Ai cho dân niềm tin để chống tham nhũng ?

Thứ ba - 16/07/2013 10:43 1.026 0
Muốn chông tham nhũng thì phải “lấy lại lòng tin” của người dân và ngược lại Nhà nước cần làm tốt những cam kết của mình, từng việc nhỏ, để lấy lại lòng tin, khơi dậy tính tích cực, chủ động của dân.


Qua kết quả  khảo sát thì 62% trong số 1000 công dân được hỏi ở 15 tỉnh, thành Việt Nam cho biết sẽ không tố cáo tham nhũng, trong đó phần lớn cho rằng vì "chẳng thay đổi được gì".Hay nói cách khác các cụ vẫn ví von tố cáo cũng như không rồi như chuyên "nước đổ đầu vịt" mà thôi. 

Đó là một trong những kết quả khảo sát “Phong vũ biểu Tham nhũng 2013” đượcTổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố chiều 9/7 tại Hà Nội.

Theo các cố vấn của cuộc khảo sát, đây là dấu hiệu về sự giảm niềm tin của người dân đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng. Con số này cao hơn các nước khác trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

GS Nguyễn Minh Thuyết (phải).

Dự buổi công bố kết quả khảo sát, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Lê Truyền đặt câu hỏi: "Tại sao người dân Việt Nam sẵn sàng tố cáo tham nhũng thấp hơn các nước? Nếu coi tham nhũng là giặc thì dân ta có bao giờ sợ giặc?"

Ông Truyền chỉ ra, chính vì "nhiều việc biết cả rồi, như một số người giàu nhanh, chuyện mua chức mua quyền, việc kê khai tài sản...mà có làm được đâu, vậy tố cáo thêm để làm gì"!

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH, cho rằng người dân giảm lòng tin vì thực tế cuộc đấu tranh không hiệu quả, mức độ xử lý chưa đúng với tính chất tham nhũng. "Số lượng án treo tham nhũng nhiều và tràn lan là một trong những biểu hiện nương nhẹ đối với hành vi tham nhũng", ông Thuyết nói.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người dân thờ ơ với tố cáo tham nhũng vì "không thay đổi được gì" là kết quả của những thông điệp từ các cấp cao. “Nếu thay đổi được thì các lãnh đạo cao nhất đã không phải nói suốt về tham nhũng, lơịích nhóm...” – bà dí dỏm nói.

"Họ ở bộ máy quyền lực, có khả năng nhất trong phòng, chống tham nhũng mà vẫn còn kêu ca, thì người dân tay không sao làm được", bà Lan nhận định.

Lấy lại lòng tin

Đề cập giải pháp, ông Lê Truyền cho rằng phải “lấy lại lòng tin” của người dân. Theo ông, Nhà nước cần làm tốt những cam kết của mình, từng việc nhỏ, để lấy lại lòng tin, khơi dậy tính tích cực, chủ động của dân.

“Chứ để mòn đi, chán nản thì Nhà nước có làm gì cũng không được nữa" – ông cảnh báo.

Với bà Phạm Chi Lan, lòng tin phải từ hành động của những cấp ra quyết định, không thể có lòng tin chung chung.

Bà Phạm Chi Lan

Vì trình độ, hiểu biết của người dân về tham nhũng, về chính quyền đã cao hơn. "Giờ không còn có thể nói dối, mị dân. Người dân tinh tường và biết, không thể dễ dàng che đậy, làm họ hiểu khác đi được", bà Lan nói.

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng lưu ý rằng người dân có thể nhìn thấy những "nhóm lợi ích" sau không ít những quyết định bất hợp lý từ các cơ quan nhà nước.

Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 cho thấy ở Việt Nam, đa số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua. Các nỗ lực phòng, chống tham nhũng chưa hiệu quả.

Những lĩnh vực có mức độ tham nhũng cao vẫn là quản lý đất đai và dịch vụ y tế..

nguồn Vnamnet PV (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc
CHỐNG THAM NHŨNG CẦN XÓA BỎ CƠ CHẾ XIN CHO Cơ chế xin cho đã có từ thời kỳ bao cấp, cho đến nay đã thực hiện theo cơ chế thị trường, cơ chế này vẫn tiếp tục tồn tại dưới hình thức tinh vi hơn. Khi đã nói đến từ Xin thì nghỉ đến ngay cấp dưới, còn người Cho phải là cấp trên. Thực tế hiện nay đất nước ta còn nghèo , ngân sách thu trong nước không đảm bảo chi cho sự phát triển kinh tế, do đó phải vay từ bên ngoài tập trung cho việc xây dựng cấu hạ tầng của đất nước. Vì vậy chi ngân sách nhất là đầu tư công, chi cho bộ máy quản lý hành chính chi thường xuyên, cần phải hết sức tiết kiệm làm sao mang lại hiệu quả chống lãng phí . Tình hình thu ngân sách hiện nay của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , đa phần thu không đảm bảo chi phải được cân đối hổ trợ từ ngân sách trung ương . Một số tỉnh , thành phố có nguồn thu khá sau khi cân đối đã điều tiết về cho ngân sách trung ương , như Thành phố Hồ chí Minh, Bình dương, Khánh hòa, Đà nẳng vv…đã chủ động ngân sách cấp mình trong bố trí kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hàng ngàn tỷ đồng . Còn các tỉnh thành phố còn lại thu ngân sách không đủ chi, nên phải ra các Bộ ban ngành trung ương xin kinh phí để đầu tư cho địa phương mình , có nhiều địa phương ở xa phải đặt văn phòng tại Hà nội để tiện giao dịch. Nên rất dễ dẫn đến tiêu cực, cần phải sớm được khắc phục. Để khắc phục được cơ chế xin cho như hiện nay, đồng thời đảm bảo sự công bằng của các địa phương , giải pháp đó là Chính phủ phải kiên quyết đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho địa phương các lãnh vực hết sức nhạy cảm như phân cấp ngân sách, phân cấp đầu tư công, phân cấp nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, các loại giấy phép hiện nay các Bộ đang cấp, đây là các lãnh vực rất dễ tạo sơ hở cho tiêu cực . Các Bộ ban ngành cấp trên nên tập trung tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát từng lãnh vực chuyên môn của ngành mình phụ trách, phát hiện kịp thời sai phạm ở các địa phương vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lý chấn chỉnh đối với các địa phương cố tình vi phạm. Hiện nay các nguồn vốn đầu tư lớn đều tập trung ở các bộ ban ngành trung ương, như nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ , nguồn ODA,WB vv…Các Bộ đều là các chủ đầu tư cụ thể như Bộ giao thông vận tải là chủ đầu tư các tuyến đường quốc lộ trong cả nước, rõ ràng đây là công việc vừa đá bóng vừa thổi còi vì chất lượng công trình kém chất lượng ai kiểm tra giám sát? ai sẽ chịu trách nhiệm? Trong thời gian vừa qua người dân đã kêu ca nhiều về chất lượng các công trình giao thông do Bộ giao thông vận tải làm chủ đầu tư, năm trước mới làm xong năm sau đã bị hư hỏng xuống cấp. Đối với các địa phương muốn có nguồn vốn trên để đầu tư các dự án cho địa phương mình phải đi xin đối với các Bộ ban ngành của trung ương mà thôi, như Bộ kế họach và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn vv… Về hướng lâu dài xóa được cơ chế xin cho thì phải làm thế nào cho các địa phương tự cân đối được thu chi ngân sách của cấp mình, không phải ra các Bộ ngành trung ương xin kinh phí nữa. Để thực hiện được điều này , thì trước tiên các Bộ ngành trung ương cần tạo điều kiện cho các địa phương về cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư, đồng thời có nguồn kinh phí sớm nâng cấp đầu tư mở rộng tuyến đường quốc lộ và mạnh dạn phân cấp cho các địa phương trực tiếp quản lý các đoạn đường quốc lộ đi ngang qua địa phương mình, cơ chế hiện nay do Tổng cục đường bộ Việt nam Bộ Giao thông trực tiếp quản lý. Có như vậy các địa phương mới chịu trách nhiệm trước Chính phủ về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, có giải pháp xử lý các điểm đen thường xuyên xãy ra các vụ tai nạn giao thông, chủ động trong việc duy tu, bão dưỡng sữa chữa kịp thời các đoạn đường quốc lộ bị xuống cấp, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa, người và phương tiện, đây cũng chính tạo điều kiện cho địa phương dễ dàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư đến đầu tư ở địa phương mình. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên, các địa phương mới có điều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và chủ động chi đầu tư phát triển ở địa phương mình. MINH TRÍ
 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,091
  • Tháng hiện tại18,822
  • Tổng lượt truy cập41,199,423
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây