Lâm tặc ngang nhiên phá rừng phòng hộ

Thứ ba - 16/07/2013 10:38 1.122 0
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn, gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự, môi trường.


Các cơ quan chức năng đã khởi tố các vụ án liên quan tới việc phá rừng nhưng qua đó có thể thấy đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng và người dân thiếu ý thức trong việc giữ rừng.

Liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng

Chỉ trong vòng 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2013), tại huyện Chợ Mới đã xảy ra 3 vụ phá rừng trên địa bàn các xã Như Cố, Yên Hân, Nông Hạ và Tân Sơn. Đây là những cánh rừng tái sinh, rừng phòng hộ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí, bảo vệ các cánh đồng ven rừng và hạ nguồn, chống lũ quét, lũ ống, sạt lở đất...

 
Theo Thượng úy Nguyễn Công Soạn, cán bộ Đội điều tra về kinh tế, ma túy, môi trường (Công an huyện Chợ Mới).
 
Sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Như Cố, ngày 23/4, đoàn liên ngành gồm Kiểm lâm, Viện Kiểm sát, Công an huyện Chợ Mới đã kiểm tra và phát hiện hơn 5,9 ha rừng tại khu vực Bon Đăm, thôn Bản Quất, xã Như Cố bị chặt hạ với 31,476 m3 gỗ tạp thuộc nhóm 5 đến nhóm 8 và một khối gỗ tròn dài từ 4-8m, đường kính từ 15-30cm đã được cưa đổ, nằm rải rác trên rừng. Sau khi điều tra và thu thập chứng cứ, Cơ quan Kiểm lâm huyện Chợ Mới đã xác định thủ phạm là bà Hoàng Thị May ở thôn Bản Chất. Vụ án đang được hoàn thiện hồ sơ để đưa ra xét xử.

Vụ phá rừng ở khu vực Bon Đăm, thôn Bản Quất, xã Như Cố chưa lắng xuống thì ngày 16/6, tại thôn Nặm Rất, xã Tân Sơn (huyện Chợ Mới) lực lượng chức năng đã phát hiện Trưởng thôn Triệu Tài Đức khai thác gỗ trái phép trên diện tích rừng do Hợp tác xã Tân Sơn quản lý.
 
Số gỗ mà cơ quan chức năng thu được gồm 15m3 gỗ tròn, 2,6m3 gỗ xẻ thuộc nhóm 3 là xoan đào, muồng, sao. G ần đây nhất, nhận được tin báo của quần chúng, Đội kiểm lâm cơ động huyện Chợ Mới tuần tra và phát hiện trên thửa đất số 239, khoảnh 18, tiểu khu 426, thôn Nà Quang, xã Nông Hạ (huyện Chợ Mới) do Lâm trường Chợ Mới quản lý có rất nhiều cây gỗ lớn bị chặt hạ, cắt khúc và xẻ hộp với 16 cây gỗ bị chặt hạ, khối lượng trên 12,6m3; trong đó gỗ tròn nhóm 5 đến nhóm 8 là 10,8m3, gỗ xẻ nhóm 6-7 là 1,15m3.

Tại thời điểm kiểm tra 5 cây gỗ đã bị lâm tặc đưa ra khỏi rừng, chỉ còn 11 cây gỗ và 7 hộp gỗ đã được xẻ vuông vắn. Ngay sát cạnh đó là cánh rừng thuộc sự quản lý của xã Yên Hân cũng bị đốn hạ không thương tiếc. Một số cây đã được chặt từ lâu nhưng một số cây mới được chặt, còn nguyên ngọn. Kiểm lâm huyện Chợ Mới đã phát hiện 159 khúc gỗ tròn từ nhóm 5 - nhóm 8 có khối lượng 25,5m3, 12 hộp gỗ đã được xẻ vuông vắn có khối lượng 1,8m3.

Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của cơ quan quản lý và người dân

Lâm trường Chợ Mới hiện quản lý hơn 5.200ha rừng, trong đó có 280ha rừng phòng hộ, 300 ha rừng trồng, còn lại là rừng tái sinh. Giám đốc Lâm trường Chợ Mới Triệu Quang Trân cho biết: Diện tích rừng do lâm trường quản lý rộng, trong khi đó lực lượng mỏng nên việc tuần tra, kiểm soát vào những khu vực xa gặp nhiều khó khăn, lâm tặc lại thường lợi dụng thời tiết mưa gió để khai thác gỗ. 
 
Trong khi đó sự phối hợp giữa kiểm lâm, lâm trường và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ. Nhiều lúc lâm tặc chặt gỗ trên phần diện tích do lâm trường quản lý rồi đưa sang phần rừng do xã quản lý nên không thể xử lý.

Tuy nhiên ngay phía dưới cách chỗ lâm tặc phá rừng không xa là một Trạm kiểm soát do hai người phụ trách, họ ăn ở luôn ở đó. Bên cạnh đó cũng có hai kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã Nông Hạ nhưng khi được hỏi tại sao việc phá rừng phòng hộ đầu nguồn diễn ra đã lâu mà không phát hiện được thì ông Nguyễn Văn Minh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Chợ Mới trả lời họ mới được tăng cường, chưa thông thuộc hết đường đi, lối lại. 
 
Trong khi đó lâm tặc lại khai thác gỗ ở những nơi đường đi lại khó khăn, thời gian qua lại diễn ra nhiều trận mưa lớn nên không thể đi vào sâu để kiểm tra.

Việc Trưởng thôn Triệu Tài Đức ở thôn Nặm Rất, xã Tân Sơn chặt gỗ trên diện tích đất rừng do Hợp tác xã quản lý lại có lý do hết sức "ngô nghê". 
 
Vị trưởng thôn lý giải rằng nghe Nhà nước có cho chặt gỗ để làm nhà nhưng không nắm rõ là Nhà nước chỉ cho phép khai thác gỗ trên diện tích đất rừng đã được giao cho các hộ dân và được quyền khai thác số gỗ do gia đình trồng khi đến tuổi. 
 
Bà Hoàng Thị May ở thôn Bản Quất, xã Như Cố thì lại "nhanh nhảu" hơn. Khi được nghe phổ biến về công tác giao đất, giao rừng, chưa tường tận đầu đuôi bà đã "chỉ đạo" hai con trai lên phát hơn 5,9ha rừng tái sinh, phòng hộ do UBND xã Như Cố quản lý.

Từ những vụ việc xâm hại và phá rừng trên có thể thấy nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và giữ rừng vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc tuyên truyền, quản lý và công tác phối hợp giữa các lực lượng ở huyện Chợ Mới chưa chặt chẽ, còn lơ là trong tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.

C ác cơ quan chức năng huyện Chợ Mới cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về Luật Bảo vệ rừng, tăng cường kiểm lâm xuống phụ trách địa bàn xã, phụ trách đến từng khu, khoảnh đối với rừng đặc dụng; xử lý nghiêm trước pháp luật những đối tượng khai thác rừng trái phép. 
 
Các lực lượng chức năng cần theo dõi và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ và lâm sản theo giấy phép, ngăn chặn tình trạng lợi dụng giấy phép được cấp để khai thác trái phép; theo dõi, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ và các công trình xây dựng có sử dụng gỗ quý hiếm. Đặc biệt cần rà soát lại việc giao đất, giao rừng và việc quản lý, sử dụng đất của các lâm trường./.

Đức Hiếu

Ý kiến bạn đọc
LÀM THẾ NÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG CÓ HIỆU QUẢ Tại sao tình trạng lâm tặc cứ tiếp tục hoành hành chặc phá rừng, vận chuyển gổ một cách trái phép ngang nhiên xảy ra ở hầu như các tỉnh có rừng , mặc dù các địa phương đều có phương án quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng, quản lý kiểm tra của ngành kiểm lâm nhưng vẫn không hiệu quả . Người ta đặt dấu hỏi cây gổ chứ đâu phải cây kim sợi chỉ đâu mà dấu được ? Vì tất cả gổvận chuyển đều phải đi ra từ cửa rừng đầu tiên, đều do các chủ rừng đơn vị lâm trường quản lý . Như vậy làm sao để đi được ? Qua tìm hiểu của nhiều hộ dân đang sinh sống ở khu vực bên ngoài cửa rừng , dân có nhu cầu đi lấy gổ khi vận chuyển ra khỏi cửa rừng chỉ cần bồi dưỡng cho nhân viên gác cửa rừng , tùy theo loại xe lớn hay nhỏ vận chuyển gổ nhiều hay ít hai bên tự thỏa thuận mức bồi dưỡng, rồi được vận chuyển gổ ra ngoài cửa rừng . Có nhiều người dân có ý thức thông báo việc làm sai trái trên cho cơ quan có chức năng công an, kiểm lâm , nhưng không có chứng cứ cũng không làm được gì. Trường hợp nhưcác vườn quốc gia quản lý rừng nguyên sinh có rất nhiều gổ quý , có bộ máy quản lý của vườn quốc gia, bên cạnh đó còn có Hạt kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ quản lý rừng của vườn quốc gia, nhưng gổ vẫn tiếp tục bị chặt phá vận chuyển gổ ngang nhiên . Thực tế đã xảy ra rất nhiều vườn quốc gia của các tỉnh, đã được phóng viên báo chí phản ánh, nhiều vụ đã phát hiện vận chuyển gổ quý với sốlượng lớn , do cán bộ kiểm lâm của vườn quốc gia tiếp tay với lâm tặc , đã bị các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Cơ chế hiện nay Phó giámđốc vườn quốc gia lại kiêm Hạt trưởng hạt kiểm lâm của vườn , Hạt trưởng do đơn vị chức năng của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn bổ nhiệm , không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục kiểm lâm địa phương. Có thể do cơ chế trên nên có điều kiện dễ xảy ra tiêu cực?. Có rừng ở gần khu vực biên giới của các tỉnh miền núi tây nguyên, đi vào cửa rừng rồi lại phải đi qua nhiều Đồn biên phòng , khi qua Đồn phải xuất trình giấy tờ tùy thân có lý do mới vào được , nhưng gổ của bọn lâm tặc vẫn đi được . Để có thể khắc phục tình trạng chặt phá rừng hiện nay,trước tiên Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội sửa đổi Luật quản lý và bảo vệ rừng phải mang tính răn đe xử lý về hình sự đối với các đối tượng ( gọi lâm tặc ) cố ý khai thác vận chuyển gỗ trái phép, tự ý khai hoang rừng để sản xuất không đúng theo quy họach của nhà nước mặc dù họ đã có đủ đất để sản xuất . Hiện nay các vụ việc trên chủ yếu xử lý về mặt hành chính nên công tác quản lý bảo vệ rừng chưa mang lại hiệu quả; cần thiết các bộ ban ngành cấp trên có văn bản chỉ đạo các địa phương, trong việc xây dựng quy chế phối hợp giữa cácđơn vị chủ rừng, kiểm lâm , công an , biên phòng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành tham gia , đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái , bảo vệ sự sống cho con người . Thực hiện quy chế trên cần phải xây dựng ngay chốt tại các trạm cửa rừng, có lực lượng phối hợp của các ngành trên tham gia tăng cường ở đây , thường xuyên công tác kiểm tra các đơn vị khai thác gổ tự nhiên được cấp phép, và các phương tiện vận chuyển gổ ra cửa rừng, phát hiện xử lý ngay các đối tượng có hành vi lấn chiếm đất rừng vào mục đích khác như trồng trọt, làm nhà trái phép, kiên quyết trục xuất ra khỏi cửa rừng. Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý các tình huống trên và có chế độ bồi dưỡng xứng đáng cho các lực lượng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng . Đối với các vườn quốc gia trực thuộc trung ương , nên tách chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa Bộ máy quản lý vườn quốc gia và Hạt kiểm lâm của vườn . Cơ quan hạt kiểm lâm của vườn quốc gia nên trực thuộc chi cục kiểm lâm của địa phương, và do địa phương bổ nhiệm Hạt trưởng. Đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm Gíam đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. MINH TRÍ

Nguồn tin: tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay2,304
  • Tháng hiện tại19,334
  • Tổng lượt truy cập41,199,935
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây