Trong nhiệm kỳ 2005-2010 thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ IV, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực công nghiệp-xây dựng, nông-lâm nghiệp, thương mại-dịch vụ. Chư Jút hiện nay có tiềm năng và thế mạnh rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là phát triển các loại cây nông sản phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Những năm qua, huyện đã rất chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo thống kê, toàn huyện hiện nay có 24.325 ha đất nông nghiệp với tổng diện tích cây trồng các loại hàng năm trên 37.000 ha, đã hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tập trung chủ yếu ở các xã như Nam Dong, Ea Pô, Tâm Thắng, đắk Wil. Trong đó, hàng năm, diện tích đậu tương đã trồng được 10.500 ha, lạc: 3.515 ha, ngô: 7.127 ha, cà phê: 1.541 ha và cao su trên 2.500 ha. Ngoài ra, địa hình của huyện có nhiều đồi núi thấp, thoải đều rất thích hợp cho việc phát triển đồng cọ, phục vụ chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò lấy thịt và gia cầm các loại Chư Jút hiện nay rất giàu về tài nguyên thiên nhiên rừng. Toàn huyện hiện có trên 40.000 ha rừng, với trữ lượng gỗ khoảng 4,5 triệu m3. Hàng năm, huyện đều cho khai thác từ 3.000 đến 4.000 m3 để phục vụ cho nhu cầu dân sinh và chế biến xuất khẩu. đồng thời, huyện cũng bước đầu khai thác khá hiệu quả nguồn tài nguyên này phục vụ phát triển du lịch sinh thái tự nhiên.
Trong cơ cấu phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành công nghiệp và xây dựng luôn đạt 20,7%/năm. Giá trị của lĩnh vực kinh tế này đã chiếm tọ· trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Theo tính toán của UBND huyện thì đến cuối năm 2010, tổng giá trị sẽ đạt 678 tọ· đồng, tăng gấp 2,55 lần so với năm 2005. đặc biệt, Khu công nghiệp Tâm Thắng của tỉnh lại nằm trên địa bàn của huyện nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp-xây dựng của địa phương phát triển mạnh hơn. Nhọ một số lợi thế, nhất là chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh rất thông thoáng mà hiện tại đã thu hút được 22 doanh nghiệp vào đầu tư, làm ăn. Một số lĩnh vực được đầu tư lớn như chế biến bông xơ, đậu phụng, đường, thức ăn gia súc, cồn công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng… giải quyết công năn việc làm cho gần 1.500 lao động.
Trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều cụm thác phục vụ cho phát triển du lịch như Trinh Nữ, Dray Sáp, Gia Long, Dray Nur. UBND tỉnh hiện cũng đã phê duyệt dự án phát triển du lịch sinh thái dọc theo sông Sêrêpốc. Theo đó, huyện đã đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đưa vào sử dụng. đồng thời, huyện đã quy hoach xong cụm khu dân cư và khu nhà nghỉ cao để phục vụ cho phát triển du lịch. Dòng sông Sêrêpốk chạy qua địa bàn huyện có chiều dài hơn 10 km, nhiều điểm có thác cao hùng vĩ, thơ mộng, hoang rã rất thuận lợi khai thác và phát triển du lịch nhưng vẫn chưa được đầu tư, đánh thức. Ngoài ra, Khu văn hoá Hồ Trúc đã được Bộ Quốc phòng giao cho huyện quản lý, sử dụng, cùng với buôn Nui cổ tại xã Tâm Thắng đang hấp dẫn khách du lịch. Về hệ thống giao thông của huyện đều đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng đạt tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hoá, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển.
Có thể nói, các tiềm năng và thế mạnh của mình, kết hợp với những cơ chế thông thoáng về thu hút đấu tư, Chư Jút thực sự đang là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.