“Không có chỗ cho áp bức và bắt nạt ở biển Đông”

Thứ sáu - 21/06/2013 10:39 1.105 0
Người được đề cử vào chức vụ ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Đông Á, ông Danny Russel, đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ về Trung Quốc trong phiên điều trần tại Thượng viện hôm 20.6, nói rằng không có chỗ cho “áp bức và bắt nạt” tại các vùng biển trong khu vực.

 

Ông Danny Russel nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng ông sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn để hạ nhiệt tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông, thúc đẩy các bên tranh chấp, gồm cả Trung Quốc, hướng đến con đường ngoại giao, theo AP.

Ông Russel cũng nói việc Trung Quốc khăng khăng chỉ đàm phán song phương với các bên tranh chấp là “không thể chấp nhận”, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ với những nỗ lực đàm phán theo nhóm của các nước Đông Nam Á và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại khu vực.

“Không có chỗ cho áp bức và bắt nạt ở biển Đông”
Ông Danny Russel (bìa trái) cùng Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell (đứng giữa), Ngoại trưởng Hillary Clinton (ngồi), Cố vấn truyền thông Dan Pfeiffer (bìa phải) báo cáo Tổng thống Barack Obama (xoay lưng) trong một chuyến công du Thái Lan vào tháng 11.2012 - Ảnh: Nhà Trắng

Ông Russel hiện là giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Nhà ngoại giao có 28 năm kinh nghiệm được Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cử vào chức Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, thay thế ông Kurt Campbell, người đệ đơn từ chức hồi tháng 2 để bước vào con đường kinh doanh. Chức vụ mà ông Russel được đề cử cần phải có sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ.

Với nhiều kinh nghiệm về CHDCND Triều Tiên và Nhật, ông Russel là một trong những kiến trúc sư trưởng trong chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á của ông Obama. 

Ông Russel cam kết “sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn để cố gắng hạ nhiệt, thúc đẩy các bên kể cả Trung Quốc hướng đến con đường ngoại giao”, đồng thời tiếp tục cảnh báo Bắc Kinh rằng họ “chỉ phát triển hưng thịnh trong một khu vực có luật pháp, trật tự và sự tôn trọng dành cho các nước láng giềng, không phải là nơi có chỗ cho sự áp bức và bắt nạt”.

Ông Russel nói Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry đã nêu ra vấn đề về cách cư xử của Trung Quốc với các lãnh đạo của Bắc Kinh và người Trung Quốc “không một chút hoài nghi về việc Mỹ sẽ bênh vực các đồng minh”.

Trung Quốc hiện có những tranh chấp trên biển với các nước đồng minh hiệp ước của Mỹ như Philippines và Nhật.

“Nước Mỹ có lợi ích sâu rộng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông. Điều then chốt là chúng ta phải duy trì quyền tự do hàng hải và thương mại”, ông Russel bổ sung.

Tại phiên điều trần để tiến hành phê chuẩn, ông Russel cũng cam kết sẽ nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Kết thúc phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Ben Cardin nói ông mong đợi ông Russel sẽ sớm được phê chuẩn để tiếp nhận nhiệm vụ mới.

Sơn Duân
 

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT
MINH TRÍ
XỬ LÝ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG KHÔNG CHỈ ĐÀM PHÁN SONG PHƯƠNG
Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Do vậy nước ta không thể đàm phán song phương với Trung Quốc được sẽ là bất lợi, vì Trung Quốc không theo luật pháp quốc tế để đàm phán.
Ông Russelhiện là giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng nói việc Trung Quốc khăng khăng chỉ đàm phán song phương với các bên tranh chấp là “không thể chấp nhận”, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ với những nỗ lực đàm phán theo nhóm của các nước Đông Nam Á và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại khu vực.
Nhà báoWilliam Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”.
Các vấn đề tranh chấp thường tác động tới cả một khu vực rộng lớn liên quan đến nhiều nước, do đó cần tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách cách thức giải quyết tranh chấp là tốt nhất. Nếu các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông chắc chắn sẽ thành công.
Từ xưa đến nay Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, khi ngoại giao thì nói là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng khi thực hiện thì hành động ngược lại xua tàu đánh cá và tàu hải giám vào các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác. Gặp phải nước mạnh như Nga có những biện pháp kiên quyết cần thiết bắt tạm giữ tàu và người vi phạm đưa ra khởi tố xét xử theo luật pháp của nước sở tại thì Trung Quốc nhún nhường, còn các nước yếu hơn mình thì hùng hổ cho rằng các nước vi phạm chủ quyền.
Làm thế nào các nước trên thế giới hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển Đông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Đồng thời Bộ ngoại giao nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Có như vậy Trung Quốc không thể đạt được mục đích bản đồ "đường lưỡi bò" trên vùng biển Đông.
MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay5,868
  • Tháng hiện tại57,238
  • Tổng lượt truy cập41,125,041
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây