Coi chừng người lớn là... “thủ phạm”

Thứ năm - 05/06/2014 20:33 879 0
Mùa hè là mùa của nhiều loại bệnh lây nhiễm nên các bệnh viện (BV) nhi cũng đông hơn

Trong đó, không hiếm những trẻ là anh chị em một nhà, là bạn thân trong xóm… phải lần lượt vào BV dù các phụ huynh đã rất kỹ lưỡng vệ sinh nhà cửa, đồ chơi để phòng bệnh.

Theo các chuyên gia, một vài sơ sót trong quá trình chăm sóc trẻ bệnh, trẻ lành và việc chưa hiểu rõ về đường lây truyền của từng loại bệnh là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, TP HCM, các bệnh lây nhiễm thường gặp trong mùa hè này có thể kể đến tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, sởi… Đường lây truyền của từng loại bệnh khác nhau nên việc cách ly, phòng lây nhiễm từ trẻ bệnh sang trẻ lành cũng phải tùy từng bệnh. Chẳng hạn như thủy đậu, quai bị lây qua đường hô hấp; tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa

Qua thực tế điều trị, BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc BV Nhi Đồng 1, cho biết nhiều trường hợp phụ huynh đã vệ sinh kỹ sàn nhà, đồ chơi… theo khuyến cáo củangành y tế nhưng vẫn không tránh được tình trạng bé này bệnh, bé kia bệnh theo trong những gia đình có nhiều con. Theo ông, một trong những “trung gian” hay bị bỏ sót nhất là… người lớn; ngoài ra còn có thể là tay nắm cửa, khăn lau chung, các vật dụng ăn uống… “Chế biến thức ăn và giúp trẻ ăn là những công đoạn thường gặp mà người lớn có thể mang mầm bệnh từ trẻ này sang trẻ khác, nhất là ở những bé còn quá nhỏ. Vì thế, ngoài việc rửa tay đúng cách trước khi chăm sóc từng trẻ, có thể cho bé lành ăn trước, bé bệnh ăn sau, nhất là ở những bệnh lây qua đường tiêu hóa. Các bệnh lây qua đường hô hấp thường cũng lây qua các chất tiết khi hắt hơi, sổ mũi nên cũng cần lưu ý. Ở nhiều căn bệnh, người lớn hoặc trẻ lớn hơn dù đã bị nhiễm mầm bệnh từ trẻ bệnh nhưng không phát bệnh, tuy nhiên, mầm bệnh này vẫn có thể truyền và gây bệnh cho trẻ nhỏ khác khi tiếp xúc” - BS Tiến cho biết.

Giai đoạn lây lan mạnh nhất của một số bệnh nhiễm lại là giai đoạn đầu khi trẻ mới có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi…, chưa hề có biểu hiện đặc trưng trên da nên phụ huynh có thể cho là cảm cúm thông thường. Ví dụ như thủy đậu, nhiều phụ huynh phát hiện sang thương da trên cơ thể trẻ mới bắt đầu đề phòng thì đã trễ. Nhiều người lại nhìn vào sang thương mà nghĩ rằng bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với những bóng nước đó. Thực ra, bệnh này lại lây qua đường hô hấp và lây mạnh nhất ở giai đoạn đầu (chưa xuất hiện sang thương), vì vậy tốt nhất nên nghĩ đến việc phòng bệnh ngay từ những cơn sốt, ho hay cái hắt hơi đầu tiên.

Anh Thư

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay5,652
  • Tháng hiện tại60,420
  • Tổng lượt truy cập41,241,021
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây