muốn tiếp tục công tác nữa và làm đơn xin được nghỉ hưu thì nên tạo điều kiện như không ràng buộc về tuổi tác, chỉ cần quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội có thể từ 20 năm trở lên đã đóng bảo hiểm xã hội, khi tính lương hưu không tính khấu trừ tỷ lệ % do chưa đủ tuổi nghĩ hưu. Nếu có sự thay đổi như vậy hy vọng trong thời gian đến, sẽ có nhiều lãnh đạo tự nhận thấy chưa hoàn thành trách nhiệm được cấp trên giao sẽ có ý định xin từ chức. MINH TRÍ


Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay1,007
  • Tháng hiện tại48,505
  • Tổng lượt truy cập41,229,106
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây