Lo ngại về tình trạng bảo kê cho tội phạm

Thứ hai - 28/10/2013 07:32 1.236 0
Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao và Bộ Tư pháp về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng Chính phủ cần lưu ý đánh giá sâu hơn về tình trạng bảo kê tội phạm ở các địa phương.

 


Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang báo cáo về tình hình phòng chống tội phạm - Ảnh Ngọc Thắng

Sáng 28.10, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội.

Tiếp đó, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trình bày các báo cáo công tác trong năm và kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội.

Theo đánh giá chung của các cơ quan tố tụng, năm 2013 cơ bản đạt các chỉ tiêu về phòng chống tội phạm, trong đó tỷ lệ khám phá tội phạm về trật tự xã hội đạt hơn 76%, tỷ lệ khám phá các vụ án nghiêm trọng đạt 90%, nhiều địa phương đạt tỷ lệ 100%. Vi phạm về tố tụng đã giảm mạnh so với trước.

Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, liên ngành Tư pháp Trung ương đã thống nhất đưa ra xét xử các vụ án lớn trong quý 4/2013 tại Hà Nội và TP.HCM.

 

Báo cáo trước Quốc hội  sáng nay về kết quả thi hành án, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường cho biết, hiện cả nước còn 684 phạm nhân đợi kết án tử hình. Trong đó, 682 người thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án của Bộ Công an và 2 trường hợp thuộc trách nhiệm cơ quan thi hành án của quân đội.

Trong tháng 10, các cơ quan thi hành án đã thực thi án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đối với 3 trường hợp ở Hà Nội, Sơn La và Hải Phòng.

Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, việc thi hành án tử hình rất chậm, số người án tù tăng nhanh đang tạo áp lực rất lớn cho công tác giam giữ, cơ sở giam giữ vốn đang bị thiếu.

 
Trong đó, có vụ tham ô tài sản tại Công ty hàng hải Việt Nam; vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài; các vụ án lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính 2 (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)…

Tuy nhiên, báo cáo của các cơ quan tố tụng Trung ương cũng cho biết tình hình tội phạm tham nhũng gia tăng ở nhiều lĩnh vực. Hoạt động của các băng nhóm xã hội đen có tính chất phức tạp xuất hiện trở lại. Tranh chấp dân sự, vụ án hành chính tiếp tục gia tăng gây bức xúc cho người dân, xuất hiện tình trạng cho vay nặng lãi phức tạp.

Bên cạnh đó, tiến độ điều tra một số vụ án tham nhũng còn chậm, chất lượng chưa cao, chất lượng tranh tụng của Viện KSND tại một số phiên tòa còn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều vụ việc hình sự, dân sự còn để quá thời hạn giải quyết.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, báo cáo của Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TAND Tối, Bộ Tư pháp đã phản ánh khá toàn diện các công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm, điều tra xét xử và thi hành án nhưng vẫn còn một số hạn chế.

Trong đó, báo cáo của Chính phủ chưa phản ánh rõ nét về tình hình xử lý vi phạm hành chính trên các mặt đời sống, còn “thiếu vắng” báo cáo về tình hình vi phạm pháp luật trong quân đội, kiểm lâm, hải quan…

Báo cáo Viện KSND Tối cao chưa làm rõ về tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng, nhất là đối với tội phạm tham nhũng. TAND Tối cao chưa phân tích sâu về tình hình, chất lượng xét xử các cấp.

Ủy ban Tư pháp cũng nhìn nhận, các hoạt động về phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, đất đai, đầu tư công còn nhiều sơ hở, buôn lậu, gian lận thương mai có diễn biến phức tạp, tình hình tai nạn giao thông không giảm. Tổ chức bộ máy của cơ quan công an “nặng” về xử lý tội phạm mà “nhẹ” về công tác phòng chống

“Hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường đã và đang gây mất an ninh trật tự, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gây bất bình trong nhân dân dẫn đến nhiều trường hợp người dân đã tự xử gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Nguyễn Văn Hiện cho hay.

Đáng chú ý, Ủy ban Tư pháp cho rằng Chính phủ cần đánh giá sâu hơn về một số nguyên nhân như một bộ phận cán bộ chức quyền trong cơ quan nhà nước tại cơ sở có biểu hiện bảo kê để các doanh nghiệp, băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen trên một số lĩnh vực: khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, vận chuyển hành khách... 

“Nhiều vụ việc ngang nhiên tồn tại nhưng cơ quan chức năng ở một số địa phương không xử lý được”, ông Hiện nói.

Mặt khác, đánh giá của Ủy ban Tư pháp việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở cơ sở chưa nghiêm, trách nhiệm thực thi công vụ của một bộ phận công chức còn yếu, thậm chí vì vụ lợi nên đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Thái Sơn

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại53,524
  • Tổng lượt truy cập41,234,125
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây