Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ năm - 18/08/2016 05:339330
Dự kiến năm 2017, Bộ GD-ĐT sẽ thay đổi kỳ thi THPT quốc gia hiện nay theo hướng giao quyền chủ động cho các trường ĐH và địa phương.
Lãnh đạo các sở GD-ĐT và trường ĐH có ý kiến đóng góp trước khi Bộ đưa ra quyết định chính thức về điều này ngay trong năm học mới.
Một đơn vị tổ chức kỳ thi độc lập
GS-TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp, nhận xét: “Việc thi và tuyển sinh như năm nay là hoàn toàn phù hợp. Năm ngoái có một số sơ suất nhưng năm nay đã được cải tiến. Chúng ta chưa thể bắt chước nước ngoài mà tổ chức như họ được. Các trường vẫn phải dựa vào học lực của người học để tuyển sinh, do đó vẫn cần có một kỳ thi để làm căn cứ. Đối với nước ta, kỳ thi tuyển sinh ĐH hoặc kỳ thi THPT quốc gia tổ chức ở các trường ĐH đang là kỳ thi đảm bảo chất lượng cao nhất. Để các địa phương tự tổ chức sẽ khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng”.
Theo ông Chứ, cần một đơn vị đứng ra tổ chức một kỳ thi độc lập rồi các trường ĐH căn cứ vào đó để tuyển sinh, giống như cách mà ĐH Quốc gia Hà Nội đang làm.
Hiện nay nhiều trường ĐH, CĐ đã được Bộ GD-ĐT cấp phép tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết quốc tế hợp tác với trường ĐH nước ngoài.
Địa phương tổ chức thi tốt nghiệp
PGS-TS Nguyễn Xuân Trạch, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp VN, cho rằng nên trả về cho các địa phương, sở GD-ĐT kỳ thi để tốt nghiệp. Việc dùng một thước đo chung tất cả thí sinh trên toàn quốc để xét tốt nghiệp mà chỉ vài phần trăm không đạt yêu cầu là điều không nên. Việc tuyển sinh nên giao cho các trường ĐH tự lo. Có thể tổ chức một kỳ thi riêng để xét tuyển, dùng kết quả học tập của thí sinh, hoặc có thể nhờ Bộ hỗ trợ (khâu ra đề chẳng hạn) hay nhờ trường khác tổ chức thi, thậm chí một số trường liên kết với nhau để cùng tổ chức thi. Điều này phù hợp với xu hướng tự chủ của các trường ĐH, trong đó có tự chủ tuyển sinh.
Ông Trạch cũng cho rằng lo ngại sẽ trở về hai kỳ thi như trước đây là không có cơ sở. Trước đây là hai kỳ thi quốc gia, nhưng nếu cải tiến như đề xuất thì kỳ thi còn lại chỉ là của một số trường ĐH. Tuy nhiên, Bộ cũng nên cân nhắc, vẫn giữ lại một số nét cơ bản của năm nay. Nếu cải cách nhiều quá, mỗi năm một kiểu thì không ai thích ứng kịp.
Hôm qua 16.8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ đã thành lập tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng phương án tuyển sinh tối ưu nhất và sẽ sớm công bố vào đầu năm học.
Ông Lương Văn Việt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương, cũng cho rằng nên giao kỳ thi tốt nghiệp cho địa phương, còn các trường ĐH chủ động tổ chức tuyển sinh tùy theo điều kiện cụ thể của đơn vị mình.
Cùng quan điểm nhưng ông Lê Vinh, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.Đà Nẵng), phân tích trên góc độ đề thi. Ông Vinh nói: “Đề thi với 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển sinh ĐH có khoảng 3 câu hỏi để xét tốt nghiệp, chiếm khoảng 6 - 7 điểm. Để kiểm tra xét tốt nghiệp thì phải bằng một bài thi trọn vẹn và phải quy định tối đa là điểm 10 chứ hiện nay xét tốt nghiệp tối đa khoảng 6 - 7 điểm thì chưa đánh giá được toàn vẹn. Vì vậy Bộ cần tính đến phương án giao hẳn kỳ thi tốt nghiệp cho các sở còn kỳ thi ĐH thì giao cho các trường ĐH, tự quyết định phương thức tuyển sinh”.
Còn PGS Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục (Viện Khoa học giáo dục VN), khẳng định: “Chúng ta đã có luật Giáo dục ĐH và quyền tự chủ của các trường ĐH được quy định rất rõ. Do vậy, việc tuyển sinh ĐH nên tách khỏi kỳ thi THPT”. Ông Minh cho rằng nên giao việc thi tốt nghiệp cho các địa phương, Bộ nên tập trung vào việc xây dựng ngân hàng đề thi để địa phương nào chưa làm được thì họ chọn lựa.
Báo Thanh Niên tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra thông tin xét tuyển cũng như lời khuyên để TS trúng tuyển đợt này.
Các trường ĐH tự chủ
Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, cho rằng vấn đề hiện nay là dư luận xã hội cũng như nhiều trường ĐH không tin vào kết quả thi nếu do địa phương tổ chức. “Nút thắt để tháo gỡ sự khủng hoảng đó là giao quyền tự chủ cho các trường trong khâu tuyển sinh”, ông Hiệp nhận định.
Ông Hiệp phân tích: “Các trường sẽ tự quyết định phương thức tuyển sinh, để từ đó tuyển chọn được người phù hợp với mục tiêu đào tạo của mình. Việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội là một ví dụ. Còn các trường khác có thể xét học bạ như đang làm. Nếu thấy cần thiết thì có thể xét học bạ kèm theo yêu cầu thí sinh làm bài luận giống như các trường ĐH nước ngoài vẫn làm”. Những trường do đặc thù ngành nghề và mục tiêu đào tạo nên có yêu cầu cao về năng lực người học như các trường ngành y thì có bộ lọc riêng trong tuyển sinh.
"Sau khi kết thúc kỳ thi, em tham khảo đáp án của Bộ GD-ĐT và ước tính điểm số khoảng 28-29. Nhưng em không thể ngờ mình có thể trở thành thủ khoa khối A kỳ thi THPT quốc gia năm nay", Trần Quỳnh Trang nói.
Trên quan điểm này, ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng, cho rằng việc tuyển sinh sẽ do các trường tự quyết định. Nếu trường nào thấy cần thiết thì tổ chức thi để tuyển sinh nhưng phải thực hiện dưới sự giám sát của Bộ. Thí sinh cũng nên được sử dụng kết quả thi do một trường A nào đó tổ chức thi để xét tuyển vào nhiều trường khác nếu những trường đó có nhu cầu.
Còn ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết nếu như Bộ cho phép các trường tự đứng ra tổ chức thi để lấy kết quả tuyển sinh thì trường này đủ năng lực chủ trì một nhóm thi chung.