Kiểu vu khống chưa từng có trên thế giới

Thứ ba - 22/04/2014 09:25 858 0
Đối tượng tuy là sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng tỏ ra rất liều lĩnh (tới mức ngu xuẩn) khi gán thêm chữ “…lừa đảo khách hàng” vào đuôi bất cứ doanh nghiệp nào mà y nhớ tới, từ các tập đoàn kinh tế trong nước đang rất nổi tiếng, một số ngân hàng cho đến cả những tập đoàn đa quốc gia, thậm chí cả báo điện tử… để lập các fanpage trong facebook của mình. Mục đích duy nhất của y là buộc các doanh nghiệp đó phải mua lại tên miền đó!

Bất cứ doanh nghiệp nào Tiến nhớ được đều bị gán cho chữ “lừa đảo khách hàng” hoặc “lừa $ khách hàng”.

 

Từ vu khống để bán tên miền...

Xuất phát từ nhu cầu của một số cá nhân, tổ chức muốn mua tên miền trên mạng Internet gắn với tên cá nhân hoặc doanh nghiệp nhằm thuận tiện cho việc kinh doanh, một số đối tượng nhanh chân đăng ký tên miền để bán lại. 

Nhưng đối tượng Nguyễn Văn Tiến (SN 1991, hộ khẩu ở xóm 2, xã Tân Sơn, Kim Bảng, Hà Nam, tạm trú tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), sinh viên năm thứ 5 trường ĐHBK Hà Nội không dừng lại ở giới hạn này. 

Là chủ tài khoản của hai mạng xã hội facebook: Namanhog và Namanhbk, Tiến lập cả trăm fanpage với tên các doanh nghiệp nổi tiếng rồi gắn thêm chữ “lừa đảo khách hàng” hoặc “lừa $ khách hàng” vào ngay tên đơn vị đó.

Ngày 30.8.2013, Tiến sử dụng tài khoản namanhog lập fanpage Vingroup, sử dụng ảnh đại diện là biểu tượng (logo) của tập đoàn Vingroup và ảnh bìa là trung tâm thương mại của tập đoàn này. Đồng thời, Tiến đăng thông tin: “Vingroup. Liên hệ: Nam Anh – 09034691078 để mua tên miền facebook này”. 

Nhưng sau một thời gian không thấy ai liên hệ, đầu tháng 3.2014, Tiến đổi tên fanpage thành “Vingroup lừa đảo khách hàng” nhằm tạo áp lực với tập đoàn này để họ phải mua lại tên miền. 

Ngay lập tức, Tập đoàn Vingroup có đơn trình báo đến Công an Hà Nội về hành vi vu khống trắng trợn trên. Cũng rất nhanh, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC 50) vào cuộc và đã sớm tìm ra thủ phạm.

Qua điều tra cho thấy, Tiến sử dụng 2 tài khoản facebook trên lập khoảng 100 fanpage khác nhau để bán cho các doanh nghiệp nhưng không có doanh nghiệp nào hỏi mua. Nhằm tạo áp lực và buộc các doanh nghiệp này phải mua, các fanpage này liền được gắn thêm chữ “lừa đảo khách hàng”! 

Tiến khùng tới mức không chừa bất cứ đơn vị, doanh nghiệp tổ chức nào để gán ghép vô tội vạ. Từ “Hòa Phát group lừa đảo khách hàng”, “Vinacafe lừa đảo khách hàng”, “Petro Việt Nam lừa đảo khách hàng” cho đến ngân hàng y cũng không buông: “Oceanbank lừa đảo khách hàng”. Thậm chí Báo điện tử Dân trí hắn cũng không từ: “Báo Dân Trí lừa đảo khách hàng”.

Trong vụ án vu khống trắng trợn này có một số điều đáng lưu ý. Thứ nhất, các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều cùng bị gắn thêm chữ “lừa đảo khách hàng”. Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp này không chỉ bị đưa tên kèm theo chữ lừa đảo khách hàng mà còn bị đưa cả logo lên kèm theo cho… ấn tượng. Thứ ba, khi nhấn chuột để đọc bài thì đều … không có nội dung (?!), mà chỉ tiếp tục hiện logo, tên doanh nghiệp được gắn thêm dòng chữ “lừa đảo khách hàng”. Nhưng tất cả các fanpage này đều có vài chục người “thích trang này”! Có lẽ không kẻ nào lừa đảo trắng trợn, liều lĩnh và ngu xuẩn như Tiến.

… đến dụ dỗ kiểu con nít

Không chỉ vu khống để gây sức ép cho doanh nghiệp, Tiến còn gửi mail cho một số đơn vị để mời mua với lời lẽ rất chi là “tử tế”. Trong mail gửi cho trưởng bộ phận tiếp thị trực tuyến của Cty Thế giới di động Lê Thị Tú, Tiến tỏ ra khôn khéo khi trích lại lời của chính bà Tú: “Mạng xã hội cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hết sức quý về thói quen, hành vi, sở thích, những phản ứng của khách hàng và có thể đo lường được thông tin hoặc chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư cho truyền thông xã hội. Bà Tú cho biết, thegioididong.com sẽ hướng đến mô hình kinh doanh này trong tương lai không xa, nhất là khi sắp tới thegioididong.com và dienmay.com sẽ triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến”.

Sau khi “vuốt ve” bà Tú, đối tượng giới thiệu: “Em tên Nam Anh, hiện em đang sở hữu tên miền fecebook: https://www.facebook.com/thegioididong. Em nghĩ tên miền này nó chính danh hơn tên miền https://www.facebook.com/thegioididongcom, làm nổi bật thương hiệu nổi tiếng: Thế giới di động, dễ nhớ hơn, dễ quảng cáo hơn trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, tivi…). 

Em muốn chuyển nhượng lại tên miền này cho đúng bên doanh nghiệp Thế giới di động với giá 200USD. Chị Tú quan tâm có thể liên hệ cho em theo số điện thoại 0934691078 trong tuần này hoặc tuần sau”. 

Nhưng cuối thư, Tiến lộ rõ là tên lưu manh nửa mùa khi y viết: “… hoặc em có thể để lại cho người khác (có khá nhiều người hỏi mua tên miền này, em thì không muốn bán cho các đối tượng đó vì em nghĩ chắc họ là đối thủ cạnh tranh bên chị, họ có thể nói xấu, đưa sai thông tin, lừa đảo khách hàng...)". 

Và tất nhiên, trưởng bộ phận tiếp thị trực tuyến một doanh nghiệp lớn không dễ bị Tiến dụ kiểu trẻ con như vậy. Còn y, đang đối diện với cơ quan pháp luật.

Nguồn tin: Người Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại56,527
  • Tổng lượt truy cập41,237,128
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây