Nữ phóng viên

Thứ sáu - 20/06/2014 04:03 960 0
So với các nam đồng nghiệp thì phụ nữ làm báo vất vả hơn nhiều, nhưng không vì thế mà tình yêu nghề trong họ vơi đi. Để sinh ra những“đứa con tinh thần” của mình thì ngày ngày các nữ nhà báo vẫn rong ruổi “bám” cơ sở để kịp thời phản ánh những gì đã và đang diễn ra và nghề báo cũng lắm nỗi nhọc nhằn.

Gắn bó với nghề hơn 5 năm qua nên với chị Kim Anh (Phạm Thị Kim Anh) phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thì mỗi chuyến đi cơ sở là một cuộc hành trình đầy thử thách và cũng nhiều kỷ niệm.

Như chuyến đi làm phóng sự “Hành trình tìm con chữ ở Quảng Hòa”, ở thôn 12, xã Quảng Hòa (Đắk Glong); để quay được cảnh các em học sinh dân tộc Mông băng rừng, lội suối để đến lớp trong điều kiện không điện, không đèn, không giày, không dép… chị cùng ê kíp phải thức trắng đêm soi đèn pin theo từng bước chân của các em.

Phóng viên Hoàng Hoa (Đài PTTH tỉnh) trong một chuyến tác nghiệp tại xã Đắk Ngo (Tuy Đức)

Kim Anh tâm sự: “Mỗi tác phẩm báo chí ra đời đều mang bao nỗi vất vả, nhọc nhằn thậm chí là những băn khoăn, trăn trở của người làm báo. Song hạnh phúc lớn hơn là hiệu ứng từ những tác phẩm báo chí được công chúng quan tâm, đón nhận, có tác dụng sâu sắc tới đời sống xã hội. Những tác phẩm sau khi đăng báo được các cơ quan chức năng quan tâm can thiệp kịp thời, nhiều nhân vật trong bài viết được sự cưu mang, chia sẻ của cộng đồng, những điển hình tiên tiến trở thành gương soi cho mọi người… đó là niềm hạnh phúc để tôi vượt qua những khó khăn trước mắt”.

Tương tự, hơn 5 năm qua, chị Hoàng Hoài (Hoàng Thị Hoài), phóng viên Báo Đắk Nông chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi và hết yêu nghề. Để có những bài viết hay đặc sắc, có hiệu ứng xã hội tích cực, chị phải thường xuyên “một mình một ngựa” đi xuống tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn.

Chuyện đi cơ sở về muộn không kịp đón con, bữa cơm ấm cúng của gia đình đôi lúc cũng không kịp ăn lại phải vội vàng đi lấy tin bài, đêm về dù khuya đến mấy cũng cố gắng ngồi viết… trở thành “chuyện thường ngày”.

Phóng viên Hoàng Hoài tâm sự: “Nghề nào cũng có đặc thù, yêu cầu riêng; phải có ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân cao, phải yêu nghề, say nghề, tâm huyết với nghề thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Còn với chị Lê Xuân (Lê Thị Thanh Xuân), phóng viên Đài Truyền thanh huyện Đắk Song thì do đặc thù của phóng viên Đài truyền thanh huyện phải đảm nhiệm vai trò “2 trong một” là vừa quay vừa viết bài nên đôi lúc cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là những hôm mưa gió không sợ người ướt chỉ sợ ướt máy.

Làm nghề, không phải chuyến đi nào cũng thuận lợi, chuyện hẹn gặp nhân vật rồi nhưng khi xuống địa bàn thì họ lại đi vắng hoặc từ chối phỏng vấn là chuyện thường. Lê Xuân chia sẻ: “Những vui buồn, vất vả trong nghề báo cũng đã dạy cho tôi những kinh nghiệm sống cũng như làm báo.

Bên cạnh những khó khăn thì tôi thấy làm báo rất vui vì được đi “khắp huyện”, quan hệ xã hội rộng và mở mang thêm hiểu biết về cuộc sống. Mỗi tác phẩm hình thành thì bên cạnh những trang viết còn là những trang nhật ký về cuộc đời mà không phải nghề nào cũng có”.

Có thể thấy, nghề báo là một nghề gian nan, vất vả nhưng để có những tác phẩm báo chí phản ánh chân thực cuộc sống thì các nhà báo nữ trên địa bàn luôn nỗ lực hết mình để khẳng định vai trò của người cầm bút cũng như khẳng định dù phụ nữ nhưng nữ nhà báo vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ như các đồng nghiệp nam.

Bài, ảnh: Gia Bình

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại53,840
  • Tổng lượt truy cập41,234,441
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây