Cách nhận biết vàng 'rởm' xuất hiện ở Việt Nam

Thứ tư - 18/11/2015 03:27 773 0
Là đơn vị thu được những mẫu 'vàng lạ' và qua thời gian nghiên cứu, ngày 17.11, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji đã công bố những kết quả ban đầu để người tiêu dùng cũng như giới kinh doanh vàng nhận biết tránh những thiệt hại kinh tế khi mua trúng loại vàng 'rởm' này.
Số vàng 'rởm' cơ quan công an thu giữ - Ảnh công an cung cấp
Ông Dương Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối sản xuất kỹ thuật Doji cho biết: "Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên mẫu “vàng lạ” thu được trên thị trường trong thời gian vừa qua, đây là một dạng vật liệu đặc biệt khác với Volfram thông thường. Vì Volfram thông thường khó hòa tan trong vàng với hàm lượng lớn, đồng thời nó có thể bị phát hiện bằng một số phương pháp".
Volfram có tỷ trọng rất gần với vàng ( d(W) = 19,3 g/cm3, d(Au) = 19,32 g/cm3) và nhiệt độ nóng chảy cao hơn rất nhiều (Tonc(W) = 3.410 độ C, Tonc(Au) = 1.063 độ C). Do đó khi độn Volfram trong vàng sẽ không xác định được bằng phương pháp cân tỷ trọng. Tuy nhiên Volfram không hòa tan được trong vàng nên chỉ có thể sử dụng phương pháp “bọc vàng”. 
Cách nhận biết vàng 'rởm' xuất hiện ở Việt Nam - ảnh 1
Do Volfram không hòa tan được trong vàng nên có thể sử dụng phương pháp “bọc vàng” để nhận biết vàng thật - giả - Ảnh: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cung cấp
Do nhiệt độ nóng chảy của Volfram cao hơn vàng rất nhiều nên trong quá trình bọc Volfram không bị chảy ra và vẫn giữ nguyên được hình dáng ban đầu của “lõi”. Phương pháp này có thể phát hiện được nếu cắt sản phẩm ra hoặc nấu chảy toàn bộ khối vàng ra, ông Tuấn cho biết.
"Chúng tôi đang kiểm tra và nghiên cứu một số mẫu “vàng lạ” bằng các phương tiện máy móc khoa học hiện đại. Theo chúng tôi, vàng giả ở đây được chế bằng cách cho một loại “bột” kim loại mịn gồm các kim loại nặng trong nhóm Pt. Cụ thể là Ru (Ruthenium), Os (Osminum), Ir (Irridium) - gọi tắt là ROI. Các kim loại này đều không tạo hợp kim với vàng, vì vậy chúng chỉ tồn tại trong vàng miếng dưới dạng tạp chất cơ học giống như các hạt sạn màu ánh kim. Khi đo kiểm tra hàm lượng vàng bằng phổ kế X-quang cũng xác định được có các thành phần như vậy", ông Tuấn nói.

TÊN MẪU

Au

Ag

Cu

Zn

Ir

Os

Ru

Fe

Mặt trên

87.32

8.77

1.62

1.06

0.44

0.28

0.24

0.27

Mặt đáy

84.75

9.17

1.03

0.36

0.84

0.55

0.49

2.79

Mặt cắt ngang

74.03

7.56

2.36

1.46

6.67

5.11

2.01

0.79

Khi đo kiểm tra hàm lượng vàng bằng phổ kế X-quang xác định được có các thành phần như bảng trên
Cách kiểm tra vàng "rởm"
Từ những kết quả trên, ông Dương Anh Tuấn cho hay có một số phương pháp xác định vàng “rởm”. Trước hết khi pha hàm lượng lớn trong vàng thường tạo ra bề mặt không thật sáng bóng, sạch sẽ và dễ xuất hiện các dạng hạt “sạn”. Trong một số trường hợp, khi nấu lại sẽ thấy sạn xuất hiện nhiều hơn dưới đáy. Có trường hợp sau khi nấu, xuất hiện những mảng màu trắng ở bề mặt đáy, dưới dạng lớp rất mỏng, đo X-quang vẫn khó phát hiện sai khác, khi nấu lại thì lớp này không còn nữa. Khi cắt ngang miếng vàng và kiểm tra dưới kính hiển vi kim cường độ phân giải cao có thể phát hiện một số dấu vết “lạ” rất nhỏ bên trong. Đó có thể là bằng chứng để nghi ngờ và cần kiểm tra kỹ hơn bằng phương pháp bổ sung.
Cách nhận biết vàng 'rởm' xuất hiện ở Việt Nam - ảnh 2
Khi nhìn bề mặt bên ngoài của “vàng lạ” và vàng bốn số 9, bề mặt “vàng lạ” không bóng mịn và có xuất hiện những hạt lấm tấm khác với bề mặt của vàng bốn số 9 (trong ảnh hình bên trái là “vàng lạ”, hình bên phải là vàng bốn số 9) - Ảnh: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cung cấp
Ông Dương Anh Tuấn nhận định: “Đây là hiện tượng mới và có tính chất tinh vi, công nghệ cao, xuất phát từ nước ngoài, khó phát hiện nên người tiêu dùng và giới kinh doanh vàng đặc biệt cẩn trọng trong mua bán, giao dịch".
"Để tránh bị thiệt hại về tài chính, khi giao dịch, các chủ tiệm vàng cũng như người dân cần chú ý tới các phương pháp kiểm tra về cảm quan, các yếu tố nguồn gốc, xuất xứ, độ tin cậy và uy tín của bạn hàng, khách hàng. Sau đó thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp kiểm tra đo đạc khác nhau để giám định và đánh giá chất lượng tuổi vàng như: soi bề mặt, đo tỷ trọng, phổ kế X-quang có độ chính xác cao. Khi cảm thấy nghi vấn nhưng chưa đủ điều kiện trang thiết bị máy móc cho việc giám định thì nên tới các đơn vị có đủ điều kiện tiêu chuẩn, sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao để giám định sâu hơn”, ông Dương Anh Tuấn tư vấn.
Cách nhận biết vàng 'rởm' xuất hiện ở Việt Nam - ảnh 3
Khi chụp phóng đại dưới kính hiển vi, cấu trúc bề mặt “vàng lạ” có dạng hạt khá rõ (hình bên trái), rất khác so với bề mặt của vàng bốn số 9 (hình phải) - Ảnh: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cung cấp
Cách nhận biết vàng 'rởm' xuất hiện ở Việt Nam - ảnh 4
Khi cắt ngang mẫu vàng giả, độ dẻo của vàng kém hơn, vàng giòn hơn khi bấm chưa hết kiềm đã gãy, trên bề mặt cắt soi kính hiển vi xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng khá rõ - Ảnh: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cung cấp

Thanh Xuân

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay3,017
  • Tháng hiện tại47,122
  • Tổng lượt truy cập41,427,451
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây