Phản đối các hành động đe dọa hòa bình trên Biển Đông

Thứ sáu - 17/10/2014 02:35 758 0
Chủ tịch Ủy ban châu Âu ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Ngày 13/10/2014, tại Trụ sở Ủy ban châu Âu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu – Ngài Manuel Barroso.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà EU dành cho Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam. Chủ tịch Manuel Barroso cũng nhắc lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm Việt Nam tháng 8 vừa qua.

Phản đối các hành động đe dọa hòa bình trên Biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Joses Manual Barroso. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế – xã hội và chính sách đối ngoại của mỗi bên, trao đổi biện pháp thúc đẩy toàn diện hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – EU.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt Nam – EU trong thời gian qua, cảm ơn EC và các nước thành viên EU đã hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh mong muốn hai bên sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và ký chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vào thời gian sớm nhất, đề nghị EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vào thời điểm hai bên kết thúc đàm phán.

Thủ tướng Chính phủ cũng nhất trí với Chủ tịch EC rằng việc hoàn tất EVFTA sẽ giúp Việt Nam với tư cách một nền kinh tế thị trường hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu. Trong phát biểu với báo chí, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh EVFTA cùng với PCA là những trụ cột chính trị và kinh tế quan trọng, vững chắc để quan hệ hợp tác Việt Nam – EU ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng và mong đợi của cả hai bên.

Chủ tịch Manuel Barroso đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế – xã hội ấn tượng của Việt Nam và bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực của quan hệ; khẳng định Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác Việt Nam – EU; nhấn mạnh mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN- EU; đánh giá cao đóng góp của Việt Nam tại khu vực và cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang định hình.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp của EU vào hợp tác ASEAN – EU, hợp tác Mê Công – Đa-nuýp trong khuôn khổ ASEM; khẳng định với vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam ủng hộ sự tham dự của EU vào các vấn đề khu vực do ASEAN đóng vai trò chủ đạo và nỗ lực thúc đẩy hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN – EU.

Hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc và trao đổi ở các cấp; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam và EU đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau; đẩy mạnh quan hệ kinh tế – thương mại và hợp tác phát triển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành như y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, biến đổi khí hậu…

Video Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm ủy ban Châu Âu

 

Bên cạnh các vấn đề song phương, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch EC cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên cùng nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Chủ tịch EC khẳng định lại lập trường của EU ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; kêu gọi các bên liên quan không tiến hành các hành động đơn phương gây phương hại cho hòa bình, ổn định ở khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Kết thúc hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso đã chứng kiến lễ ký chính thức khoản viện trợ trị giá 400 triệu Euro mà Ủy ban châu Âu dành cho Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020 và ra Tuyên bố chung về định hướng kết thúc đàm phán EVFTA, trong đó nhấn mạnh mong muốn xây dựng một Hiệp định thương mại tự do hiện đại, toàn diện và cân bằng để giúp hai bên có thể đáp ứng các thách thức về kinh tế hiện nay và trong tương lai.

Theo Giáo Dục

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,694
  • Tháng hiện tại75,856
  • Tổng lượt truy cập41,256,457
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây