Hội thảo khoa học quốc tế về ứng dụng công nghệ cao và đồng bộ cho việc bảo toàn và phát triển đậu nành Tây Nguyên

Thứ hai - 09/11/2015 21:02 1.479 0
Ngày 6/11/2015, tại huyện Chư Jút, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học đậu nành quốc gia Hoa Kỳ - Đại học Missouri (NCSB) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Ứng dụng công nghệ cao và đồng bộ cho việc bảo toàn và phát triển đậu nành Tây Nguyên”.

Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp – PTNT cùng đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công Nghệ, lãnh đạo các sở, ban, ngành các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Đồng Tháp; các nhà khoa học chuyên ngành hàng đầu tại các trường đại học và nông dân trồng đậu nành tham dự.

Các chuyên gia và đại biểu tham dự hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ sinh học cùng chia sẻ những ứng dụng công nghệ mới nhất trong việc chọn tạo giống cũng như thiết lập hệ thống canh tác đồng bộ để phát triển bền vững vùng nguyên liệu đậu nành Tây Nguyên. Đặc biệt, việc tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong chọn, tạo giống đậu nành không biến đổi gen là một hướng đi mà Vinasoy chú trọng.

Tại Đắk Nông, sau hai năm nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy đã lai tạo thành công giống đậu nành thuần “Chư Jút hoa trắng” với chất lượng tốt, năng suất tăng 10-15% và đã được đưa vào trồng đại trà trong vụ thu đông năm 2015 cho nông dân Chư Jút, Đắk Mil.

Bên cạnh việc chọn, tạo giống, 2 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy cũng đã khảo nghiệm nhiều hệ thống canh tác theo đặc điểm của các vùng nguyên liệu khác nhau bao gồm: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trên các công cụ cơ giới hóa phù hợp…

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy đã lai tạo thành công giống đậu nành “Chư Jút hoa trắng” với chất lượng tốt, năng suất tăng 10-15%

Phát biểu tại hội nghị, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục trồng trọt nêu rõ: Trong những năm gần đây, diện tích đầu nành trên toàn quốc giảm rất nhanh. Nhưng các địa phương, bộ, ngành chưa tìm ra giải pháp để khôi phục, ổn định diện tích loại cây trồng này. Trong khi đó, hàng năm, nước ta phải đi nhập từ 2,6 – 2,7 nghìn tấn bã khô dầu để chế biến thức ăn gia súc. Qua hội thảo này, các cấp ngành, địa phương cần thúc đẩy nhanh việc tổ chức sản xuất, tăng cường mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ cho mô hình này được thực hiện thành công. Có như vậy, hàng nghìn ha đậu nành ở Chư Jút cũng như của các tỉnh Tây Nguyên mới có được kết quả cao và bền vững.

Hiện nay, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy đang ứng dụng công nghệ di truyền phân tử để chọn tạo ra các giống đậu nành mới, bảo toàn được phẩm chất quý của giống đậu nành địa phương. Đồng thời, nâng cao năng suất, chất lượng của hạt đậu nành để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm trong công nghiệp chế biến.

Video clip:

Tin, ảnh: Văn Tâm

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: đậu nành
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,195
  • Tổng lượt truy cập41,250,796
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây