Một danh nhân lịch sử thường được đúc kết lại. Ví dụ, Phạm Ngũ Lão thì gắn liền với câu “Ngồi đan sọt mà lo việc nước”. Chỉ tóm gọn bấy nhiêu đó, nhưng khi hỏi “Ai ngồi đan sọt mà lo việc nước?”, học trò thời ấy biết ngay là Phạm Ngũ Lão; hay hỏi ngược lại “Phạm Ngũ Lão là nhân vật nào?”, thì học trò sẽ nhớ ngay câu chuyện “người anh hùng đan sọt giữa đường, lo nghĩ việc nước nhà lâm nguy mà quên tất cả mọi việc diễn ra quanh mình”…
Cũng như thí dụ trên, tôi vẫn còn nhớ rất nhiều những danh nhân lịch sử khác như: Hùm thiêng Yên Thế - Hoàng Hoa Thám”, “Cờ lau tập trận – Đinh Bộ Lĩnh”, “Tay không đánh cọp – Lê Văn Khôi”, “Lửa hồng Nhật tảo – Nguyễn Trung Trực”, “Nhổ cây đánh địch – Lê Phụng Hiểu”, “Chiến khu bãi sậy – Nguyễn Thiện Thuật”, “Người khổng lồ - Lý Ông Trọng”, “Thần đồng nhớ giỏi – Lê Quý Đôn”, “Phá cường địch báo hoàng ân – Trần Quốc Toản”, “Tuẫn tiết theo thành – Hoàng Diệu”, “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc – Trần Bình Trọng”, “Mười năm kháng chiến chống quân Minh – Lê Lợi”, “Liều mình cứu chúa – Lê Lai”, “Anh Hùng áo vải – Nguyễn Huệ”, “Phá Tống Bình Chiêm – Lý Thường Kiệt”, “Bố Cái Đại Vương – Phùng Hưng”, “Nhụy Kiều tướng quân – Triệu Ẩu” (Bà Triệu), “Nợ nước thù nhà – Hai Bà Trưng”…
Bác Hồ dạy:
Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Biết lịch sử không phải chỉ biết những đại tiết – đại sự mà lại bỏ qua những chi tiết.
Hồng Anh