Tàu ngầm Trung Quốc, hình minh họa. |
Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/9 đăng bình luận của một "chuyên gia quân sự giấu tên" bác bỏ nhận định của tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canadar và hãng thông tấn Reuters về năng lực tác chiến lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam đăng tải tuần qua. Nhưng không dừng lại ở việc tranh luận học thuật, tờ báo này và viên học giả giấu mặt kia còn buông lời đe dọa nước láng giềng với thái độ hết sức khiêu khích.
Bài báo trên Reuters ngày 7/9 dẫn lời giới chuyên gia phân tích, Việt Nam đang xây dựng năng lực ngăn chặn Trung Quốc (bành trướng, xâm phạm) trên Biển Đông bằng lực lượng tàu ngầm của mình, buộc Bắc Kinh phải cân nhắc kỹ trước mỗi hành động.
(GDVN) - "Không ai nên đánh giá thấp Việt Nam, họ có một mối đe dọa rõ ràng và điều đó càng cung cấp cho họ thêm động lực", nhà phân tích Wezeman nhận xét.
Chưa bàn đến nội dung nhận định của các nhà phân tích và Reuters, nhưng bài báo đã cho thấy rõ mục đích rõ ràng của Việt Nam là ngăn chặn các hành động xâm nhập bất hợp pháp, xâm phạm vùng biển hợp pháp của Việt Nam từ phía Trung Quốc như những gì đã từng diễn ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên Thời báo Hoàn Cầu lại cố tình đổi trắng thay đen khi thay nội dung "ngăn chặn các hành động xâm nhập bất hợp pháp của Trung Quốc" thành "uy hiếp Trung Quốc". Bài báo trên Reuters không hề thể hiện ý Việt Nam uy hiếp ai.
Mặt khác xét cả về lý thuyết lẫn thực tế, nửa thế kỷ qua chỉ có Trung Quốc hung hăng uy hiếp láng giềng chứ chưa thấy nước láng giềng nào nhỏ hơn mà lại nổi gân uy hiếp Trung Quốc cả. Rõ ràng tờ báo này dùng thủ đoạn ngôn từ lật lọng hòng bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam, cố gắng tô vẽ Việt Nam thành một quốc gia hiếu chiến "đe dọa, uy hiếp" cả Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự giấu mặt nói với Thời báo Hoàn Cầu, do thời gian Nga chế tạo tàu ngầm Kilo 636VM cho Việt Nam khá muộn nên có thể một số ít các công nghệ, kỹ huật được thay mới, nhưng về các tham số chủ yếu không khác tàu ngầm Kilo 636 mà Nga bán cho Trung Quốc là mấy.
Trong khi đó vài năm qua, công nghiệp tàu ngầm của Trung Quốc đã phát triển nhảy vọt, có rất nhiều kỹ thuật công nghệ Trung Quốc "chẳng thua kém gì Nga", hơn nữa lại có thể tự tiến hành nâng cấp nên việc Reuters, Kanwa (hôm nay thêm cả The Diplomat) nhận định tàu ngầm Kilo của Việt Nam tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo Trung Quốc là thiếu cơ sở.
Từ đánh giá này, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời viên chuyên gia Trung Quốc nói trên cho rằng đối với 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam, Bắc Kinh xem trọng về chiến thuật, nhưng xem thường về chiến lược. Theo tờ báo và học giả Trung Quốc, tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể tăng cường được năng lực trinh sát, nhưng bản thân khả năng giấu mình của tàu ngầm rất lớn, tấn công bất ngờ, ngay cả biên đội tàu sân bay của Mỹ đang diễn tập mà còn bị tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân của nước đồng minh đột phá.
(GDVN) - Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại với vũ khí ngày càng chính xác, sử dụng ngày càng nhiều tên lửa thì không còn ranh giới giữa kẻ mạnh và người yếu.
Thời báo Hoàn Cầu thừa nhận, năng lực chống tàu ngầm của hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn còn hạn chế, rất nhiều trang thiết bị chống ngầm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. "Nhưng chỉ mấy chiếc tàu ngầm của Việt Nam không dọa nổi Trung Quốc, càng không có chuyện tàu ngầm Việt Nam có thể phong tỏa cảng Á Long trên đảo Hải Nam theo như bình luận của tờ Kanwa", Hoàn Cầu nhận xét.
Chuyên gia Trung Quốc tỏ ra xem thường lực lượng tàu ngầm Việt Nam khi cho rằng "trình độ huấn luyện thấp, khả năng vận dụng chiến thuật kém", nên dù 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Việt Nam có phát huy cả 100% sức chiến đấu cũng không có mấy ảnh hưởng thực chất đến thực lực của hải quân Trung Quốc. Lý giải cho nhận định chủ quan của mình, viên học giả Trung Quốc cho rằng để đánh giá 1 quân đội mạnh hay yếu không thể chỉ dựa vào một vài thứ vũ khí trang bị.
Học giả này cho rằng, trong chiến tranh hiện đại tham chiến là cả một hệ thống, quyết định sức chiến đấu tổng hợp cao hay thấp hoàn toàn không phải dựa vào một vài món vũ khí. Dù về tổng thể, khoảng cách có thể làm tiêu hao thực lực quân sự Trung Quốc khi so sánh với ưu thế tổng thể của Việt Nam, nhưng năng lực tấn công chính xác, tấn công ngầm của Trung Quốc thì Việt Nam "so không kịp", học giả Trung Quốc bình luận. Một khi nổ ra xung đột, quân đội Trung Quốc không ngồi chờ để tàu ngầm Việt Nam có thể phong tỏa cảng Á Long.
Việt Nam sẽ không lơ là mất cảnh giác trước âm mưu bành trướng, thủ đoạn thâm độc của láng giềng. |
Mặt khác, viên học giả Trung Quốc nhấn mạnh rằng thao tác vận hành của lực lượng tàu ngầm Việt Nam còn cần phải có thông tin tình báo, chỉ huy và liên lạc cũng như các thông số thủy văn. Theo học giả này, những yếu tố trên quan trọng không kém so với bản thân tàu ngầm, đơn giản nhất như số liệu thủy văn các vùng biển tác chiến, khả năng Việt Nam cũng còn phải mất một khoảng thời gian nữa mới có.
(GDVN) - Quyết định mua tàu ngầm của chính phủ Việt Nam và kết hợp chúng với chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng đã được chứng minh là đúng đắn.
Kết luận vấn đề, chuyên gia này cho rằng nếu cứ theo cách so sánh của Reuters, Kanwa thì ngay cả tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng không dám động vào lực lượng tàu ngầm Việt Nam, một cách ví von không ăn nhập gì với nội dung tranh luận mà lại mang đậm màu sắc khiêu khích, chọc gậy bánh xe. Thời báo Hoàn Cầu và viên chuyên gia Trung Quốc giấu mặt kết luận, bài báo của Reuters và Kanwa "chỉ là trò câu khách"?!
Nhưng không chỉ có vậy, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời viên chuyên gia lớn giọng đe dọa Việt Nam: "Người Việt nên tự biết nhận thức thực lực của mình, về điểm này Việt Nam đã từng nếm qua bài học đau đớn, nên hiện tại cần càng phải tỉnh táo"!?
Đúng là Việt Nam đã từng phải trải qua những bài học đau đớn khi láng giềng phản bội, đánh úp sau lưng. Và dù viên học giả Trung Quốc giấu mặt kia có không nói, thì người Việt vẫn luôn tỉnh táo, nhưng là tỉnh táo trước âm mưu, dã tâm bành trướng lãnh thổ, thôn tính lợi ích của láng giềng chứ không phải "tỉnh táo không dám chống trả" những ngón đòn tấn công nham hiểm, dù đối phương có mạnh hơn mình về cơ bắp.
Bài báo của Reuters cũng đã phản ánh rất rõ, Việt Nam phát triển lực lượng tàu ngầm là để phòng thủ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam chứ không nhằm uy hiếp ai. So sánh thực lực quân sự là việc của giới chuyên gia, các nhà phân tích. Phản ánh điều đó không có nghĩa là Việt Nam muốn chiến tranh, ngược lại Việt Nam tha thiết mong muốn hòa bình, nhưng cũng không lơ là mất cảnh giác trước mọi tình huống, đặc biệt khi có kẻ luôn rình rập sau lưng - PV.
Nguồn tin: Giaoduc.net.vn