Thực phẩm cần tránh ở người trên 65 tuổi

Thứ năm - 01/01/2015 01:53 824 0
Trong khi hầu hết người trẻ, khỏe mạnh có thể phục hồi từ ngộ độc thực phẩm mà không cần điều trị, thì người lớn, đặc biệt trên 65 tuổi rất dễ bị tổn thương (thậm chí tính mạng bị đe dọa) vì hệ thống miễn dịch lúc này suy yếu và trở nên khó khăn hơn trong việc chống lại vi trùng.
Thực phẩm cần tránh ở người trên 65 tuổi - ảnh 1Dùng nhiều thịt nguội được cho là không tốt cho sức khỏe người lớn tuổi - Ảnh: Shutterstock
Ngộ độc thực phẩm không chỉ là một mối phiền toái. Các triệu chứng ngộ độc ở những người trên 65 tuổi thường nặng hơn so với người trẻ, và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất nước.
Dưới đây là những thực phẩm mà những người lớn tuổi cần cẩn thận:
Các loại pho mát mềm. Tốt nhất nên tránh ăn pho mát mềm. Những pho mát này có thể trở thành mối nguy lớn gây rủi ro cho sức khỏe người già vì nó có tính axit và chứa độ ẩm cao hơn các loại pho mát cứng, tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến ngộ độc.
Pa tê. Cố gắng tránh xa tất cả các loại pa tê tươi hoặc ướp lạnh, vì chúng có thể chứa vi khuẩn. Pate đóng hộp thường vô hại vì đã qua quá trình xử lý nhiệt trong khi đóng hộp.
Trứng sống. Các loại thực phẩm có chứa trứng sống, như nước sốt mayonnaise tự làm dễ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì thế, luôn chắc chắn nấu trứng cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ đặc quạnh lại để ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Thịt nguội. Nhiều loại thịt nguội như xúc xích, thịt hun khói không được nấu chín thường tiềm ẩn nguy cơ chứa ký sinh trùng toxoplasmosis. Tốt nhất nên kiểm tra các hướng dẫn trên bao bì để biết cách sử dụng thích hợp. Đối với các loại thịt, để giảm nguy cơ từ ký sinh trùng, hãy đảm bảo để vào ngăn đá ít nhất 4 ngày trước khi ăn. Nhiệt độ lạnh có thể giết chết hầu hết ký sinh trùng.
Thịt chưa nấu chín. Thịt chưa được nấu chín, đặc biệt là thịt gia cầm có thể chứa nhiều vi khuẩn gây ngộ độc như salmonella, campylobacter và E.coli. Hãy chắc chắn thịt luôn được nấu kỹ và không có bất kỳ dấu vết của màu hồng hoặc máu. Đồng thời, rửa tay thật sạch cùng thớt và dao khi chế biến để ngăn chặn vi khuẩn lây lan.
Sò, ốc sống. Động vật có vỏ (hến, tôm, cua, sò và trai) có thể chứa vi khuẩn có hại và vi rút gây ra ngộ độc thực phẩm. Vì thế, để đảm bảo an toàn, cần nấu thật kỹ.
Sushi. Theo trang NHS, sushi và các món ăn làm từ cá sống rất tốt, miễn cá đó đã được đông lạnh. Sở dĩ phải đảm bảo điều này vì cá cũng được biết đến là nơi chứa một số loại giun ký sinh nhỏ có thể gây ngộ độc. Nếu làm sushi ở nhà, hãy đảm bảo làm đông cá 4 ngày trước khi sử dụng.
Sữa. Không uống sữa chưa tiệt trùng; thay vào đó, hãy dùng các sản phẩm sữa đã qua xử lý. Trong thực tế, các loại sữa được bán trong cửa hàng hoặc siêu thị phần lớn đều được tiệt trùng.
Giá đỗ. Hãy cẩn thận với giá đỗ sống bởi chúng là một trong những nguồn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Lý do, điều kiện nóng ẩm cần thiết để phát triển mầm của giá đỗ cũng đồng thời “giúp” vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vì vậy, hãy chắc chắn nấu chín tất cả các loại hạt giống nảy mầm trước khi ăn.

Ngọc Khuê

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay764
  • Tháng hiện tại74,997
  • Tổng lượt truy cập41,359,197
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây