Những người dân tộc thiểu số tiêu biểu ở Chư Jút

Thứ năm - 25/09/2014 00:09 1.210 0
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chư Jút đã có nhiều người dân tộc thiểu số luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống cũng như có nhiều việc làm thiết thực, gắn bó với cộng đồng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Dưới đây là những người tiêu biểu trong số đó.

Ông Y Vách Ktul, Trưởng bon U3, thị trấn Ea T’ling, luôn tích cực vận động bà con chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng bon làng ngày càng giàu đẹp. Để nói dân nghe, bản thân ông và gia đình luôn nêu gương, tiên phong trọng mọi lĩnh vực.

Ông Y Vách luôn gần gũi, tìm hiểu cuộc sống của bà con trong bon U3, thị trấn Ea T’ling

Hiện nay, trước tình hình kẻ xấu luôn lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân thì ông thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị trong bon nói cho bà con hiểu về âm mưu của các thế lực thù địch. Những hộ gia đình có con em có dấu hiệu hư hỏng thì ông trực tiếp xuống khuyên nhủ, chỉ dạy những điều hay, việc tốt.

Thông thường, trong các buổi họp bon, ông đều xây dựng những nội dung khác nhau để bà con dễ tiếp nhận, thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, bon U3 hiện có 370 hộ dân thì chỉ còn 32 hộ nghèo; trên 80% hộ được công nhận gia đình văn hóa; năm 2012 bon được công nhận bon văn hóa. Qua sự vận động của ông Y Vách, các hộ dân trong bon còn đóng góp kinh phí để mắc hệ thống đèn chiếu sáng tuyến đường Y Bih dài khoảng 1 km, tạo cho bon làng thêm văn minh.

Ông Y Vách cho biết: “Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì để nói bà con hiểu đòi hỏi mình phải làm từ từ, từng bước một, nhất là chịu khó, kiên nhẫn giải thích đến cùng. Còn làm việc gì, mình phải làm trước thì những gì mình nói, mình làm bà con mới nghe và làm theo”.

Sống tại buôn Trum, xã Đắk Wil, bà H’Chem Niê luôn được mọi người yêu mến bởi đức tính chịu thương, chịu khó, mạnh dạn trong phát triển kinh tế cũng như sẵn sàng giúp đỡ mọi người mỗi khi cần. Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cộng thêm tính cần cù, đến nay, gia đình bà đã chăm sóc thành công 500 trụ tiêu, 1000 cây cao su và 1 ha cây ngắn ngày.

Khi thấy chị em trong bon thiếu kiến thức trồng trọt, bà đã chủ động gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây trồng để đạt năng suất cao hơn. Đặc biệt, vào các buổi sinh hoạt cộng đồng, bà luôn phân tích cho người dân về nguyên nhân đói nghèo như do tâm lý ỷ lại, lười lao động và sinh đông con… để có hướng khắc phục hiệu quả.

Còn ông Nông Thanh Hưu, ở thôn 9, xã Nam Dong thì tuy vào lập nghiệp đã lâu, song vẫn không thể nào quên được những làn điệu hát then, đàn tính của quê hương mình. Và để hát then không bị mai một, ông Hưu luôn trăn trở và về tận quê hương Cao Bằng để tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, sưu tầm các tài liệu, tư liệu về các làn điệu then cổ cũng như  tìm đến nghệ nhân chế tác cây đàn tính và mua một số trang cụ, nhạc cụ.

Được sự hưởng ứng của đồng bào và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, ông đã tự biên dịch, biên soạn, đặt lời mới cho làn điệu then cổ. Hiện ông đã sáng tác hàng trăm bài hát then ca ngợi cuộc sống, quê hương, đất nước, Đảng, Bác Hồ…

Ông cũng mời những nghệ nhân cao tuổi định hướng lối hát, cách hát để chỉnh sửa ca từ cho phù hợp. Điều đặc biệt, đến nay, ông đã tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập được 3 câu lạc bộ hát then đàn tính ở 2 xã Nam Dong, Đắk D’rông và chế tác được 200 cây đàn tính. Với những nỗ lực đó, các câu lạc bộ đàn tính hát then đã giành được nhiều giải cao tại các kỳ liên hoan đàn tính hát then toàn quốc.

Bài, ảnh: Hoàng Hoài

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại75,517
  • Tổng lượt truy cập41,256,118
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây