Đồ chơi Trung Quốc gây vô sinh, ung thư…

Thứ tư - 29/05/2013 22:51 905 0
Các loại đồ chơi, nhất là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại có thể hủy hoại sức khỏe trẻ em vẫn được bày bán công khai khắp cả nước

 

Hiện nay, đồ chơi trẻ em nhập ngoại chiếm khoảng 90% thị trường và hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện các loại đồ chơi này đa phần có chứa các chất độc hại đối với sức khỏe con người.

Vô cùng độc hại

Tại các chợ và các cửa hàng đồ chơi ở TPHCM, mỗi tháng nhập đến hàng trăm tấn đồ chơi trẻ em, như ô tô, tàu thủy, máy bay bằng nhựa, các bộ xếp hình, súng nước, các con thú bằng nhựa… xuất xứ từ Trung Quốc. Các loại đồ chơi này trông rất bắt mắt, nhiều kiểu dáng, giá rẻ nên các tiểu thương nhập về ồ ạt. Ngoài việc bán tại chỗ, chúng được bỏ mối sỉ cho các đầu nậu ở các tỉnh, thành phía Nam.
 
Người tiêu dùng khó có thể lường hết được các chất độc hại có trong đồ chơi trẻ em.
Ảnh: CHÁNH TRUNG
Có một thị trường đồ chơi khác mà hiện các cơ quan chức năng chưa thể kiểm tra đến là thị trường đồ chơi trên mạng. Chỉ cần mở máy tính sẽ dễ dàng truy cập vào hàng trăm trang web kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em mà không ai có thể kiểm tra được tính an toàn của chúng.
 
Người tiêu dùng khó có thể lường hết được các chất độc hại có trong đồ chơi trẻ em

Các nhà khoa học trong và ngoài nước gần đây đã cảnh báo hàng loạt sản phẩm đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại. Cụ thể, lồng đèn Trung Quốc vừa được Viện Hóa học Việt Nam kiểm nghiệm có chứa chất cadimi có thể gây ung thư; nhiều loại keo để thổi thành bong bóng rất độc hại, gây chóng mặt, nhức đầu; các loại bóng bay có chứa lưu huỳnh có thể gây ung thư khi ngậm…

Đặc biệt, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phát hiện nồng độ chất dẻo phthalate rất cao trong nhiều loại thú nhún bày bán ở  Hà Nội và TPHCM. Viện Hóa học Việt Nam đã cảnh báo phthalate là chất có thể phá hủy hệ thống hormone của cơ thể, gây ung thư, hủy hoại thận. Khi bị nhiễm chất này lâu dài, các bé gái có nguy cơ dậy thì sớm, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh...

Thanh tra toàn quốc 

Ngày 24-5, Chi cục QLTT tỉnh Thừa Thiên  - Huế đã bắt giữ một lô hàng gồm 500 cây súng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc nghi chứa chất cực độc, đang chuẩn bị chuyển đi phía Nam tiêu thụ. Các sản phẩm này được làm bằng nhựa tái chế APS và nhựa PE. Theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ Hóa học, hầu hết đồ chơi của Trung Quốc làm bằng loại nhựa trên có chứa một chất kim loại độc hại, có thể gây ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt…

Ông Hoàng Dũng (ngụ quận 2 -  TPHCM) sau khi đọc những thông tin về sự độc hại của các sản phẩm trên đã bức xúc: “Những món đồ chơi này thật khó lường, giờ không biết kiếm đâu ra đồ chơi an toàn cho con, cháu. Những sản phẩm độc hại này cần phải sớm được loại trừ để bảo đảm an toàn cho trẻ em”.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 3:2009), tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước, tổ chức, cá nhân nhập khẩu đồ chơi trẻ em phải thực hiện việc chứng nhận, công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng. Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Thế nhưng bằng nhiều cách, đồ chơi trẻ em độc hại vẫn ồ ạt đưa vào thị trường, bày bán công khai.

Trước thực trạng trên, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu công nghiệp đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và buôn bán đồ chơi trẻ em. Đợt thanh tra sẽ tiến hành trên toàn quốc trong 2 tháng 8 và tháng 9-2013. Hiện Bộ KH-CN đã gửi kế hoạch thanh tra đến Sở KH-CN của 63 tỉnh, thành chuẩn bị kế hoạch thanh tra.
 

Vi phạm tràn lan

Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH-CN, cho biết qua kết quả kiểm tra ở các tỉnh, TP trong năm 2012 thì tại 460 cơ sở kinh doanh, buôn bán đồ chơi trẻ em với 26.686 mẫu đồ chơi được kiểm tra, phát hiện 10.366 mẫu vi phạm, 10.428 mẫu không có dấu hợp quy, 13.722 mẫu không có chứng nhận hợp quy.

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay4,212
  • Tháng hiện tại57,543
  • Tổng lượt truy cập41,238,144
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây