Nguy cơ mới trên biển Đông

Chủ nhật - 02/06/2013 09:45 1.136 0
Vụ tuần duyên Philippines bắn ngư dân Đài Loan gần đây mở ra một nguy cơ mới trên biển Đông: vùng biển này đang trở thành chỗ trút giận của các nước liên quan.
Đó là đánh giá của ông Christian Le Miere, chuyên gia cấp cao về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), đưa ra gần đây. Theo ông, bất ổn ở biển Đông không mới nhưng tình hình gần đây đang diễn biến nguy hiểm do các tranh chấp khác nhau liên tiếp xuất hiện.
 
Quay lại vụ ngư dân Đài Loan bị bắn chết hôm 9-5, ông Miere nhận định biển Đông đang có nguy cơ bị các nước sử dụng làm nơi giải quyết bức xúc, bất đồng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau thay vì chỉ tranh chấp biển, đảo như trước đây.
 
 
Tàu USS Chung-Hoon đang có mặt ở biển Đông cùng soái hạm USS Blue Ridge của Hạm đội 7 (Mỹ).
Ảnh: US Navy
  
Tàu cá Đài Loan bị bắn  ở vùng biển rộng lớn - nơi vùng đặc quyền kinh tế của các nước chồng lấn lên nhau. Trước nay, chưa hề có một phân định chính thức nào giữa các khu vực này, theo ông Miere. Dù tranh cãi giữa Đài Bắc và Manila đã tạm lắng nhưng hậu quả không dừng lại ở đó. Lợi dụng việc này, Trung Quốc tuyên bố giết hại một ngư dân Đài Loan cũng là giết hại một người Hoa và ra mặt can thiệp.
 
Ngay ngày 10-5, Trung Quốc đã triển khai 2 tàu hải giám tới bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị thủy quân lục chiến Philippines chiếm đóng. Đến ngày 21-5, Bắc Kinh phái thêm 1 tàu khu trục và 2 tàu hải giám đến Cỏ Mây. Đáp lại, Philippines đã triển khai tàu chiến tới đây hôm 25-5. 2 ngày sau đó, lần đầu tiên trong 3 năm qua, Trung Quốc tổ chức tập trận hải quân với sự tham gia của cả 3 hạm đội trên biển Đông.
 
Việc Trung Quốc triển khai tàu, ngoài mục đích hậu thuẫn cho Đài Loan còn có thể xem là đòn trả đũa đối với hành động kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài quốc tế của Manila. "Ngoại giao pháo hạm đã được áp dụng để tạo sức mạnh răn đe ngay tại vùng biển quốc tế nhằm giải quyết các xung đột trong quan hệ song phương. Đó là một diễn biến rất nguy hiểm, nhất là khi căng thẳng vượt qua tầm kiểm soát của các bên” - ông Miere nhấn mạnh.
 
Vấn đề này, theo ông Miere, chắc chắn sẽ được đề cập đến tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 khai mạc ngày 31-5 ở Singapore. Mỹ đã triển khai đến Singapore một trong 4 tàu tác chiến ven bờ hiện đại USS Freedom.
 
Việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự sẽ tác động đáng kể tới tranh chấp chủ quyền ở biển Đông vốn đang rất căng thẳng. Điển hình là Trung Quốc tập trận 3 hạm đội gần đây diễn ra sau khi siêu tàu sân bay Mỹ USS Nimitz có chuyến tuần tra trên biển Đông.
Hải Ngọc (Theo IISS)

  • Ý kiến bạn đọc
    MINH TRI
    2Thích  
    31/05/2013 14:55

    MUỐN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG PHẢI CÓ LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BỜ BIỂN NGĂN CHẶN CÁC TÀU VI PHẠM. Ngày 21/6/2012 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Biển. Luật Biển Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là tạo hành lang phát triển kinh tế biển. Thời gian vừa qua Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền nước ta, Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động phi pháp tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có phê duyệt thành lập "Đài phát thanh và truyền hình Tam Sa", "Đài truyền hình vệ tinh Tam Sa" cũng như tờ "Nhật báo Tam Sa". Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cử tàu hải giám tuần tra phi pháp tại khu vực Hoàng Sa, ngang ngược xua đuổi 2 tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 96417 TS và QNg 96382 TS đang hoạt động bình thường và hợp pháp tại khu vực này. Mới đây nhất là tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam, tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và bây giờ là tiếp tục đưa 32 tàu cá lớn ra ngư trường tại Trường Sa của chúng ta để đánh bắt thủy sản là chuỗi hành động mang tính hệ thống, có tính chất leo thang với ý đồ toan tính rất rõ nhằm chiếm lĩnh và xâm chiếm vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung Quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta trên 160.000km2 sẽ bị xâm phạm. Thống nhất quan điểm chỉ đạo của Đại tướng Phùng quang Thanh tại buổi gặp gỡ và giao nhiệm vụ cho thuỷ thủ tàu ngầm chuẩn bị đi đào tạo ở Nga vào trung tuần tháng 4-2012, đã nhấn mạnh: “ Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được Quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc ”. Đề nghị Bộ Quốc phòng sau khi chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636 đã được Nga chuyển giao về Việt nam cần chỉ đạo lực lượng tàu ngầm phối hợp với các lực lượng như cảnh sát biển, biên phòng đủ mạnh, tổ chức lực lượng thường trực 24/24h thường xuyên tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngăn chặn, không cho các tàu thuyền nước khác đến xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, bắt giữ người và phương tiện xử lý theo pháp luật của Việt Nam và bảo vệ ngư dân của nước ta đánh cá trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền. MINH TRÍ


Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay7,044
  • Tháng hiện tại65,537
  • Tổng lượt truy cập41,133,340
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây