Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Một cuộc đời thanh cao

Thứ năm - 19/06/2014 03:33 1.411 0
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay thuộc Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng), xuất thân trong một gia đình trí thức, thuở thiếu thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người nổi tiếng thông minh, học giỏi, sớm bộc lộ những đức tính cao quý...

 

   
  Tượng đài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.  

Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".

Ham học, cương trực và dạt dào lòng nhân ái. Sử sách còn ghi rằng, trí nhớ của ông thật đặc biệt, xếp vào hạng siêu phàm. Năm lên 4 tuổi, ông đã thuộc làu hàng loạt kinh truyện mà mẹ ông đã dạy. Khi còn là cậu học trò, ông theo học thầy bảng nhãn Lương Đắc Bắc, được thầy phả cho "luồng sinh khí" từ trong bộ sách "Thái ất thần kinh" của đời nhà Minh nên đã khơi mạch, mở tầm, thông hiểu được lẽ huyền vi của tạo hóa, sự chuyển vận của vũ trụ về tự nhiên, xã hội, con người. Bạn bè nhất mực kính yêu và khâm phục nên tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử. Nhưng mãi đến năm 1535, lúc khoa Ất Mùi, niên hiệu Đại chính 6, đời Mạc Đăng Doanh, ông mới đi thi và đỗ Trạng Nguyên. Về sau, triều đình nhà Mạc chiêu mộ hiền tài nhằm khôi phục xã hội để cho trăm họ một cuộc sống thái bình và thịnh trị từ hậu tàn của sự suy đồi, thối nát của các vương triều cuối Lê. Ông cũng được triều Mạc hết lòng trọng đãi, ban cho nhiều chức quan cao và phong tước Trình truyền hầu, từ đó thiên hạ gọi ông là Trạng Trình.

Năm 1543, trước cảnh bầy tôi lộng quyền, ông mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi dâng trảm sớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản; song không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, viết văn, làm thơ, biên dịch sách, nghiên cứu kinh sử, chắt lọc những tinh hoa của các đạo pháp ngoại lai, bổ sung vào đó tính chất giản dị mà sâu sắc của người Việt để giáo hóa người đời và dạy dỗ học trò thành người có đức có tài - hữu ích cho đất nước. Với tên hiệu Bạch Vân Cư sĩ lan truyền rộng khắp, học trò khắp nơi đổ về thụ giáo ngày một đông... Nhiều học trò của ông sau này đã rạng danh, trở thành nhân tài kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn học... như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ... Nguyễn Bỉnh Khiêm mất vào năm 1585.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cả cuộc đời thanh cao, nhân ái gắn bó với dân với nước. Ông đã dành quá nửa đời mình đào tạo ra những nhân tài cho đất nước... Nhà sử học Phan Huy Lê có viết về ông: "Hơn 40 năm mà không một ngày nào quên đời, lòng lo thời thương đời thể hiện ra văn thơ. Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị đều có quan hệ đến việc dạy đời".

                                                                                                                                  Trích NHN 


 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại53,865
  • Tổng lượt truy cập41,234,466
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây