Ảnh minh họa |
Theo đó, nội dung chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của Trung ương gồm Chi của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải và của Bộ Công an.
Đối với chi của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải gồm các nội dung như chi xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án về bảo đảm TTATGT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để các bộ, ngành và địa phương thực hiện; chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông; Nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm TTATGT; chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo đảm TTATGT theo quy định của pháp luật; chi thăm hỏi gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn…
Chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Bộ Công an gồm các nội dung chi truyên truyền, hội nghị, hội thảo về công tác bảo đảm TTATGT; chi hoạt động kiểm tra về công tác bảo đảm TTATGT, chi xăng dầu phục vụ bảo đảm TTATGT…
Ngoài ra, nội dung chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông của địa phương bao gồm chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn; chi khắc phục sự cố đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông…
Thông tư cũng quy định mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ) tối đa 100.000 đồng/người/ca.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2013.
Khánh Linh
Nguồn tin: baodientuchinhphu