Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ ba - 28/06/2016 21:177490
Chị Phạm Tuyết Mai, nữ công nhân 'khốn khổ vì thấy... vàng trong rác', vừa được tuyên thắng kiện vụ kiện Công ty Công Lý cho chị Mai nghỉ trái luật.
Ngày 28.6, TAND TP.Cà Mau (Cà Mau) tuyên chị Phạm Tuyết Mai (36 tuổi, ngụ H.Đầm Dơi, Cà Mau) thắng kiện Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Công Lý (Công ty Công Lý, trụ sở tại P.8, TP.Cà Mau).
Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên hủy quyết định "chấm dứt hợp đồng lao động" của Công ty Công Lý đối với chị Mai vì quyết định này là trái luật.
HĐXX cũng buộc Công ty Công Lý nhận chị Mai trở lại làm việc, trả tiền lương trong thời gian chị Mai không làm việc (hơn 76 triệu đồng), truy nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày chị bị công ty cho nghỉ việc cho đến ngày nữ công nhân này được nhận trở lại làm việc, bồi thường 2 tháng lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái luật gần 7 triệu đồng.
Ngày 28.9, chị Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, ngụ xã Tân Dân, H.Đầm Dơi, Cà Mau) cho biết đã gửi đơn khởi kiện Công ty TNHH xây dựng - thương mại - du lịch Công Lý (Công ty Công Lý), chủ quản Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau, đến TAND TP.Cà Mau, yêu cầu xác định quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Tổng giám đốc Công ty Công Lý với chị là trái luật.
Theo nội dung khởi kiện: Chiều 4.8.2014, trong lúc phân loại rác tại Nhà máy Xử lý rác thải TP.Cà Mau, chị Mai nhặt được chiếc ví bên trong có số nữ trang tổng cộng gần 5 lượng vàng.
Sau khi nhặt được vàng, lãnh đạo nhà máy mời chị Mai lên, yêu cầu giao nộp toàn bộ số vàng nhặt được, nhưng nữ công nhân này từ chối. Vụ việc được cả hai phía trình báo Công an P.Tân Xuyên, TP.Cà Mau. Số vàng này sau đó được công an phường chuyển đến Công an TP.Cà Mau tìm, trả lại chủ sở hữu.
(TNO) Chị Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, tạm trú khóm 3, P.Tân Xuyên, TP.Cà Mau, Cà Mau) trong lúc phân loại rác thì tìm thấy một cái bóp da, chứa nhiều vàng. Câu chuyện 'tìm thấy vàng trong rác' của chị Mai xảy ra từ năm 2014.
Ngày 13.8.2014, ông Nguyễn Tiến Tân, Giám đốc điều hành Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau mời chị Mai đến họp. Tại đây, chị Mai được lãnh đạo nhà máy cho biết chị đã vi phạm quy định của Công ty Công Lý (chủ quản Nhà máy Xử lý rác thải TP.Cà Mau) về việc kiểm soát ra, vào cổng và chống trộm cắp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản...
Tiếp đến ngày 5.9.2014, chị Mai được gọi đến nhà máy để nhận quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị.
Chị Mai sau đó đã khởi kiện vì cho rằng quyết định này của Công ty Công Lý là xâm phạm quyền lợi chính đáng của mình.
Phớt lờ Luật Lao động, chỉ theo "quy định công ty" để sa thải công nhân
Trong phiên xét xử, đại diện cho Công ty Công Lý là ông Nguyễn Tiến Tân, Giám đốc điều hành Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau, bác bỏ các yêu cầu của chị Mai, và khẳng định việc công ty cho chị Mai nghỉ việc là đúng.
Sau khi xem xét tài liệu có liên quan đến vụ kiện, Hội đồng xét xử nhận định chị Mai và Công ty Công Lý có tiến hành 3 lần ký hợp đồng lao động. Trong đó, hợp đồng lao động ký lần 3 (ngày 1.6.2013, thời gian 36 tháng) là không đúng theo quy định của pháp luật, nên không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hội đồng xét xử cho rằng do Công ty Công Lý ký hợp đồng lao động sai luật, nên mặc nhiên hợp đồng lao động lần thứ 3 giữa chị Mai ký với công ty này được xác định là hợp đồng lao động không thời hạn, theo Điều 22 Bộ luật Lao động.
Ngoài ra, biên bản họp xử lý, kỷ luật người lao động của lãnh đạo nhà máy ngày 13.8.2014 không thể hiện có mặt của người sử dụng lao động là Công ty Công Lý, nên cũng sai luật.
Hội đồng xét xử cho rằng việc chỉ căn cứ vào các quy định của công ty để quyết định sa thải người lao động, nhưng các quy định này chưa được đăng ký với các cơ quan chức năng cấp tỉnh, nên chưa đủ căn cứ, đã vi phạm quy định pháp luật.
Đặc biệt, quyết định sa thải số 211 sa thải chị Mai của Công ty Công Lý không căn cứ vào bất kỳ một quy định nào, điều luật nào của Bộ luật Lao động để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là hoàn toàn sai luật…