Việt Nam mới mua 2 tàu ngầm Kilo của Nga và sẽ có chiếc thứ ba vào tháng 11 tới, theo hợp đồng trị giá 2,6 tỉ USD ký kết năm 2009. 3 tàu ngầm còn lại sẽ được giao cho Việt Nam trong vòng 2 năm nữa. Ngoài ra, Việt Nam cũng mua nhiều tàu khu trục và tàu hộ tống – chủ yếu từ Nga.
Và máy bay P-3 sẽ lấp đầy lỗ hổng phòng thủ cho Việt Nam trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông, nhất là sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam một cách trái phép từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 vừa qua.
Hiện có 435 chiếc P-3 do hãng Lockheed Martin chế tạo đang hoạt động khắp thế giới dưới sự điều hành của 21 chính phủ.
Một chiếc P-3 Orion của không quân Hàn Quốc tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370
hồi tháng 3-2014. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn nguồn từ 2 quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho hay các cuộc thảo luận về nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam đang diễn ra ở Washington và quyết định có thể được đưa ra vào cuối năm nay. “Chúng tôi đã tìm thấy một đối tác mà ở đó có cả quyến lợi của chúng tôi” - một trong hai quan chức giấu tên nói.
Vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam được nhắc đến nhiều gần đây. Hồi tháng 8 vừa qua, ông John McCain cùng 3 thượng nghị sĩ Mỹ khác đã đến Hà Nội và bàn về vấn đề trên.
6 ngày sau chuyến thăm trên, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Tướng Martin Dempsey – thăm Việt Nam. Mới tuần trước, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Hải quân Việt Nam là Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đến Mỹ và bàn về các cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước.
Trong khi đó, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russelđánh giá vị trí chiến lược của Việt Nam là lý do tốt để hai bên hợp tác khăng khít hơn và việc nới lỏng lệnh cấm vũ khí "không phải là một ý kiến tồi".
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ hiện từ chối xác nhận việc liệu Việt Nam có đề nghị chính thức mua các máy bay P-3 hay không.
Nguồn tin: NLĐ Online