Dân có thể khởi kiện nếu chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật

Thứ ba - 22/10/2013 09:50 1.992 0
Thảo luận về dự thảo luật Việc làm chiều nay 21.10, một số đại biểu lo ngại về tính khả thi trong một số quy định, trong đó có việc Chính phủ, các bộ ngành liên quan chậm ra văn bản hướng dẫn thi hành.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) dẫn ra con số 51% văn bản hướng dẫn pháp luật từ đầu nhiệm kỳ đến nay Chính phủ vẫn còn nợ dân trên cơ sở giám sát của Ủy ban Pháp luật và cho rằng “đây là vấn đề cử tri nói rất nhiều”.

Đối với luật Việc làm, theo ông Thuyền có 14 điều phải hướng dẫn, trong đó có 12 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn và 2 điều cho bộ ngành liên quan hướng dẫn.

Tuy nhiên, giữa luật và Nghị định đang có những điểm mâu thuẫn nhau như: luật đã giải thích từ ngữ nhưng Nghị định lại tiếp tục giải thích, nhiều quy định không quy định hướng dẫn nhưng Chính phủ vẫn hướng dẫn.

“Luật cứ mâu thuẫn như thế này thì rất khó thực hiện”, ông Thuyền than.

Vị đại biểu này cũng đề nghị các quy định nào cần hay không cần hướng dẫn thì ghĩ rõ luôn trong luật. Nếu luật quy định mà Chính phủ không hướng dẫn là vi hiến.

“Nếu Chính phủ, các bộ ngành không hướng dẫn thi hành thì nên để người dân kiện, vì như thế là vi hiến. Dân không đóng thuế thì bị phạt nhưng Chính phủ không ban hành hướng dẫn thì cũng phải chịu trách nhiệm", ông Thuyền nói.

Trước đó, trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Việc làm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai trình bày cũng cho rằng dự thảo lần này đã được chỉnh lý theo hướng giảm các nội dung giao cho Chính phủ hướng dẫn.

Đi sâu vào nội dung cụ thể của dự thảo luật, đa số các ý kiến thảo luận bày tỏ sự đồng tình với việc tiếp thu và chỉnh lý, song bên cạnh đó cũng còn không ít băn khoăn..

Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng việc giải quyết và chi trả bảo hiểm thất nghiệp hiện nay có rất nhiều thủ tục và do trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đảm trách là ôm đồm quá nhiều việc, nhiều công đoạn khiến người lao động phải đi lại vất vả. Do vậy ông Châu đề nghị luật nên điều chỉnh làm thế nào để người lao động khi về địa phương vẫn được chi trả tại nơi cư trú.

Cũng đồng tình với quan điểm này, ông Đăng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị nên chăng để bảo hiểm xã hội cấp huyện, cấp quận chi trả thì sẽ thuận lợi hơn. 

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đề nghị luật cần có quy định đảm bảo sự công bằng của các thành phần tham gia trong việc thành lập trung tâm dịch vụ việc làm, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề. Trong đó, cả  đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) và đại biểu Đặng Ngọc Tùng, đều có chung quan điểm là cần phải khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào giải quyết việc làm.

Trước một số ý kiến đại biểu đề nghị không giao cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề vì dễ xảy ra tình trạng lợi dụng, không chính xác trong đánh giá, gây lãng phí, đại biểu Nguyễn Văn Pha (Nam Định) cho rằng đây là những quan điểm phân biệt đối xử, độc quyền nhà nước và không hiểu biết về các tổ chức xã hội.

“Thời gian qua đã có hàng vạn, hàng triệu lao động được dạy nghề qua các tổ chức chính trị - xã hội, nói như vậy không lẽ các tổ chức của Nhà nước thì không có tiêu cực, lãng phí”, ông Pha bức xúc.

Thái Sơn

 

Ý kiến bạn đọc
MINH TRI

QUỐC HỘI SỚM SỬA ĐỔI LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Nhiều năm qua, đã có nhiều luật đã được quốc hội thông qua đang áp dụng trong cuộc sống, tuy nhiên đến nay còn nhiều luật vẫn chưa có những văn bản dưới luật hướng dẫn để thực hiện , do vậy các cơ quan áp dụng pháp luật không thể thực hiện được. Có nhiều luật đã có nghị định của Chính phủ nhưng lại không có thông tư của cấp Bộ hướng dẫn cuối cùng cũng không thực hiện được. Nhiều khi người dân nói cho vui Thông tư của cấp Bộ còn cao hơn luật do Quốc hội ban hành , vì cấp Bộ không có thông tư hướng dẫn thì các cơ quan áp dụng pháp luật đành chịu, không thể áp dụng được. Chính vì trong thời gian vừa qua do chưa có thông tư cấp Bộ hướng dẫn, đã hạn chế quyền hoạt động và kinh doanh, làm thiệt hại đến nhiều tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình kinh doanh, không thể nào thống kê được. Các tổ chức doanh nghiệp cá nhân cũng không biết kêu ai. Có những luật đều được quốc hội thông qua như Luật đất đai, Luật công chứng , nhưng khi có những văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện nhưng không thống nhất , như Luật đất đai cho phép người dân khi làm thủ tục chuyển nhượng , chuyển đổi đất đai , có thể được lựa chọn làm thủ tục chứng thực tại UBND các xã, phường thị trấn ; văn phòng đăng đai cấp huyện, thị, thành phố hoặc tại phòng công chứng. Trong khi đó văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật công chứng thì bắt buộc người dân phải làm thủ tục tại Phòng công chứng. Trong thời gian vừa qua nhất là làm thủ tục chuyển nhượng đất đai tại Phòng công chứng tư đã lộ lên những bất cập , do Phòng công chứng không nắm được thông tin, tính xác thực nguồn gốc đất đai đang làm thủ tục sang nhượng, do vậy kẻ xấu đã lợi dụng làm bìa đỏ giả hết sức tinh vi giống như thật, đã qua mắt các công chứng viên làm thủ tục chuyển nhượng trót lọt, đến khi cơ quan điều tra phát hiện được đã làm thiệt hại cho rất nhiều người mua đến hàng trăm tỷ đồng. Chưa tính đến có thể nhiều bìa đỏ giả hiện nay đang thế chấp tại các ngân hàng thương mại, cũng chưa thống kê được mức thiệt hại như thế nào ?. Đề nghị việc công chứng hay chứng thực việc chuyển nhượng đất đai, nên thực hiện tại UBND cấp xã, phường, thị trấn và tại Văn phòng đăng ký đất đai là tốt hơn, vì tại nơi này các cơ quan chuyên môn sẽ đối chiếu bìa đỏ , biết được nguồn gốc của thửa đất thì phát hiện ngay bìa đỏ làm giả ngay.
Để khắc phục tình trạng hiện nay các văn bản dưới luật các bộ ngành hướng dẫn không kịp thời, không đồng nhất, nội dung mâu thuẫn, đề nghị Quốc hội sớm bổ sung sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật , cần quy định thời gian nhất định cụ thể ban hành văn bản hướng dẫn, đình chỉ kịp thời các văn bản dưới luật do các bộ ngành ban hành dưới dạng thông tư, công văn hướng dẫn trái luật, trái nghị định chính phủ, đồng thời quy định trách nhiệm pháp lý nếu văn bản hướng dẫn chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh gây thiệt hại , thì tổ chức doanh nghiệp, cá nhân có thể kiện đòi bồi thường ngoài hợp đồng đối với cơ quan nhà nước có trách nhiệm đã không ban hành văn bản đúng thời hạn. Đề nghi Ủy ban thường vụ Quốc hội khi nào có đủ các văn bản dự thảo dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật mà quốc hội sắp thông qua, thì mới trình cho kỳ họp quốc hội để thông qua. Có như vậy việc thực hiện luật mới đi vào cuộc sống , không bị ách tắt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay2,523
  • Tháng hiện tại76,685
  • Tổng lượt truy cập41,257,286
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây