Còn "ngoại giao không có lưới" là chỉ các cuộc đàm phán, hoạt động trọng tài mà kết quả không thể hoàn toàn nắm chắc trước, cùng với một số hoạt động chính trị trong nội bộ một số tổ chức quốc tế.
Trên phương diện "ngoại giao có lưới", những năm gần đây, ngoại giao Trung Quốc đã hoạt động rất tích cực, công tác ngoại giao rất thành thục, các loại hội nghị thượng đỉnh và hoạt động cỡ lớn do Trung Quốc tổ chức đều hoàn thành rất theo ý đồ của Bắc Kinh.
Nhưng, vụ kiện trọng tài lần này là một ví dụ điển hình của "ngoại giao không có lưới". Sở dĩ gọi là "không có lưới" là do kết quả ngoại giao không biết được trước khi tham gia, thậm chí khó đoán, là kết quả của sự tương tác và đánh cờ giữa hai bên hoặc nhiều bên, là một quá trình cần tranh thủ và nỗ lực.
Ngoại giao có lưới thường có thể tự lựa chọn thời gian, địa điểm và phạm vi tham gia, thậm chí chọn người. Còn ngoại giao không có lưới thường gặp thách thức, có thể phải từ bỏ sân nhà, đến môi trường không quen thuộc để giao thiệp với người lạ.
Trung Quốc sở dĩ đưa ra quyết định không tham gia vụ kiện một phần rất lớn là do không quen với một loại hình thức "ngoại giao không có lưới" như vậy.
Trung Quốc đã quen với sự bảo hộ của ngoại giao có lưới, thực sự không quen với những thủ tục mà kết quả không thể đoán trước, quá trình không thể nắm bắt.
Điều này còn có một quan hệ biện chứng liên quan đến sự thực và quan điểm. Chúng ta đều biết đến sự khác biệt giữa sự thực và quan điểm. Nhưng, trong đời sống hiện thực, Trung Quốc thường làm xáo trộn sự khác biệt đó hoặc lấy quan điểm thay thế cho sự thực hoặc vì quan điểm mà lựa chọn sự thực.
Đối với ngoại giao và quan hệ quốc tế, mọi người có thể có các quan điểm khác nhau, nhưng quan điểm cần dựa trên nhận thức, đánh giá và phán đoán đúng đắn về sự thực, chứ không phải là có quan điểm trước.
Quan hệ quốc tế không phải là kiến thức dông dài, mà là lý luận và thực tiễn về nhận thức và phán đoán những sự thực cơ bản của các vấn đề quốc tế.
Vấn đề lớn nhất trong lĩnh vực này của Trung Quốc là do Trung Quốc quá mê muội với quan điểm, theo đuổi và tín ngưỡng đối với quan điểm làm cho mọi người đã quên đi việc tìm kiếm và phân tích đối với sự thực và chân tướng.
Trong thời đại mà ai cũng là nhà chiến lược, mở miệng là chiến lược lớn, lịch sử lớn và cục diện lớn, bổn phận của học giả quan hệ quốc tế là giúp đất nước và người dân hiểu được sự thực của các vấn đề quốc tế, chứ không phải đơn giản cung cấp quan điểm hoặc căn cứ vào quan điểm cụ thể để tìm kiếm căn cứ sự thật tương ứng.
Học giả quan hệ quốc tế cần đối mặt với sự thật, nghe thật nói thật. Nếu coi thường sự thực và đổi trắng thay đen trở nên phổ biến thì sẽ là điềm xấu của quốc gia - đó chính là thứ Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt.
Nguồn tin: viettimes