Hợp tác Nhật-Australia sẽ là ác mộng dành cho TQ ở Biển Đông

Thứ ba - 24/06/2014 23:12 939 0
”Tàu ngầm Australia sẽ có thể triển khai ở Biển Đông,hạn chế khả năng tác chiến của tàu ngầm tên lửa đạn đạo Trung Quốc ở đảo Hải Nam“
Tàu ngầm AIP thông thường Nhật Bản

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 6 dẫn trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 15 tháng 6 đưa tin, gần đây, Nhật Bản và Australia đạt được nhất trí về vấn đề ký kết thỏa thuận cùng nghiên cứu phát triển "trang bị phòng vệ".

Đây là một đột phá quan trọng đối với Nhật Bản, trước mắt Nhật Bản đang hoàn thiện để lập trường quốc phòng của họ được "bình thường hóa", đồng thời hy vọng tăng cường quan hệ với Australia, hai quốc gia này đều có chung ý định ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Vấn đề hiện nay là, Nhật Bản làm thế nào tận dụng tiềm năng gây chú ý của giao dịch này ở mức độ như thế nào.

Ngày 11 tháng 6, sau khi đạt được đồng thuận này, hai nước Nhật Bản-Australia sẽ hợp tác phát triển một loạt công nghệ tàu ngầm chủ yếu dựa trên hệ thống đẩy không lệ thuộc không khí (AIP) tiên tiến của Nhật Bản.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nhấn mạnh, giao dịch này cũng sẽ thích hợp với “các trang bị ngoài tàu ngầm”. Ông nói, ông "rất kỳ vọng đạt được thành công" trên phương diện nghiên cứu phát triển trang bị phòng vệ giữa hai nước.

Thực tế là, cùng với việc hải quân hoàng gia Australia khởi động chương trình trị giá 35 tỷ đô la Úc (khoảng 33 tỷ USD) thay thế 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins cũ của họ, Australia có thể sẽ áp dụng một loại công nghệ AIP được Nhật Bản sử dụng trên tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu.

Mục tiêu của Australia là dùng tàu ngầm cỡ lớn mới để bảo vệ tốt hơn các tuyến đường quan trọng ở xung quanh các "vùng biển tranh chấp" Biển Đông và biển Hoa Đông. Đặc điểm của tàu ngầm mới là có thể bắn nhiều loại tên lửa hành trình, đồng thời có thể triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt. Điều này cho thấy, khả năng quân sự của Australia sẽ tăng lên chưa từng có khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cho biết, mặc dù Australia và Nhật Bản đang nghiên cứu vấn đề trao đổi công nghệ, nhưng chương trình tàu ngầm tương lai của Australia vẫn có nhiều loại lựa chọn.

Tàu ngầm thông thường lớp Collins của hải quân Australia

"Chương trình trên biển 1000" chỉ chế tạo 12 tàu ngầm động cơ thông thường cỡ lớn để thay thế 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins. Trước mắt có thể cung cấp hai phương án để lựa chọn, một là khai thác chức năng mới trên nền tảng tàu ngầm lớp Collins, tức là giữ lại các khả năng hiện có của nó, đồng thời tăng thêm công nghệ mới; hai là thiết kế ra một loại tàu ngầm hoàn toàn mới.

Mặc dù khi đạt được đồng thuận hợp tác phát triển "trang bị quốc phòng" với Nhật Bản, Australia không cam kết phải mua tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản hoặc phiên bản cải tiến của họ, nhưng đối với Nhật Bản, điều này là một vụ mua bán "một mũi tên trúng 3 đích".

Từ năm 2011 đến nay, Tokyo đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí kéo dài 50 năm, tháng 4 năm 2014 họ quyết định có thể xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng cho các nước không bị kéo vào xung đột thực tế và không nằm trong danh sách bị Liên hợp quốc cấm vận.

Cựu quan chức cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Nhật Bản Fumio Ota cho rằng, trước tiên, giao dịch này báo hiệu một mối quan hệ chiến lược mới giữa Nhật Bản và Australia, là một phần của giao dịch, Australia còn đồng ý xây dựng quan hệ quốc phòng mới với Nhật Bản.

Tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản trong lễ hạ thủy ngày 6 tháng 3 năm 2013

Fumio Ota nói: "Nhật Bản và Australia đã trở thành bạn bè thân thiết. Australia là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định Tiếp nhận và Dịch vụ tương hỗ (Acquisitionand Cross-Servicing Agreement, ACSA) với Nhật Bản. 

Đã có công nghệ AIP, tàu ngầm Australia sẽ có thể triển khai ở Biển Đông và vùng biển xa hơn. Xét thấy ít có quốc gia có thể triển khai tàu ngầm ở những vùng biển này, điều này có thể hạn chế khả năng tác chiến của tàu ngầm tên lửa đạn đạo Trung  Quốc ở đảo Hải Nam”.

Thứ hai, Fumio Ota cho rằng, giao dịch này làm cho Nhật Bản có thể phát huy vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và làm cho biện pháp ngoại giao của Thủ tướng Shinzo Abe có hiệu quả. Ông Shinzo Abe đang tìm cách chống chọi Trung Quốc về ngoại giao.

Thứ ba, chủ tịch Ủy ban sản xuất quốc phòng của Liên đoàn các Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), ông Satoshi Tsuzukibashi cho rằng, giao dịch này giúp Nhật Bản đã có tiềm năng mở rộng vai trò ảnh hưởng và phát huy vai trò lớn hơn trên thị trường công nghiệp quân sự toàn cầu.

"Thỏa thuận này" có thể giúp cho doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi về tư duy khi làm ăn kinh doanh trên thị trường công nghiệp quân sự toàn cầu.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Nguồn tin: Giaoduc.net.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,049
  • Tổng lượt truy cập41,235,650
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây