Cận cảnh mùa kiếm sống của người sơn cước

Thứ ba - 06/01/2015 01:35 2.790 0
Tôi nhận ra sự thuần khiết và an lành sâu thẳm của cuộc sống nương tựa thiên nhiên, mà ở đó trời đất tạo ra của cải cho con người tồn tại.

 

182anh-nguyen-hang-tinh-HJJX.jpg

Một cô gái K’ho ở xã Tam Bố, Dinh Linh(Lâm Đồng) làm nghề cất cá chuyên nghiệp, để ăn và để bán kiếm tiền. - Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

Ngược lại với mùa khô tàn khốc thì mùa mưa là mùa sự sống trỗi dậy khắp mọi ngóc ngách của núi rừng Tây Nguyên. 
Giữa vạn vật mênh mông của mẹ rừng, những sản vật chạm nhẹ, dè sẻn tỉa, lẩy ra từ rừng là cách sử dụng thiên nhiên thông minh. Không cưỡng bức, dọn sạch những ngọn núi, dải rừng nguyên sinh và lòng tham con người không vô độ, cứ chừng mực mà nương theo sự tái tạo tự nhiên theo quy luật vận chuyển mưa - nắng của vũ trụ thì hẳn con người “ăn” hoài cỏ cây, sinh vật không hết. 
 
Và xung đột là chuyện khó xảy ra. 
 
17c2-anh-nguyen-hang-tinh-rxtx.jpg
 
Đó là kiểu kiếm sống bền vững “thuận theo tự nhiên” mà nhân loại tinh tế ngày nay đang cố gắng khuyên nhau học lấy minh triết ấy, quay lại, về chữ nghĩa được gọi tên là Pantheism (phiếm thần). 
 
Hẳn khi Georges Condominas - nhà dân tộc học hàng đầu về Tây Nguyên - đã thấu hiểu lối sống cùng nền nông nghiệp chan hòa với tự nhiên này nên đã xúc cảm và trân trọng gọi nó là “Chúng tôi ăn rừng” - “ăn” rừng chứ không phải “phá” rừng, dọn trắng rừng, là biết lấy đi cái biết chắc sẽ tàn lụi và sẽ sinh ra trở lại ngay đấy. 
 
Còn cái cơ bản là rừng (hệ sinh thái) vẫn nghiên mình gìn giữ để nó sừng sững, tiếp tục tạo ra của cải.
 
Mùa mưa năm 2014 này, họ - một bộ phận những người bản địa ở miền vốn sơn nguyên này vẫn sống thuần hậu theo truyền thống vốn thế. Những sản vật người Mạ, K’ho, M’nông, Ê Đê, J’rai… tỉa ra bên tầng dưới của lớp “nguyên sinh” họ gọi là “lá cây, con vật ăn được”, còn các nhà lâm sinh hàn lâm gọi bằng thuật ngữ “lâm sản phụ”. “Lâm sản phụ” nhưng là cuộc tồn tại, sự sống cơ bản của họ. Ở đó họ có sự vất vả, cơ cực, chòi đạp nhưng lại có một kiểu hạnh phúc, an lạc của họ.
 
Đừng dùng nhận thức sống đô thành để áp chiếu lối sống sơn nguyên, cũng đừng dùng phép tắc lý trí để phán xét kiểu sống thuần khiết trước tự nhiên. 
 
Với cuộc sống hỗn tạp và xáo động dữ dội bên ngoài dĩ nhiên cũng sẽ xuất hiện những kiểu “chơi” không đẹp, không ứng xử triệt để nguyên tắc tôn trọng Mẹ rừng khi “ăn rừng”, ngày nay. 
 
Giữa buổi rừng còn ít như hiện nay (ai cũng biết không phải lỗi của họ), có thể trong chúng ta có người nghĩ về việc “ăn” rừng của họ với những kiểu nhìn khác nữa. Nhưng mà biết làm sao, sự thật nó đang như thế, một phần dòng chảy cuộc sống ở Tây Nguyên. 
 
Giản dị nhất, ta gọi nó là nền “nông nghiệp sạch” nguyên bản, với thảo mộc, cây cỏ không thuốc bảo vệ thực vật, là nền thương mại hồn nhiên, “lẩy” ra từ rừng - mẹ rừng ban tặng. 
 
Ngôn từ sẽ không thể là công cụ chuyển tải đủ đầy về sự sinh động của một cuộc sống thật và ý vị đang diễn ra trên khắp (làng) bon, buôn, plei này được nên cho tôi được dùng nguyên hình ảnh để “kể” câu chuyện “ăn” rừng vào mùa mưa Tây Nguyên mà mình lãng du chung sống trên những núi non, đặt chân tới…
 
1aanh-nguyen-hang-tinh-aqkr.jpg
 
30aanh-nguyen-hang-tinh-xelq.jpg
 
Như Ka Dôi là một người mẹ trẻ Châu Mạ kiếm sống bằng cách đi lấy măng ở vùng rừng giáp ranh giữa Bảo Lộc và Đạ Huoai (Lâm Đồng).
 
21aanh-nguyen-hang-tinh-sxwb.jpg
 
17b2anh-nguyen-hang-tinh-jqys.jpg
 
Như khi trời có mưa, cá trong các đầm lầy ở rừng Nam Ka xuất hiện nhiều. Và người phụ nữ M’Nông này cứ thế đi xúc. Cô bảo “sinh hoạt” này là bình thường và không chỉ riêng cô.
 
2canh-nguyen-hang-tinh-votf.jpg
 
2banh-nguyen-hang-tinh-exge.jpg
Những người phụ nữ Ê Đê này sống ở buôn Kdun, xã Ea Bur, ngoại ô Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hái những cụm phong lan này từ những cánh rừng ở Cư Mnga, buôn Đôn, rồi mang lên Buôn Ma Thuột bán cho thị dân.
 
3anh-nguyen-hang-tinh-eqvk.jpg
Sau lưng người phụ nữ Ê Đê ở cao nguyên Đắk Lắk này là những búp chuối rừng và sản vật khác của rừng.
 
4aanh-nguyen-hang-tinh-ttlz.jpg
Một cụ bà J’rai đi lấy măng trong rừng tre ở Chư prông, huyện Chư prông (Gia Lai).
 
5anh-nguyen-hang-tinh-clse.jpg
Người phụ nữ M’nông ở buôn Trấp (xứ Lắk, huyện Lắk (Đắk Lắk) lấy bông súng tím, sen trắng trong rừng về để đưa lên huyện bán cho người phố huyện chưng, ăn.
 
6anh-nguyen-hang-tinh-hbqf.jpg
Còn chàng thanh niên M’nông ở xã Krông Nô (huyện Lắk, Đắk Lắk) thì đi lấy những dây mây chỉ từ trong rừng sâu Krông Nô về để bán cho những Nhà sản xuất hàng mây tre xuất khẩu ở TP.HCM.
 
7anh-nguyen-hang-tinh-hkre.jpg
Cô gái Mạ ở xã Da Bri (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) đi hái lá bép (nhip, tiếng Mạ) - một loại lá cây rừng nấu món canh ăn vào rất thơm, ngọt của người Tây Nguyên mà nay người Kinh cũng rất mê.
 
8anh-nguyen-hang-tinh-dlme.jpg
Người đàn ông ở cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) chuyên đi lấy những cây Dương xỉ thân mộc (Dớn) này từ rừng xa xôi Gia Bắc, Sơn Điền, nơi giáp ranh với tỉnh Bình Thuận rồi về bán cho những người Đà Lạt xuống mua băm vụn ra làm giá thể trồng địa lan.
 
10aanh-nguyen-hang-tinh-umtb.jpg
 
10banh-nguyen-hang-tinh-pkii.jpg
Người phụ nữ Cill ở buôn K’long(huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đi lấy những cành cây có vị thuốc trong rừng Da B’was nằm trên dãy núi cao trong vùng.
 
11anh-nguyen-hang-tinh-oibs.jpg
Những thanh niên người Cill ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đi bắt cá trong rừng có con suối Da Tam vào những ngày có mưa, nước suối dâng lên.
 
12anh-nguyen-hang-tinh-dqae.jpg
Người thanh niên M’Nông ở buôn Trí, huyện Lắk, Đắk Lắk này trở về sau một đêm giăng bắt cá tôm và canh lưới trong các suối lớn trong rừng xa.
13anh-nguyen-hang-tinh-gudm.jpg
 
Bà Ka Hai, một phụ nữ K’ho mang những thảo mộc “ăn được” từ rừng Di Linh xuống bán cho thị dân ở Thành phố Bảo Lộc. Người phụ nữ sắc tộc K’ho này còn tìm ít ngo về bán cho thị dân Bảo Lộc nhóm bếp.
 
Lá bép_rau xanh truyền thống của sắc dân bản địa Tây Nguyên giờ trở thành rau sạch “đặc sản” với người Kinh nơi phố thị B’lao. Bà Ka Hai bảo rất tự hào khi “truyền bá” rau này đến cộng đồng không phải bản địa.
 
15anh-nguyen-hang-tinh-ntmj.jpg
Một thiếu niên K’ho gùi ngo (phần gỗ có dầu của cây thông mà người ta dùng để nhen bếp) này từ rừng Lạc Dương (xã Da Nhim, huyện Lạc Dương) Lâm Đồng ra bán cho người thành phố du lịch Đà Lạt.
 
19anh-nguyen-hang-tinh-bqqz.jpg
Cứ mưa về, ốc từ suối, đầm trong rừng bỗng trở thành hàng hóa, bày ra các chỗ đông dân cư, sau khi được người K’ho ở buôn Dông Do (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đi bắt về.
 
20anh-nguyen-hang-tinh-gwlx.jpg
Bà già người K’ho này đưa nhiều thảo mộc kiếm được từ rừng rẫy ra quốc lộ 20 đoạn chạy qua buôn Dong Do ở Di Linh để bán cho khách bố phương qua lại. Từ tự tiêu, hoặc trao đổi nội trong cộng đồng, nay họ đã biết xem lâm sản dưới tán rừng là hàng hóa. Rõ là một sự thích ứng và nhạy bén bất ngờ với thời cuộc, kinh tế thị trường ở người sơn nguyên vốn truyền thống không thạo buôn bán.
 
22anh-nguyen-hang-tinh-vjxx.jpg
Một đôi vợ chồng K’ho trẻ rủ nhau đi bắt cá trên suối lớn Da Dơng.
 
23anh-nguyen-hang-tinh-istf.jpg
Những con lươn trong khe núi, đầm lầy được người phụ nữ K’ho ở Di Linh bắt lên, đưa về bán kiếm tiền cho con ăn học, mua gạo muối, cá biển…
 
24anh-nguyen-hang-tinh-aelt.jpg
Những trái khổ qua rừng với, giờ đây người bản địa Tây Nguyên biết không chỉ là loài rau xanh ngon miệng mà còn là vị thuốc chữa bệnh (tiểu đường).
 
Và họ cũng biết cây mặc nhân có nhiều dưới tán rừng thấp này còn dùng làm thuốc chữa bệnh gan hiệu quả nhất, nên kiếm về bán cho những cộng đồng khác. Đôi khi những con cua núi ở Đắk Lắk cũng được bán vào mùa này..
 
Và đó đích thị là những loại thực phẩm, vị thuốc sạch - vì của núi rừng, do tay đồng bào sơn cước vốn “ghét” thuốc trừ sâu thì làm sao không “sạch” tuyệt đối!
 
32anh-nguyen-hang-tinh-dbbs.jpg
Và mùa mưa, cũng là khi “Giọt nước” (bến nước - lấy nước sâu trong lòng đất nơi thung lũng) trong rừng tha hồ nước ngọt lành. “Giọt nước” sống động này của người Ê Đê buôn K’Mơrông Prông, xã Ea Tu, nằm giữa huyện Krông Pach với thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
 
Theo NGUYỄN HÀNG TÌNH (Một Thế Giới)
 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,680
  • Tổng lượt truy cập41,126,483
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây