Moldova mời Mỹ vào nhà, thêm một nước đòi sáp nhập Nga

Thứ năm - 19/05/2016 03:14 845 0
Trong bối cảnh Moldova đang tổ chức cuộc tập trận chung với Mỹ, nước Cộng hòa ly khai Pridnestrovie lại bày tỏ ý định sáp nhập vào lãnh thổ Nga.

Tổng thống Pridnestrovia tiếp tục đề đạt mong muốn sáp nhập Nga

Ngày 10-5, Tổng thống nước Cộng hòa Pridnestrovie Moldavi (một nước Cộng hòa ly khai tự xưng tách ra từ thành phần của Moldova-PMR) là ông Evgeny Shevchuk tuyên bố rằng sớm hay muộn nước Cộng hòa cũng sẽ trở lại vào thành phần một quốc gia duy nhất là Nga.

Pridnestrovie (hay còn gọi là Transnistria) là quốc gia độc lập tự xưng, tách ra từ Moldova, sau khi Moldova cũng tách ra từ Romania vào những năm 1990 của thế kỷ trước. Về thành phần dân tộc, sinh sống ở Pridnestrovie phần lớn là cư dân Nga và Ukraine.

Lãnh thổ của Transnistria nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraine. Nhà nước này tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ phía đông sông Dniester, thành phố Bender và các địa phương lân cận nằm ở bờ Tây.

Nước cộng hòa ly khai này được tổ chức theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, với chính phủ, quốc hội, quân đội, cảnh sát, hệ thống bưu chính và tiền tệ độc lập với Moldova. Chính quyền Pridnestrovia cũng thông qua một bản hiến pháp, quốc kỳ, quốc ca và quốc huy riêng.

Hầu hết người dân chúng nơi đây có quốc tịch Moldova (trong số này có nhiều người gốc Nga), song cũng có nhiều người có quốc tịch Nga và Ukraina. Do đó, ở đây chủ yếu là người nói tiếng Nga và mang đậm bản sắc văn hóa Nga.

Moldova không công nhận Pridnestrovia và xem phần lớn lãnh thổ của nước cộng hòa ly khai này là một bộ phận của Moldova với địa vị pháp lý đặc biệt là vùng Transnistria, hay Stînga Nistrului (“Tả ngạn sông Dniester”).

Moldova moi My vao nha, them mot nuoc doi sap nhap Nga

Tổng thống Pridnestrovie tuyên bố trước sau gì cũng sáp nhập vào Nga

Sau “Chiến tranh Transnistria” năm 1992, việc kiểm soát an ninh trên địa bàn Pridnestrovie do lực lượng gìn giữ hòa bình đảm trách, trong đó có 400 quân nhân Nga, gần 500 binh sĩ của Pridnestrovie, 350 binh lính người Moldova và 10 quan sát viên quân sự từ Ukraine.

Được biết, cùng với hoạt động ở trong nước và các nước láng giềng thuộc cộng đồng Liên bang Xô viết, các lễ diễu binh cũng được tổ chức ở các lãnh thổ hải ngoại của Nga như Kanilingrad, bán đảo Crimea hay các khu vực đang có quân nhân Nga hiện diện như ở sân bay Hmeymim của Syria.

Ngày 9-5 vừa qua, Pridnestrovie cũng tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 71 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại với sự tham gia của nhóm quân Nga. Trong buổi lễ diễu binh, Tổng thống của nước Cộng hòa tự xưng đã bày tỏ nguyện vọng sáp nhập vào lãnh thổ của Nga.

"Trong những ngày chiến tranh (ý nói chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2), tất cả chúng ta đều thống nhất, bất kể là dân tộc nào, để bảo vệ quê hương chung của mình. Điều đó gắn kết tất cả chúng ta” - nhà lãnh đạo Pridnestrovie nói.

Tuyên bố trước đông đảo nhân dân trong nước và các quân nhân Nga trong cuộc diễu binh, được tổ chức tại thủ phủ Tiraspol, ông Evgeny Shevchuk khẳng định rằng: “Tôi tin rằng sớm hay muộn, mà càng sớm thì càng tốt, chúng ta sẽ sống trong một quốc gia thống nhất…".

Căng thẳng giữa Moldova và nhà nước ly khai leo thang thành một cuộc xung đột quân sự bắt đầu từ tháng 3-1992 và chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7-1992, với sự giám sát của một cơ quan quốc tế là Ủy ban Kiểm soát Liên hiệp ba bên Nga, Moldova, Transnistria.

Ủy ban này chịu trách nhiệm giám sát các thỏa thuận an ninh trong khu phi quân sự, bao gồm 20 địa phương ở cả hai bên bờ sông.

Do Nga có sự hiện diện quân sự tại nước cộng hòa nằm bên sườn phía tây nam Ukraine này nên Tòa án Nhân quyền châu Âu xem Pridnestrovia "nằm dưới quyền lực trên thực tế hoặc ít nhất là chịu ảnh hưởng mang tính quyết định từ Moscow".

Pridnestrovia hiện cùng với 3 quốc gia không được công nhận khác là Nagorno-Karabakh (một vùng đất trước đây thuộc Azerbaijan), Abkhazia và Nam Ossetia (chính thức tách ra khỏi Gruzia năm 2008) duy trì quan hệ hữu nghị với nhau và hình thành Cộng đồng vì Dân chủ và Quyền của các Dân tộc.

Điểm đặc biệt là cũng giống như Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) ở Donbass, đông nam Ukraine, Nga có ảnh hưởng rất lớn đến nhóm “Tứ quốc ly khai” trên.

Trước đây, các quốc gia này được xếp vào dạng “xung đột lạnh” tức là không tiềm ẩn yếu tố gây chiến tranh. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, những nhân tố tiềm ẩn đã được dịp bùng phát, có khả năng biến “xung đột lạnh” thành “xung đột nóng”.

Đặc biệt là ngay sau cuộc đảo chính ở Ukraine tháng 2-2014, lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Yanukovych, tình hình Pridnestrovia có những diễn biến rất phức tạp khiến Moldova rất lo ngại. Lãnh đạo và dân chúng nước cộng hòa này đã không ít lần bày tỏ nguyện vọng được sáp nhập vào Nga.

Ví dụ như một thỉnh nguyện thư có khoảng 30.000 chữ ký của người dân nước này, đề nghị được sáp nhập vào Nga đã được chuyển đến Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, khi ông đến thăm Thủ phủ Tiraspol của Pridnestrovia, nhân ngày Chiến thắng 9-5-2014.

 

Hoạt động của Lực lượng gìn giữ hòa bình mũ quốc tế tại Pridnestrovia

Việc Tổng thống tự xưng của Pridnestrovia tiếp tục đề đạt nguyện vọng sáp nhập Nga diễn ra trong bối cảnh Moldova đang tổ chức cuộc tập trận chung với Mỹ, gây nhiều lo lắng cho vùng lãnh thổ ly khai này và vấp phải sự phản đối của cả nhân dân trong nước và các đảng đối lập.

Cuộc tập trận Dragon Pioneer-2016 được tổ chức ở Moldova từ ngày 3-20 tháng 5. Tham gia cuộc tập trận này có 165 binh sĩ Moldova và 198 quân nhân Mỹ, 58 đơn vị thiết bị quân sự Mỹ, 40 phương tiện rà phá bom mìn và máy móc đảm bảo hậu cần của quân đội Moldova.

Hôm 8-5, các thành viên của đảng Xã hội đối lập của Moldova (MDBGS) và đông đảo quần chúng đã tham gia cuộc biểu tình tại quảng trường trung tâm Kishinev, nơi tập kết và triển khai các thiết bị quân sự của Mỹ.

Đại biểu quốc hội của đảng đối lập là ông Vlad Betryncha cho biết, quân đội nước ngoài tiến vào Kishinev là sự vi phạm Hiến pháp Moldova, các thiết bị quân sự đang hiện diện ở đây một cách bất hợp pháp, chủ quyền đất nước đã bị xâm phạm.

Theo ông, tất cả mọi người còn nhớ Libya, Iraq, Nam Tư, Afghanistan và các nước khác từng bị lực lượng NATO ném bom như thế nào, nên họ cầm vòng hoa có ruy băng viết lời chia buồn dành cho nhân dân các đất nước này, đồng thời hô vang các khẩu hiệu chống chiến tranh và chống NATO.

Ông Betryncha nói rằng, nhân dân Moldova không muốn lặp lại số phận của các nước này, họ muốn Moldova vẫn là đât nước trung lập, sống chung với cả Nga và Liên minh châu Âu, đồng thời không tham gia bất cứ khối quân sự nào để chống lại những nước khác.

Huy Bình

Nguồn tin: baodatviet

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,304
  • Tháng hiện tại19,266
  • Tổng lượt truy cập41,199,867
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây