Đại gia phạm luật: Ai dám xử?

Thứ tư - 19/02/2014 00:04 1.018 0
Tình trạng các đại gia có tỉ lệ sở hữu ngân hàng ở mức cao hơn quy định vẫn còn rất nhiều. Đây là điều vi phạm các quy định. Tuy vậy nó đã tồn tại công khai từ lâu và chưa biết đến khi nào mới được xử lý dứt điểm.

Sở hữu vượt mức cho phép: Công khai cũng chẳng sao

Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vừa công bố báo cáo quản trị năm 2013. Theo đó, tỉ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên trong gia đình ông Trầm Bê không có thay đổi so với đầu năm ngoái và vẫn vượt so với quy định hiện hành với 2 thành viên mỗi người nắm giữ trên 5% cổ phần và tổng cộng cả gia đình nắm trên 20%.

Cụ thể, ông Trầm Bê vẫn là cổ đông cá nhân lớn nhất với tỉ lệ sở hữu 8,36% vốn điều lệ. Con trai ông Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) giữ 4,42% vốn điều lệ. Con gái Trầm Thuyết Kiều, Phó TGĐ Southern Bank cũng nắm số cổ phần tương đương 7,36% vốn. Chồng của Trầm Thuyết Kiều là ông Lê Trọng Trí cũng sở hữu 0,67% vốn của ngân hàng.

 

Sở hữu chéo và vượt mức quy định còn rất phổ biến trong ngân hàng. Ảnh: VEF

Theo quy định của Luật TCTD 2010 (có hiệu lực 1.11.2011), một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Như vậy, riêng ở Southern Bank đã có ít nhất 3 trường hợp vi phạm quy định của Luật TCTD 2010 vốn đã có hiệu lực hơn 2 năm qua.

Tại Ngân hàng Nam Á (NamABank), đầu năm 2013, nhiều nhà đầu tư giật mình nghe thông tin Á hậu trẻ Dương Trương Thiên Lý là cổ đông lớn của NamABank với lượng cổ phiếu khi đó có mệnh giá gần 150 tỉ đồng, tương đương gần 5% cổ phần của NH này.

Tuy nhiên, sự việc trở thành “đại gia” của Thiên Lý không ngạc nhiên bởi trước đó hơn một năm á hậu này đã kết hôn với ông Nguyễn Quốc Toàn, con trai của bà Tư Hường, bà chủ của NamABank và Tập đoàn Hoàn Cầu Hoàn Cầu.

Bản cáo bạch 2010 cho thấy, tính tới cuối 2009 bà Hường nắm giữ tới 14,03% cổ phần NH này. Nhiều cá nhân này khi đó cũng nắm giữ tỉ lệ lớn như: Lê Đình Trương hơn 13%, Châu Huệ Đường gần 13%, Phan Đình Tân gần 5,7%, Nguyễn Quốc Mỹ 7,85% và Nguyễn Chấn hơn 5,1%. Trong đó, Nguyễn Chấn là chồng, còn Nguyễn Quốc Mỹ là con trai.

Tới cuối 2012, tỉ lệ nắm giữ của các cá nhân tại NamABank đã có nhiều thay đổi, tất cả đã nắm dưới 5%. Tuy nhiên, báo cáo thường niên 2012 cho thấy, các con gái, con trai và con rể bà Hường nắm 3 vị trí quan trọng nhất trong 6 vị trí tại HĐQT (chủ tịch và 2 phó).

Bà Hường với cương vị cố vấn nắm gần 5% cổ phần, con trai Nguyễn Quốc Mỹ nắm hơn 4,1%, con rể Huỳnh Thanh Chung năm hơn 1,3%, con gái Nguyễn Xuân Loan nắm hơn 0,65%, con râu Dương Trương Thiên Lý năm 4,92% và con trai thông qua công ty con (nắm gần 100%) Rồng Thái Bình Dương nắm 11%.

Tổng cộng gia đình bà Hường nắm giữ khoảng 27% cổ phần Ngân hàng Nam Á, vượt quy định của Luật các TCTD năm 2010: cổ đông và những người có liên quan không được sở hữu vượt 20% vốn của các tổ chức tín dụng.

Quy định khó thực thi?

Việc các đại gia và gia đình sở hữu vượt tỉ lệ cho phép ở các NH là một vấn đề mà giới đầu tư rất nhiều người quan tâm. Các trường hợp các đại gia sở hữu vượt tỉ lệ quy định có lẽ còn nhiều bởi không ít NH chưa lên sàn và việc công bố thông tin tới công chúng cũng rất hạn chế.

Trong nhiều trường hợp khác, nhiều ông chủ ngân hàng, các người thân và nhóm công ty gia đình thực tế sở hữu tỉ lệ lớn cổ phần các NH nhưng thông tin về tỉ lệ sở hữu vẫn trong vòng bí ấn. Rất khó kiểm soát và xử lý.

Có thể thấy, những quy định về tỉ lệ sở hữu được đặt ra trong Luật các TCTD 2010 cũng là nhằm mục đích hạn chế tình trạng các ông chủ chi phối NH trục lợi bằng những việc làm trái quy.

 

Ông Trầm Bê và các con. Ảnh: VEF.

Tuy nhiên, hơn 2 năm qua, tình trạng vi phạm về tỉ lệ sở hữu vẫn còn ở rất nhiều và dường như chưa có cách để giải quyết những tồn tại lịch sử này hoặc có thể những quy định về tỉ lệ này chưa thực sự hợp lý.

Một đại diện NH cho biết, trước đây luật không quy định về việc cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng cho nên có rất nhiều người nắm giữ ở trên mức này. Tuy nhiên, khi Luật các TCTD ra đời, việc vi phạm là khó tránh khỏi nhất là khi Luật cũng quy định các cá nhân giữ chức vụ quan trọng không được thoái vốn.

Những trường hợp có tỉ lệ sở hữu vượt mức quy định từ trước ngày mà Luật có hiệu lực (1.11.2011) và chưa có điều kiện giảm tỉ lệ thì không thể coi là sai?.

Việc quản lý, giám sát hoạt động của các NH đã được tăng cường rất mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định như tỉ lệ sở hữu nói trên hay vấn đề sở hữu chéo… đã được đặt ra nhưng không có lộ trình thực hiện cụ thể hay những chế tài kèm theo nếu như chúng được xác định là trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu hệ thống.

Giới đầu tư gần đây cũng đặt nhiều kỳ vọng vào giải pháp yêu cầu các cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối của các tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho NHNN hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định trong một số trường hợp.

Bênh cạnh đó, chỉ đạo của Thủ tướng đưa các NH cổ phần lên sàn chứng khoán cũng là giải pháp hiệu quả minh bạch hóa các NH, điều này sẽ góp phần làm phát lộ để từ đó xử lý các vấn đề sở hữu chéo, vượt quy định như hiện nay.

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay4,858
  • Tháng hiện tại52,356
  • Tổng lượt truy cập41,232,957
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây