Khu rừng bị phá thuộc tiểu khu 309, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh do Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) huyện Sông Hinh quản lý.
Hàng trăm gốc cây to, có giá trị đều đã bị lâm tặc đốn hạ một cách không thương tiếc.
Để vào được khu rừng này, cán bộ của Ban QLRPH phải đưa chúng tôi đi vòng qua huyện M’Đrắk theo con đường do một công ty mở để khai thác rừng keo trồng.
Cây chò già bị lâm tặc đốn hạ, chưa kịp tẩu tán khỏi hiện trường |
Qua ranh giới huyện M’Đrắk, trước mắt chúng tôi là cánh rừng tự nhiên bạt ngàn cây cao hàng chục mét thẳng tắp. Đi chừng vài trăm mét, chúng tôi đã nhìn thấy con đường mà lâm tặc mở để đưa phương tiện vào khai thác.
Những gốc cây to đường kính từ 40 - 70cm bị lâm tặc đón hạ, lấy gỗ còn trơ trụi, nhựa cây đã khô.
Hiện số gỗ đã đưa về trạm, hạt kiểm lâm huyện khoảng 70 m3, số còn lại trong rừng chừng 180 m3 đều gỗ tròn, có đường kính trên 50 cm và dài hàng chục mét”.
Khu vực lâm tặc chọn để khai thác đều là cây chò có đội tuổi hàng trăm năm.
Ông Trần Duy Tấn, Hạt trường Hạt kiểm lâm huyện Sông Hinh, cho biết cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án phá rừng khủng khiếp này.
Ông Tấn cho biết: “Toàn bộ hồ sơ, chứng cứ, chúng tôi đã bàn giao cho phía công an. Hiện chúng tôi đang bàn phương án đưa hết số gỗ tang vật ra khỏi rừng để tránh trường hợp lâm tặc quay trở lại khai thác. Huyện Sông Hinh cũng đang đầu tư tiền để làm đường tuần tra khu vực rừng giáp ranh này”.
Gỗ chò đều có đường kính trên 50 cm |
Gỗ bị đốn hạ vẫn còn nằm la liệt trong rừng |
Một số lượng lớn gỗ tịch thu trong vụ phá rừng đã tập kết về Trạm buôn Đức |
Tin, ảnh: Đức Huy
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT
MINH TRÍ
CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
Hiện nay luật quản lý bảo vệ rừng đang thực hiện và các nghị định xử phạt hành chính đối với lãnh vực này chưa mang tính răn đe, chủ rừng cũng như lực lượng kiểm lâm chức năng xử lý còn hạn chế , chưa đủ chế tài để xử lý các vụ vi phạm lâm luật. Để có thể quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả, Trước tiên đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm giám đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. Thứ hai Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội sửa đổi Luật quản lý và bảo vệ rừng phải mang tính răn đe xử lý về hình sự đối với các đối tượng ( gọi lâm tặc ) cố ý khai thác vận chuyển gỗ trái phép, tự ý khai hoang rừng để sản xuất không đúng theo quy họach của nhà nước mặc dù họ đã có đủ đất để sản xuất . Hiện nay các vụ việc trên chủ yếu xử lý về mặt hành chính nên công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được hiệu quả, các vụ vi phạm bị khởi tố xử lý về mặt hình sự đưa ra xét xử không được bao nhiêu, vì những hành vi vi phạm lâm luật chưa vượt khung xử phạt về hành chính. Thứ ba Nhà nước nên thành lập Lực lượng đặc nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng bao gồm kiểm lâm, cảnh sát môi trường, biên phòng... mà kiểm lâm làm nòng cốt và trang bị những phương tiện cần thiết cho lực lượng kiểm lâm ở các tỉnh có rừng chiếm diện tích lớn, như Máy bay trực thăng để thường xuyên tuần tra vừa phục vụ cho công tác quốc phòng, biên giới đồng thời có thể phát hiện kịp thời ở các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, mà vừa qua bọn lâm tặc lợi dụng đường đi lại khó khăn hiểm trở trong rừng, nên bọn chúng đã vào các khu vực này khai thác, đến khi lực lượng kiểm lâm biết được khi đến nơi thì đã quá trễ. Nếu có phương tiện này lực lượng đặc nhiệm sẽ phát hiện bọn lâm tặc đang khai thác vận chuyển gổ trái phép và kịp thời xử lý theo quy định pháp luật. MINH TRÍ