ASEAN đồng thuận về biển Đông

Thứ bảy - 17/08/2013 07:46 1.198 0
Ngày 14.8, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã xác định quan điểm chung của khối đối với vấn đề biển Đông.

Tham gia cuộc họp không chính thức tại Hua Hin (Thái Lan), các ngoại trưởng thống nhất cùng đưa việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ra đàm phán với Trung Quốc trong cuộc họp ở Bắc Kinh từ 28 - 30.8 tại Bắc Kinh.

Theo đó, ASEAN sẽ thúc đẩy đối thoại với Trung Quốc về COC và muốn kết thúc đàm phán càng sớm càng tốt để mau chóng đưa ra một bộ quy tắc mang tính ràng buộc cho vấn đề biển Đông.

“ASEAN sẽ thống nhất và có tiếng nói chung. COC phải được ra đời sớm để xây dựng lòng tin giữa khối với Trung Quốc cũng như ngăn ngừa các sự cố trên biển”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Thái Lan phát biểu sau cuộc họp. Tại đợt hội nghị ngoại trưởng ASEAN và các đối tác tại Brunei hồi tháng 7, Trung Quốc mới đã đồng ý tiến hành đối thoại với hiệp hội về vấn đề này.

Minh Quang
(VP Bangkok)

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (1)
MINH TRI
ASIAN ĐỒNG THUẬN VỀ BIỂN ĐÔNG ĐÂY LÀ TÍN HIỆU TỐT
Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Do vậy nước ta không thể đàm phán song phương với Trung Quốc được sẽ là bất lợi, vì Trung Quốc không theo luật pháp quốc tế để đàm phán.
Ông Russel hiện là giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng nói việc Trung Quốc khăng khăng chỉ đàm phán song phương với các bên tranh chấp là “không thể chấp nhận”, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ với những nỗ lực đàm phán theo nhóm của các nước Đông Nam Á và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại khu vực. Nhà báo William Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”. Các vấn đề tranh chấp thường tác động tới cả một khu vực rộng lớn liên quan đến nhiều nước, do đó cần tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách cách thức giải quyết tranh chấp là tốt nhất. Nếu các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông chắc chắn sẽ thành công.
Từ xưa đến nay Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, Báo chí quốc tế đã đánh giá Trung quốc ngoại giao hai mặt, khi ngoại giao thì nói là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng khi thực hiện thì hành động ngược lại xua tàu đánh cá và tàu hải giám vào các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác. Gặp phải nước mạnh như Nga có những biện pháp kiên quyết cần thiết bắt tạm giữ tàu và người vi phạm đưa ra khởi tố xét xử theo luật pháp của nước sở tại thì Trung Quốc nhúng nhường, còn các nước yếu hơn mình thì hùng hổ cho rằng các nước vi phạm chủ quyền.
Vừa qua tại hội nghị không chính thức tại Hua Hin Thái lan ngày 14/8, các bộ trưởng ngoại giao Asian đã xác định quan điểm chung cùng đưa việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ra đàm phán với Trung Quốc trong cuộc họp ở Bắc Kinh từ 28 - 30.8 tại Bắc Kinh. Đây là tín hiệu tốt, nhưng không biết thái độ của Trung quốc có ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử trên biển đông (COC) trong cuộc họp đàm phán sắp tới hay không? Nếu Trung quốc đồng thuận đây là bước đầu thuận lợi giảm sự căng thẳng trên khu vực biển đông, nếu họ cố tình trì hoãn kéo dài thời gian đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi các nước ASIAN phải có những giải pháp tiếp theo. Điều quan trọng là làm thế nào các nước trên thế giới hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển Đông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Gỉai pháp cuối cùng nếu Trung quốc không thống nhất Bộ quy tắc ứng xử (COC) thì các nước ASIAN phải đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Có như vậy Trung Quốc không thể đạt được mục đích bản đồ "đường lưỡi bò" trên vùng biển Đông.

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,168
  • Tổng lượt truy cập41,235,769
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây