Sự cố cháy nổ bắt nguồn từ lò phản ứng số 4 sau khi một thử nghiệm thất bại hôm 26-4-1986.
Thảm họa đã khiến một khu vực rộng lớn của Liên Xô bị bụi phóng xạ bao phủ. Nhiều khu vực khác tại châu Âu như Na Uy, Thụy Điển, Ý, Áo, Thụy Sĩ cũng bị ảnh hưởng. Chính quyền Liên Xô khi đó đã ra lệnh sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat trong nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa hạt nhân tồi tệ này.
Lò phản ứng số 4 sau vụ nổ (ảnh chụp hồi tháng 5-1986). Ảnh: Reuters
Hoạt động khử xạ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: RIA Novosti
Phương tiện quân sự hoạt động trong khu vực nhà máy cũng phải được khử xạ. Ảnh: RIA Novosti
Nhân viên tham gia hoạt động khắc phục hậu quả. Ảnh: RIA Novosti
Sau khi lệnh sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat được đưa ra, khoảng 50.000 người dân đã rời khỏi đó trong vòng 3 giờ. Chính họ cũng không biết rằng mình có thể không bao giờ trở lại quê nhà.
Trong khi lò phản ứng số 4 đã bị hư hỏng không thể sửa chữa thì những khu vực khác của nhà máy vẫn hoạt động bình thường không lâu sau vụ nổ. Lò phản ứng số 1, 2 và 3 đã được khởi động lại từ giữa tháng 10-1986 đến tháng 12-1987. Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện hạt nhân cho đến tháng 12-2000 .
Thảm họa đã để lại nhiều hậu quả thảm khốc cho sức khỏe người dân và khiến Pripyat giờ đây không khác gì một thành phố "ma".
Bé gái Olga Derzhutskaya, 6 tuổi bị ung thư do ảnh hưởng của thảm họa (ảnh chụp năm 1996). Ảnh: Reuters
Hai đứa trẻ bị ung thư do tác động của thảm họa được điều trị tại một bệnh viện đặc biệt ở Minsk - Belarus năm 1996. Ảnh: Reuters
Khung cảnh hoang tàn ở Pripyat sau thảm họa hạt nhân. Ảnh: RT
THẬN TRỌNG KHI XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN Qua tìm hiểu cụ thể tại đất nước Nhật bản, để vận hành một nhà máy điện hạt nhân công suất 100 vạn kW thì lò hạt nhân phải sinh ra một lượng nhiệt là 300 vạn kW! Tức là 200 vạn kW năng lượng phải bị bỏ phí, và lượng nhiệt thừa này đang được đưa ra ngoài bằng cách làm nóng nước đưa vào lò, và cứ thế thải thẳng ra biển! Lượng nước này có thể làm nóng bờ biển quanh Nhật Bản, có thể giải thích cái thực tế rằng tốc độ nóng lên của biển Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới từ 2-3 lần! Các sinh vật biển quanh nhà máy Điện hạt nhân không thể sống nổi nếu ngâm onshen (hot-spring) mỗi ngày như vậy! Và có thể khẳng định ngoài nguyên nhân khí C02 làm Trái Đất nóng lên, thì lượng nhiệt thừa từ lò hạt nhân thải ra biển cũng góp phần đáng kể làm trái đất nóng lên. Trên thế giới đã chứng kiến thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina, hậu quả đã kéo dài đến ngày nay cũng chưa khắc phục được hoàn toàn. Những hình ảnh ám ảnh về thảm họa hạt nhân Chernobyl, đây là bài học hết sức sâu sắc cho các nước muốn phát triển nguồn năng lượng điện từ nhà máy điện hạt nhân mà hiện nay nước mình chưa có. Chính vì lý do như vậy, nhiều nước trên thế giới như Đức,Thụy sỉ, Bỉ, Nhật vv…tuyên bố đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, không phát triển nhà máy điện hạt nhân. Đối với nước ta để phát triển kinh tế, cần phát triển năng lượng điện là cần thiết, nhưng nên phát triển loại năng lượng nào mà nước ta hiện nay có lợi thế so sánh , phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh. Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện ,nhiệt điện, khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. Do vậy không thể phát triển thủy điện cũng như điện hạt nhân bằng mọi giá( thuận lợi hiện nay nước ta chưa triển khai nhà máy điện hạt nhân), vì tác động rất lớn đến môi trường. Lợi thế so sánh của nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi ,có bờ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi , nên đễ dàng phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió(Phong điện) . Đây là lọai năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ nguồn năng lượng tiềm năng này, gần đây có một số dự án phong điện được thực hiện thí điểm ở các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu , bước đầu đã mang lại hiệu quả .Cần thiết nên triển khai ở các tỉnh ven biển, các huyện đảo xa như các huyện đảo Lý Sơn Qủang Ngãi, huyện đảo Trườnng Sa Khánh Hòa, huyện đảo Phú Quý Bình Thuận, huyện Côn Đảo Bà Rịa Vũng Tàu vv… để các địa phương này chủ động về nguồn điện. Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tỷ lệ từ 30 đến 50% , đây là con số không phải là nhỏ. Để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai , Nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngòai nước đầu tư vào lãnh vực này, để nước ta có thêm nguồn năng lượng điện đủ cho phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. MINH TRÍ
Nguồn tin: NLĐ Online