Theo Dân Trí
29/05/2013 21:26
-Mong Quốc hội sớm có quyết sách về biển Đông. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua, Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Do vậy, nước ta không thể đàm phán song phương với Trung Quốc được sẽ là bất lợi, vì Trung quốc không theo luật pháp quốc tế để đàm phán. William Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”. Các vấn đề tranh chấp thường tác động tới cả một khu vực rộng lớn liên quan đến nhiều nước, do đó cần tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách cách thức giải quyết tranh chấp là tốt nhất. Nếu các quốc gia Đông Nam Á cùng hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông hi vọng sẽ có một bước chuyển biến. Từ xưa đến nay Trung quốc nói một đằng làm một nẻo, khi ngoại giao thì nói là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng khi thực hiện thì hành động ngược lại, xua tàu đánh cá và tàu hải giám vào các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác. Gặp phải nước mạnh như Nga có những biện pháp kiên quyết cần thiết bắt tạm giữ tàu và người vi phạm đưa ra khởi tố xét xử theo luật pháp của nước sở tại thì Trung Quốc nhún nhường, còn các nước yếu hơn mình thì hùng hổ cho rằng các nước vi phạm chủ quyền. Trung Quốc đang có những hành động liên tục cố tình gây hấn vùng biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta, bất chấp và không tôn trọng luật pháp quốc tế. Để từng bước giải quyết tranh chấp vùng biển Đông, hai nước Việt Nam và Philippines nên cùng đệ đơn đưa ra Toà án quốc tế về Luật biển. Chắc chắn trong quá trình xét xử vụ tranh chấp vùng biển Đông, Tòa án sẽ mời các nước có liên quan trong khu vực biển Đông trong đó có Trung Quốc sẽ tham gia. Sau khi được Tòa án quốc tế về luật biển phán quyết xác định ranh giới cụ thể vùng biển thuộc chủ quyền, thì đây cũng là cơ sở pháp lý để sau này giải quyết tranh chấp vùng biển Đông với Trung Quốc.