Cư Jut trên 20 năm hình thành và phát triển

Thứ ba - 22/10/2013 05:52 2.448 0
Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số: 227/HĐBT, ngày 19/06/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thực hiện Nghị quyết số: 22/2003/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Nghị định số 04/2004/NĐ- CP, ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính Tỉnh Đăk Lăk, Huyện Cư Jút trở thành một trong 8 huyện, thị của tỉnh Đăk Nông, với diện tích tự nhiên của huyện trên 72.028 ha.

 

Cư Jút là huyện có tiềm năng và lợi thế để phát triển Kinh tế - Xã hội, là vùng đất được trải đều trên một địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu,  phù hợp với nhiều loại cây trồng như: Cà phê, Cao su, bông vải, mía, đậu đỗ các loại... Huyện có quốc lộ 14 đi qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa với các huyện trong tỉnh cũng như trong cả nước. Huyện Cư Jút hiện có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 07 xã và 01 thị trấn gồm: 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố, trong đó có 10 buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Năm 1990 khi mới thành lập, toàn huyện có gần 20.000 người đến nay đã có trên 95.000 người với 25 dân tộc anh em  cùng chung sống.

Một khu dân cư huyện Cư Jut

 Thời kỳ đầu mới thành lập huyện Cư Jút gặp không ít khó khăn , nhưng dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I, II, III, IV, V đã từng bước vận dụng đường lối chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh vào tình hình thực tế huyện nhà. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vận dụng và phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự quan tâm tạo điều kiện của các Sở, Ban ngành của tỉnh, tích cực khai thác mọi thế mạnh tiềm năng và nguồn lực sẵn có, phát huy nội lực, phấn đấu giành thắng lợi tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và trong đời sống kinh tế, xã hội.

  Từ một nền kinh tế du canh, du cư với phương thức canh tác lạc hậu, đến nay đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trong huyện Cư Jút đã biết làm thủy lợi, trồng lúa nước và các loại cây nông sản, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đời sống của đồng bào không ngừng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt trên 15%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, CN - xây dựng cơ bản chiếm 53%, nông lâm nghiệp 22%, thương mại dịch vụ 25%, giá trị tổng sản phẩm đạt 1.400 tỷ đồng.

Hoạt động văn hoá - xã hội có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 14,5 triệu đồng/người/năm. Sản xuất từ chỗ mang tính thuần nông, du canh du cư, tự cung tự cấp nay đã chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm trên 40.000ha, sản lượng đậu đỗ đạt trên 45.000 tấn, sản lượng lương thực đạt trên 64.000 tấn. Sản xuất CN-TTCN, xây dựng và thương mại dịch vụ được chú trọng đầu tư nên phát triển khá toàn diện. Từ khi mới thành lập ngành công nghiệp - hầu như chưa có gì, đến nay ngành CN-TTCN toàn huyện đã có 539 cơ sở sản xuất, bên cạnh có Khu công nghiệp Tâm Thắng diện tích 181ha đến nay đã có trên 30 dự án đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng với tổng giá trị đầu tư đạt gần 1000 tỷ đồng, nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từng bước phát huy được hiệu quả, lấp đầy gần 80% diện tích Khu công nghiệp của tỉnh, tạo việc làm ổn định cho trên 1.000 lao động tai địa phương. Trong những năm qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện phát triển khá tốt, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, hàng năm huy động vốn của toàn xã hội đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 30-35 tỷ đồng, đặc biệt là huy động nhân dân trong việc hiến đất, tài sản trên đất để làm đường giao thông nông thôn ước giá trị lên tới trên 15 tỷ đồng, mỗi năm lại có hàng chục công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng phát huy tốt hiệu quả, tạo cho bộ mặt của huyện có nhiều khởi sắc theo hướng CNH, HĐH Nông nghiệp, nông thôn. Đến nay toàn huyện có 100% thôn, buôn, bon tổ dân phố đã có điện với 98% số hộ sử dụng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, trên 40% mạng lưới đường giao thông liên xã, liên thôn được nhựa hoá, bê tông hoá; gần 90% dân số đang sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, 100% số buôn, bon của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hầu hết các tuyến đường nội buôn, bon đã được nhựa hoá.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ, qui mô, mạng lưới trường lớp các cấp học, bậc học được mở rộng. Hiện toàn huyện có  46 trường và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, có trên 739 lớp với trên 21.000 học sinh, bình quân 4,5 người có một người đi học; tỷ lệ huy động trẻ em đến trường đạt 98%; 96% phòng học được kiên cố hoá, không còn tình trạng học ca 3; có 11 trường đạt chuẩn Quốc gia. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2008, đến năm 2009 đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Hưởng ứng cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", đến nay toàn huyện có 95 % cơ quan, 80% thôn, buôn, bon, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 85% số hộ đạt gia đình văn hóa, đã có 02 xã đạt xã văn hoá. Hệ thống truyền thanh, truyền hình huyện và cơ sở tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng kỹ thuật, thiết bị. Đến nay toàn huyện đã phủ sóng đài phát thanh và truyền hình, trên 90% thôn, buôn, bon, tổ dân phố được nghe công tác tuyên truyền của hệ thống Đài truyền thanh huyện và xã, thị trấn.

    Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội ngày càng đảm bảo. Hàng năm đều tuyên truyền vận động xây dựng tốt qũy đền ơn đáp nghĩa. Qũy "vì người nghèo" đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 71 căn nhà tình nghĩa trị giá trên 1 tỷ đồng; làm 318 căn nhà đại đoàn kết bình quân mỗi căn nhà hỗ trợ từ 10 - 15 triệu đồng. Việc xoá nhà tạm, nhà dột nát đã được quan tâm đúng mức, huyện đã tổ chức huy động các doanh nghiệp, lực lượng cán bộ công chức, viên chức và cộng đồng dân cư đóng góp được trên 2 tỷ đồng cùng với vốn hỗ trợ theo Quyết định 167 của Chính phủ để hỗ trợ cho các hộ xây dựng được 179 căn nhà dột nát. Trong những năm qua huyện CưJút luôn luôn quan tâm đến việc ổn định đời sống và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chương trình trọng điểm của Chính phủ như chương trình 168, chương trinh 132, 134, 135 giải quyết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào, chương trình nước sinh hoạt tập trung cũng được đầu tư xây dựng, ngoài ra hàng năm còn hỗ trợ các loại cây, con giống, vốn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế dân sinh cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lọi cho đồng bào có đạo thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng tôn giáo. 

 Cùng với phát triển Kinh tế - Xã hội, công tác xây dựng Đảng và tổ chức cán bộ được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Những ngày đầu mới thành lập toàn huyện mới có 03 tổ chức cơ sở Đảng với 70 đảng viên, đến nay có 31 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó gồm 12 Đảng bộ, 19 Chi bộ trực thuộc, 220 Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở. Tổng số đảng viên toàn  Đảng bộ 2.368 đồng chí, trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm 27,85%, đảng viên nữ chiếm 28,7%, số đảng viên tăng gấp 33 lần so với đảng viên ngày mới thành lập huyện. Đã tập trung kiện toàn củng cố những tổ chức đảng yếu kém, xoá được các buôn, bon, tổ dân phố trắng đảng viên, trắng tổ chức đảng theo tinh thần Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh uỷ Đăk Nông. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tốt hơn sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quản lý điều hành của chính quyềnđịa phương.

Ghi nhận những thành tựu mà Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc huyện CưJút đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong thời gian qua, năm 2010 Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba cho nhân dân và cán bộ huyện Cư Jút. Năm 2012 được Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông tặng Cờ thi đua xuất sắc cho nhân dân và cán bộ huyện Cư Jút. Năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đư của Chính phủ cho nhân dan và cán bộ huyện Cư Jút vì đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2012 của tỉnh Đăk Nông. Đây là niềm vinh dự, tự hào của mỗi người dân huyện CưJút, từ đó  phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết xây dựng huyện Cư Jút trở thành địa phương vững mạnh về mọi mặt của tỉnh Đăk Nông.

Bài, ảnh: Hoàng Tám

Đài TT-TH Cư Jut

Nguồn tin: daknong.gov.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,550
  • Tháng hiện tại76,712
  • Tổng lượt truy cập41,257,313
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây