“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”

Chủ nhật - 18/08/2013 06:11 1.118 0
Ngày 16.8, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.

Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết triển lãm lần này tại TP.HCM trưng bày gần 150 bản đồ và nhiều hình ảnh, tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm được các học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu, sưu tầm từ trước đến nay.

Triển lãm khẳng định một thực tế lịch sử khách quan là trong nhiều thế kỷ liên tục, Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa một cách thực sự, đầy đủ và không hề gặp phải sự phản đối hay tranh chấp của bất cứ một quốc gia nào.

Quá trình thiết lập chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên một lãnh thổ vô chủ, nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ quốc gia như vậy là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế.

Cũng theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, triển lãm nằm trong chương trình thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Triển làm sẽ diễn ra từ 22 - 29.8 tại Dinh Thống Nhất, Q.1, TP.HCM. Vào cửa miễn phí.

Đình Phú

Ý kiến bạn đọc

MINH TRÍ
CẦN ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN CÔNG BỐ TƯ LIỆU CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Sáng 16-8 tại TP HCM, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP HCM đã phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu chương trình triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đây là việc làm rất có ý nghĩa tạo cho người dân và các học giả các nước trên thế giới có quan điểm nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển đông của nước ta, do vậy cần được triển khai đồng bộ ở các địa phương tỉnh thành trong cả nước, kể cả tổ chức triển lãm ở các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta trên thế giới.
Trước đây được ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa- Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã gửi tặng nhân dân Đà Nẵng tổng cộng 150 tấm bản đồ và 3 tập Atlat cổ. Các bản đồ cổ xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam; Đây là tài liệu chứng cứ pháp lý hết sức quan trọng về chủ quyền biển đông của nước ta. Đề nghị Bộ Thông tin truyền thông kêu gọi người dân trong nước cũng như Việt kiều đang ở nước ngoài như Ông Trần Thắng quan tâm đến biển đông, nếu có những tài liệu liên quan về 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa gửi tặng cho Nhà nước ta để làm tư liệu và Nhà nước nên kịp thời động viên khen thưởng cho họ.
Trong thời gian qua Trung quốc liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ“đường lưỡi bò”. Cho in bản đồ đường lưỡi bò vào hộ chiếu nhằm mục đích của Trung Quốc là xác nhận chủ quyền biển đông bao gồm hai quần đảo Hòang sa và Trường sa của Việt nam. Nay Trung Quốc chuẩn bị xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 đảo ở biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam; Tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa, thuộc quần đảo Hoàng Sa; tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đảo đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa; phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 – 2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là việc làm trắng trợn vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời xác nhận quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Để cho các nước trên thế giới biết ủng hộ Việt nam, đề nghị Bộ ngọai nước ta cho hệ thống lại tòan bộ các chứng cứ pháp lý in thành một cuốn sách và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới; vì thực tế hiện nay có nhiều học giả trên thế giới muốn tìm hiểu, nhưng có tài liệu để đọc từ đó có quan điểm chính kiến của mình. Đây là việc cần làm ngay hết sức cần thiết và đề nghị Bộ ngọai giao nước ta sớm đệ trình tư liệu chứng cứ nêu trên lên Liên hiệp quốc để Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp.

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay2,125
  • Tháng hiện tại12,886
  • Tổng lượt truy cập41,868,419
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây