Nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá

Thứ tư - 14/08/2013 23:45 1.028 0
Tỉnh Bình Thuận đã thành lập được 4 nghiệp đoàn nghề cá với 54 tàu, thuyền công suất lớn từ 90 cv trở lên và hơn 600 đoàn viên tham gia nghiệp đoàn. Trong đó, nghiệp đoàn nghề cá phường Bình Hưng có 5 thuyền với 121 đoàn viên tham gia nghiệp đoàn. Xã Tam Thanh (Phú Quý) có 24 thuyền với 175 đoàn viên tham gia nghiệp đoàn.


Phường Phước Hội (La Gi) 15 thuyền với 153 đoàn viên. Thị trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong) có 10 thuyền với 151 đoàn viên tham gia nghiệp đoàn.

Để tạo điều kiện cho nghiệp đoàn nghề cá hoạt động, các ngành chức năng phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ trang bị máy bộ đàm tầm xa, định vị vệ tinh cho tàu cá, cấp phao cứu sinh, thuốc phòng chữa bệnh cho đoàn viên trên tàu, xây dựng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ phương tiện sinh hoạt, tặng sổ tiết kiệm, cấp học bổng cho con em đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng.

Nghiệp đoàn nghề cá được thành lập đã góp phần nâng cao nhận thức của ngư dân; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và chủ thuyền. Đây là "điểm tựa" góp phần chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của ngư dân; tạo mối kiên kết, hợp tác hỗ trợ nhau "bám" biển, khai thác hải sản xa bờ, dài ngày. Nghiệp đoàn cũng góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường, ngư trường, nguồn lợi thủy sản, bảo vệ an ninh, trật tự trên biển và chủ quyền biên giới biển, đảo.

Tuy nhiên, lao động biển hầu hết là lực lượng lao động tự do, làm việc theo mùa vụ, không ký hợp đồng và thường hoạt động trong phạm vi gia đình, dòng tộc, bạn bè. Chủ thuyền đồng thời cũng là thuyền trưởng, lao động biển trình độ còn hạn chế, không đồng đều, kỹ năng, kiến thức hành nghề trên biển đa phần theo kinh nghiệm, cha truyền con nối. Việc khai thác của ngư dân phụ thuộc vào thiên nhiên, mang tính mùa vụ, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động khai thác. Do đặc thù lao động của ngư dân nên nội dung, phương thức hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá nói chung còn lúng túng; quy chế phối hợp hoạt động giữa các cấp Công đoàn chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc tổ chức, điều hành hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá còn nhiều khó khăn.

Các nghiệp đoàn nghề cá ở Bình Thuận mong ngành chức năng sớm có cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân được vay vốn đầu tư, đóng mới tàu khai thác xa bờ, thu mua trên biển, trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý, giám sát, tìm kiếm cứu nạn, nhất là các tổ nghiệp đoàn khai thác, thu mua hải sản xa bờ. Các ngành chức năng cần quan tâm hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, sơ chế, bảo quản sản phẩm, dự báo ngư trường cho ngư dân; đầu tư xây dựng các trạm dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu hộ, cứu nạn trên các đảo; tổ chức đầu mối thu mua sản phẩm, nhằm ổn định thị trường, tránh bị tư thương ép giá.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá, thời gian tới, ngoài việc rà soát, điều chỉnh quy chế tổ chức, hoạt động phù hợp với từng địa phương, ngành nghề trên biển, tỉnh Bình Thuận tăng cường sự kết hợp giữa các nghiệp đoàn, Liên đoàn Lao động các cấp. Tỉnh đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động, đánh bắt, tổ chức sản xuất và xử lý các tình huống tranh chấp trên biển cho cán bộ nghiệp đoàn và đoàn viên của nghiệp đoàn. Bình Thuận phấn đấu đến năm 2015 có từ 10 - 12 nghiệp đoàn nghề cá với khoảng 1.300 đoàn viên tham gia./.

Tấn Hùng

Ý kiến bạn đọc
NHÀ NƯỚC CẦN CÓ CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ NGƯ DÂN ĐÓNG TÀU THUYỀN CÔNG SUẤT LỚN VÀ ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN
Việc thành lập Nghiệp đoàn tàu cá hiện nay ở tỉnh Bình định hay Tổ hợp tác sản xuất khai thác hải sản hiện nay ở các tỉnh duyên hải miền trung như Đà nẳng, Qủang nam, Qủang ngãi,Qủang Bình, Bình thuận vv…bên cạnh đó Công đoàn đã thành lập, phát huy hiệu quả mô hình Nghiệp đoàn nghề cá, và đã tổ chức “Chương trình tấm lưới nghĩa tình”, góp phần quan trọng hỗ trợ, bảo vệ lợi ích của người lao động, ngư dân gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia…Đây là một mô hình rất hay cần thiết trong tình hình hiện nay, ngư dân liên tục bị tàu thuyền của Trung quốc uy hiếp không cho ngư dân đánh cá ngoài biển đông thuộc chủ quỳên của nước ta, đề nghị Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Tổng liên đoàn lao động Việt nam nên nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước. Tập đoàn tàu cá, Nghiệp đoàn nghề cá hay Tổ hợp tác sản xuất không chỉ giúp ngư dân yên tâm khi đánh cá trên biển mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự tại các ngư trường. Gắn lợi ích kinh tế của các tổ với việc bảo vệ ngư trường sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, đẩy lùi việc xâm lấn ngư trường của tàu nước ngoài. Trong thời gian vừa qua có nhiều tàu lạ liên tục tấn công vào thuyền của bà con ngư dân , mới đây liên tục các tàu của Trung quốc ngang nhiên bắn, đâm vào tàu đánh cá của bà con ngư dân, làm uy hiếp tinh thần đe dọa về tính mạng, làm hư hỏng thuyền đã làm tổn thất đến tài sản của ngư dân , nhưng với tinh thần yêu nghề gắn biển, gắn quê hương tổ quốc , ngư dân không nản lòng vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để tiếp tục đóng tàu thuyền khác tiếp tục ra biển khai thác hải sản . Có thể nói mỗi ngư dân là mỗi chiến sỉ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc Việt nam thân yêu. Nhà nước sớm có chính sách hổ trợ cho ngư dân thồng nhất trong phạm vi cả nước. Trước tiên Nhà nước tạo điều kiện về vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, cho ngư dân vay đóng thuyền với quy mô công suất lớn hơn, như ngư dân Bình Định đầu tư vốn đóng tàu công suất lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã tạo việc làm ổn định cho nhiều ngư dân khác, đồng thời có chính sách hổ trợ ngư dân có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, để đến khi lớn tuổi không thể đánh bắt hải sản nữa có thể nhận chế độ hưu trí yên tâm đảm bảo cuộc sống trong thời gian đã quá tuổi lao động. Ngư dân là một lực lượng lao động rất lớn trên biển , nếu ở trong độ tuổi theo Luật dân quân tự vệ, thì hàng năm cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm huấn luyện cho đối tượng này. Nên thành lập lực lượng Dân quân cơ động trên biển phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết, trong công tác tuần tra vùng biển thềm lục địa thuộc hải phận của nước ta. Có như vậy ngư dân mới được hưởng các chính sách của nhà nước, trong quá trình bảo vệ vùng biển của tổ quốc, nếu xãy ra bị xâm hại đến bản thân mình, gia đình thân nhân không bị thiệt thòi. Ngư dân là lao động chính trong gia đình , người phụ nữ phụ thuộc ở nhà không làm gì con cái thì quá đông, những năm qua có những trường hợp thuyền đi đánh bắt hải sản, do bị thiên tai bão lụt bất ngờ không kịp thời vào bờ lánh nạn, người chồng không trở về nữa, người vợ không biết làm gì để nuôi con mình, đây là gánh nặng của gia đình cũng như xã hội. Đề nghị Bộ lao động thương binh xã hội nên cóhính quyền xã làm sai quy trình?!
Minh Trí

Nguồn tin: tamnhin.net

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,600
  • Tổng lượt truy cập41,236,201
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây