UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo các nội dung sau:
Hỏi: Đối với kiến nghị của cả tri Nguyễn Thị Duyên, thường trú tại thôn Bình Giang, xã Buôn Choáh (Krông Nô) đề nghị khảo sát và xây dựng cầu nối giữa thôn Bình Giang, xã Buôn Choáh với thôn Quỳnh Ngọc, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) để nhân dân trong xã và trong vùng thuận tiện trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa.
Trả lời: Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 19/2/2013 của UBND tỉnh, việc kết nối với tỉnh Đắk Lắk ngoài quốc lộ 14 hiện hữu còn có trục đường Hồ Chí Minh và trục ngang 3 (đường Đắk Song – Quảng Phú) kết nối với các huyện Krông Ana và huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do nguồn lực còn khó khăn nên hiện tại các trục đường này chưa được đầu tư xây dựng. Trước mắt, để giải quyết việc đi lại của bà con, tỉnh đã khảo sát cùng với đoàn làm việc của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam thống nhất đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải xem xét, đầu tư 2 cầu treo thuộc xã Buôn Choáh để lưu thông qua lại.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri thị trấn Ea T’ling (Chư Jút): Đường tỉnh lộ 4 đoạn qua địa bàn thị trấn Ea T’ling không có rãnh thoát nước 2 bên đường, gây ngập úng vào mùa mưa và không có hệ thống điện chiếu sáng gây mất an toàn giao thông khi các phương tiện lưu thông vào ban đêm. Đồng thời, kiến nghị triển khai xây dựng vòng xuyến ngã 5 đường tỉnh lộ 4, đoạn giao nhau với quốc lộ 14 để tạo cảnh quan đô thị và an toàn khi tham gia giao thông.
Trả lời: Đoạn tuyến tỉnh lộ 4, đoạn qua thị trấn Ea T'ling hiện tại đang được đầu tư sửa chữa, thảm tăng cường mặt đường bê tông nhựa, thuộc công trình tỉnh lộ 4 đoạn Km 90+300m-Km111. Do nguồn vốn hạn chế, công trình mang tính chất sửa chữa chủ yếu xử lú tăng cường mặt đường, chưa thể đầu tư kiên cố hệ thống thoát nước và điện chiếu sáng.
Về việc đề nghị triển khai xây dựng vòng xuyến ngã 5 đường tỉnh lộ 4 đoạn giao nhau với quốc lộ 14 để tạo cảnh quan đô thị và an toàn khi tham gia giao thông: UBND tỉnh cũng đã nhiều lần đề xuất và Bộ Giao thông – Vận tải đã có văn trả lời chính thức, trong giai đoạn hiện nay do nguồn vốn hạn hẹp, dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 đang gấp rút hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không phát sinh thêm khối lượng, việc đầu tư mở rộng nút giao sẽ xem xét trong giai đoạn tiếp theo. Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông – Vận tải đầu tư trong thời gian tới.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri huyện Krông Nô về việc tu sửa, khắc phục và nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 4, đoạn rừ xã Đắk Sôr (Krông Nô) đi xã Quảng Sơn (Đắk Glong), hiện nay nhiều đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng, dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
Trả lời: Tỉnh lộ 4 có tổng chiều dài 111 km, đoạn tuyến từ xã Đắk Sôr đến thị trấn Đắk Mâm đang được triển khai sửa chữa thảm tăng cường mặt đường; đoạn tuyến từ Đắk Mâm đi Quảng Sơn có chiều dài 41 km (từ Km49-Km90), trong năm 2014, đã tiến hành sửa chữa hoàn thành đoạn tuyến từ Km 56+00-Km66), các đoạn tuyến còn lại UBND tỉnh đã đề xuất Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh bố trí kinh phí để sửa chữa trong năm 2015, nhưng do nguồn vốn hạn nên đến nay vẫn chưa cân đối được. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đề xuất và ưu tiên bố trí vốn để sửa chữa tuyến đường nêu trên.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri xã Nam Xuân (Krông Nô) nêu: Tuyến đường tỉnh lộ 3 mới thi công đưa vào sử dụng nhưng hiện nay đã xuống cấp, nhiều chỗ hư hỏng, dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp khắc phục.
Trả lời: Dự án cải tạo nâng cấp đường Đắk Mâm đi Đồn 7 (tỉnh lộ 3) đang được đầu tư xây dựng, có một số gói thầu đã thi công hoàn thành đang trong thời gian bảo hành công trình. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra cụ thể việc này và đề nghị Nhà thầu thi công sửa chữa khắc phục hư hỏng, báo cáo để cử tri được biết trong thời gian sớm nhất.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Phan Thị Hoa, thôn 1, xã Trường Xuân; cử tri Lê Hồng Đô, đại diện cho Đảng Bộ thị trấn Đức An (Đắk Song) kiến nghị: Việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường trên quốc lộ 14 đã hoàn thành xong nhưng nhiều đoạn trong khu vực đông dân cư mà không có hệ thống kênh, mương, cống, rãnh để thoát nước ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân vào mùa mưa và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.
Trả lời: Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) đoạn qua địa bàn tỉnh hiện tại đã thi công cơ bản hoàn thành. Đoạn qua thị trấn Đức An có 3,5 km được đầu tư theo quy mô đường đô thị, các đoạn qua khu đông dân cư rãnh dọc thoát nước cơ bản đã được thiết kế rãnh hộp tấm đan, còn lại là rãnh hở để thoát nước. Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ đề nghị các Chủ đầu tư, Nhà đầu tư dự án rà soát, xem xét, bổ sung vào dự án, hoặc tiếp tục đầu tư bổ sung trong quá trình khai thác sử dụng.
Hỏi: Đối với kiến nghị của Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Đức Xuyên (Krông Nô) về việc Nghị quyết số 40/NQ-HĐND, ngày 18/12/2014 của HĐND tỉnh quy định phí đò ngang, đò dọc và phí xây dựng chợ là quá cao, không phù hợp tại các xã khó khăn.
Trả lời: Đối với Phí chợ: Tại Nghị quyết số 40/2014/NQ-HĐND quy định mức thu phí chợ mà không phải phí xây dựng chợ như ý kiến của cử tri. Theo Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định: “Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những người buôn bán trong chợ nhằm bù đắp chi phí đầu tư, quản lý chợ của ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ”. Đồng thời, theo quy định tại Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, thì “Các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố là chợ hạng III”. Như vậy chợ thuộc các xã là chợ hạng III. Do đó, Nghị quyết số 40/2014/NQ-HĐND quy định “Đối với chợ hạng III do nhà nước xây dựng, mức thu 15.000đồng/m2/tháng”. Đối với tổ chức, hộ kinh doanh cố định, thường xuyên tại chợ thì mỗi sạp hàng khoảng 9m2 x 15.000 đồng = 135.000 đồng/tháng. Đối với hộ kinh doanh không cố định, không thường xuyên thì mức phí mỗi ngày chỉ 6.000đ (trường hợp này nếu kinh doanh buôn bán 1 buổi thì mức thu chỉ 3.000đ) là phù hợp với các quy định hiện hành và so với các tỉnh khác thì mức thu này còn thấp (ví dụ như tỉnh Bình Phước là 35.000đ/m2/tháng đối với chợ thuộc các xã vùng sâu).
Đối với Phí qua đò: Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu tham mưu, trình HĐND tỉnh điều chỉnh mức thu phí này cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Văn Quế, xã Quảng Tân (Tuy Đức): Tại bon Mêra có trên 100 ha diện tích đất sình lầy rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước, nhưng diện tích đất trên theo cử tri được biết UBND tỉnh giao cho tổ chức, tư nhân quy hoạch dự án thủy điện Đắk Búk So 1 (thuộc suối Đắk Búk So). Đến nay vẫn chưa thấy triển khai thi công, để đất trống gây lãng phí quỹ đất. Vì vậy, cử tri đề nghị UBND tỉnh xem xét chuyển giao đất trên cho địa phương quản lý, quan tâm ưu tiên về vốn khai hoang cánh đồng trồng lúa nước cho bà con nông dân trong vùng.
Trả lời: Dự án Thủy điện Đắk Búk So,1 do Công ty cổ phần Năng lượng Tân Việt Đức làm Chủ đầu tư; Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng theo tiến độ được duyệt. Do vậy, nếu diện tích đất cử tri Nguyễn Văn Quế nêu thuộc đất được UBND tỉnh thu hồi giao cho Công ty cổ phần Năng lượng Tân Việt Đức thì chưa có cơ sở chuyển giao cho địa phương như kiến nghị của cử tri.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Trần Quang Bảy, thôn Xuyên An, xã Đức Xuyên (Krông Nô) đề nghị UBND tỉnh quyết định mức giá tiêu thụ nước sạch ở các khu vực đô thị còn lại và khu vực nông thôn để UBND các huyện và UBND các xã có cơ sở triển khai thực hiện.
Trả lời: Ngày 10/02/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 214/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn các huyện: Chư Jút, Krông Nô, Đắk Glong, Đắk R’lấp.
Hỏi. Cử tri huyện Đắk Mil kiến nghị: Hiện nay chế độ phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố còn quá thấp không đảm bảo hoạt động ở cơ sở. Đề nghị tỉnh xem xét, nâng phụ cấp cho đối tượng này.
Trả lời: Lương và chế độ phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách hiện nay tại địa phương được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ và Nghị quyết số 32/2013/NQ-HĐND ngày 19/12/2013 của HĐND tỉnh; đồng thời so với Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 thì mức phụ cấp này đã có điều chỉnh tăng.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu tham mưu, trình HĐND tỉnh điều chỉnh mức thu phí này cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Hỏi: Đối với ý kiến, kiến nghị của cử tri thị Trấn Ea T’ling (Chư Jút) và cử tri Nguyễn Cảnh Hòa, thị trấn Đức An (Đắk Song) kiến nghị về tình trạng phân bón, thuốc trừ sâu kém chất lượng vẫn còn xuất hiện trên thị trường. Đề nghị có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn.
Trả lời: Hiện nay, trên thị trường của tỉnh cũng như cả nước có nhiều công ty sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận nhanh với thông tin kinh tế, kỹ thuật, với các sản phẩm mới, làm cho thị trường vật tư nông nghiệp phong phú, đa dạng về chủng loại để người sản xuất lựa chọn, sử dụng được thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng tạo điều kiện cho một số sản phẩm kém chất lượng, giả, nhái, có cơ hội bán lẫn vào thị trường.
Đối với công tác quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục BVTV và Phòng Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp thường xuyên tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất và đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, theo đúng quy định của Nhà nước.
Để bà con nông dân yên tâm mua đúng hàng có chất lượng tốt đầu tư phát triển kinh tế, UBND tỉnh khuyến cáo như sau:
- Chỉ mua hàng tại các công ty, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp có uy tín, hàng phải có hóa đơn, có nhãn mác đúng theo quy định.
- Chỉ tham gia hội nghị, tập huấn kỹ thuật, hội thảo, quảng cáo giới thiệu sản phẩm vật tư nông nghiệp, đối với các công ty, tổ chức đã được cấp phép hội thảo theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
- Thông báo cho Trạm BVTV các huyện, thị xã, Chi cục BVTV, Phòng Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông khi phát hiện hoặc nghi ngờ thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng kém chất lượng, nhái, giả.
Hỏi: Đối với ý kiến, kiến nghị của cử tri các huyện: Đắk Song, Đắk R’lấp kiến nghị sớm giải quyết nguồn kinh phí Chương trình làm đường giao thông nông thôn theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm cho địa phương.”
Trả lời: Đây là một thực tế đang diễn ra ở nhiều nơi, hàng năm, các địa phương phải đăng ký nhu cầu kinh phí lên Bộ Tài chính và làm việc với Ngân hàng Đầu tư phát triển để chuẩn bị nguồn kinh phí cho năm sau. Thực tế trong những năm qua, nhu cầu vốn hàng năm đăng ký quá lớn so với nguồn vốn được vay hàng năm, cụ thể: Từ năm 2012-2014 tổng nhu cầu vốn là 1.268,493 tỷ đồng, trong khi đó từ năm 2012-2014 toàn tỉnh được giao vốn vay là 405 tỷ đồng. Như vậy, vốn hàng năm được giao chỉ đáp ứng được khoảng 32% so với nhu cầu vốn đăng ký. Trong thời gian tới, yêu cầu các địa phương lựa chọn, đăng ký ưu tiên những công trình cần thiết, cấp bách, sát thực với người dân để làm trước, tránh tình trạng đăng ký tràn lan vượt khả năng của kinh phí Nhà nước.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri huyện Chư Jút về việc phân bổ kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời: Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 và Quyết định 1187/QĐ-UBND ngày 13/8/2014; hiện đã gửi Bộ, ngành Trung ương để hỗ trợ nguồn vốn, với tổng số hộ được hỗ trợ năm 2014 là 817 hộ.
Ngày 15/9/2014, Bộ Xây dựng đã có công văn số 2244/BXD-QLN về việc cấp kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg gửi Bộ Tài chính. Ngày 16/10/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 14735/BTC-NSNN trả lời Bộ Xây dựng, trong đó đề nghị các địa phương tổng hợp Đề án hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định. Ngày 29/12/2014, UBND tỉnh đã có báo cáo số 576/BC-UBND gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang thẩm định hồ sơ, trình trung ương phân bổ nguồn vốn hỗ trợ. UBND tỉnh sẽ thông báo tình hình cụ thể để cử tri được biết.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri các xã: Đắk Wil, Tâm Thắng, Trúc Sơn, huyện Chư Jút kiến nghị: Trạm Y tế các xã: Đắk Wil, Tâm Thắng, Trúc Sơn hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo điều kiện vật chất để khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư, xây dựng các Trạm tế nêu trên.
Trả lời: Hiện các công trình trên đã được đưa vào kế hoạch xây dựng mới giai đoạn 2016-2020 để vận động các nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch tiếp tục củng cố mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 22/4/2014 của UBND tỉnh. Riêng Trạm Y tế xã Trúc Sơn, sẽ bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp y tế được giao năm 2015 để sửa chữa.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đỗ Thị Hương, bon Ja Lú A, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức kiến nghị: Các cơ sở y tế trên địa bàn từ tuyến xã đến tỉnh có thái độ đối xử, phục vụ, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân và bệnh nhân chưa tốt, nhất là đối với bệnh nhân có BHYT lại càng trầm trọng hơn. Vì vậy, đề nghị các cấp trong ngành Y tế phải nghiêm túc chấn chỉnh ngay thái độ đối xử, tinh thần phục vụ, khám chữa bệnh của các nhân viên, đội ngũ y, bác sĩ trong ngành Y tế trên địa bàn.
Trả lời: Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Đề án nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh; thiết lập hệ thống đường dây nóng, hộp thư góp ý, phỏng vấn người bệnh điều trị nội trú; xử lý nghiêm khắc các cán bộ vi phạm… Hiện đã thiết lập hệ thống đường dây nóng và công khai tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn. Cử tri khi gặp các thái độ hành xử không tốt của cán bộ y tế hoặc những thắc mắc, kiến nghị đối với ngành y tế có thể liên hệ vào số điện thoại đường dây nóng để được giải đáp kịp thời.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil kiến nghị: Bệnh viện huyện Đắk Mil đã chuyển sang cơ sở mới, trang thiết bị, máy móc khám và điều trị cho nhân dân tại Bệnh viện chưa đáp ứng nhu cầu, điện chiếu sáng vào ban đêm tại Bệnh viện chưa đảm bảo; Trạm Y tế xã Đức Mạnh đã xây dựng xong, nhưng máy móc, dụng cụ, trang thiết bị của trạm chưa đáp ứng khám và điều trị cho nhân dân.
Trả lời: Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk Mil chuyển sang cơ sở mới từ 02/12/2014. Tuy nhiên, kế hoạch vốn TPCP năm 2014 hạn hẹp (được giao 5,7 tỷ đồng), nên chưa đầu tư được mua sắm được thiết bị y tế được. Năm 2015, Sở Y tế đã triển khai các gói thầu mua sắm Trang thiết bị, hiện đang bàn giao đưa vào sử dụng.
Trạm Y tế xã Đức Mạnh do kinh phí UBND huyện Đắk Mil huyện đầu tư xây dựng, tuy nhiên trong Dự án đầu tư không có phần trang thiết bị đi kèm nên khi đưa vào sử dụng chỉ dùng các thiết bị cũ của Trạm Y tế. Nhận thấy bất cập nêu trên, Sở Y tế đã chủ động đưa vào kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho Trạm Y tế từ Dự án Y tế Tây Nguyên - giai đoạn 2 (ADB), dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Văn Quế, Chủ tịch UBND xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức kiến nghị: Hiện nay, đất của trường Ngô Quyền cũ trước đây đã được bàn giao để xây dựng trạm Y tế chuẩn đảm bảo việc khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Đề nghị Sở Y tế sớm xem xét, triển khai đầu tư xây dựng.
Trả lời: Sở Y tế đã đưa danh mục Dự án đầu tư xây dựng Trạm Y tế xã Quảng Tân tại vị trí Trường Ngô Quyền nêu trên vào Dự án Y tế Tây Nguyên - giai đoạn 2 (ADB), hiện đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt Dự án. Dự kiến sẽ khởi công đầu tư xây dựng vào quý 4/2015.
Hỏi: Cử tri Nguyễn Thị Duyên, xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô kiến nghị: Hàng năm, trường Chính trị đào tạo các lớp trung cấp LLCT thì lấy phôi bằng ở đâu để cấp cho các học viên đã tốt nghiệp? Khi học viên đã đủ điều kiện đổi giấy chứng nhận để lấy bằng tốt nghiệp Trung cấp LLCT mà chưa có phôi bằng thì trách nhiệm đó thuộc về ai? Ai là người bảo vệ quyền và lợi ích của các học viên như bà và các học viên khác?
Trả lời: Từ tháng 7/2009, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ban hành chương trình đào tạo hệ Trung cấp lý luận chính tri - hành chính thay thế cho chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị. Yêu cầu các Trường Chính trị, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước, dừng đổi giấy chứng nhận Trung cấp lý luận chính trị sang bằng Trung trung cấp lý luận chính trị.
Năm 2010, bà Nguyễn Thị Duyên đề nghị đổi giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị sang bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị, không thể thực hiện được, vì Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ chí Minh (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) dừng cấp phôi bằng và chỉ đạo dừng đổi giấy chứng nhận Trung cấp lý luận chính trị sang bằng Trung trung cấp lý luận chính trị. Do vậy, Trường Chính trị tỉnh không thể thực hiện theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Duyên.
Ngày 25/3/2015, Trường Chính trị tỉnh ban hành Thông báo số 20/TB-TCT, về việc đăng ký học bổ sung để đổi giấy chứng nhận đã học xong chương trình Trung cấp cấp LLCT lấy bằng Trung cấp LLCT-HC; Trường hợp bà Nguyễn Thị Duyên hiện nay nếu có nhu cầu đổi giấy chứng nhận tốt nghiệp sang bằng tốt nghiệp phải đăng ký học bổ sung để đổi giấy chứng nhận đã học xong chương trình Trung cấp lý luận chính trị lấy bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, theo thông báo nêu trên.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Thái Thị Minh, thôn Tân Lập, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Gia đình bà đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2002 do huyện Đắk Nông cũ cấp, mốc lộ giới là 7m. Tuy nhiên khi thực hiện giải tỏa để thi công dự án đường tránh thị xã Gia Nghĩa lại trừ mốc lộ giới của gia đình bà là 25m nhưng không đền bù như vậy là không công bằng cho gia đình bà.
Căn nhà của gia đình bà nằm trong khu vực quy hoạch Dự án Đường tránh thị xã Gia Nghĩa, giá trị căn nhà 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên khi tiến hành đền bù thì Dự án chỉ đền bù tiền đất cho gia đình bà là 56 triệu đồng và đền căn nhà là 560 triệu đồng, giá đền bù như vậy là quá thấp, với số tiền đó gia đình bà không đủ để xây dựng nơi ở mới và phát triển kinh tế, đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết cho gia đình bà.
Trả lời:
+ Đối với kiến nghị trừ lộ giới giao thông: Theo hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng thì Giấy chứng nhận QSDĐ của hộ gia đình số BG 868400, do UBND thị xã Gia Nghĩa cấp ngày 06/10/2011, thửa đất số 317, tờ bản đồ số 02 được cấp cách tim đường 25m.
Căn cứ theo Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp, tại Quyết định thu hồi đất số 03/QĐ-UBND, ngày 20/3/2015 của UBND thị xã Gia Nghĩa đã trừ diện tích 319m2 nằm trong lộ giới giao thông là đúng quy định.
+ Đối với kiến nghị áp dụng đơn giá bồi thường thấp: Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Đường tránh đô thị Gia Nghĩa đoạn qua xã Quảng Thành được UBND thị xã Gia Nghĩa phê duyệt tại Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 20/3/2015, đã áp dụng các quy định hiện hành tại thời điểm lập phương án.
Đơn giá bồi thường về đất: Áp dụng Quyết định số 297/QĐ-UBND, ngày 03/3/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Đường tránh đô thị Gia Nghĩa. Đơn giá bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc: Áp dụng Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh. Đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu: Áp dụng Quyết định số 177/2015/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh.
Phương án bồi thường của hộ gia đình đã được áp dụng đúng đơn giá theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Văn Tình, thôn Nghĩa Tín, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Đất gia đình ông nằm trong Dự án Giải tỏa lòng hồ Thượng, được giải tỏa đền bù và trong đợt đối thoại với nhân dân ngày 10/01 đã được ông Trần Đình Ninh - Phó Chủ tịch UBND thị xã thống nhất cấp một lô tái định cư theo diện đặc biệt. Tuy nhiên đến nay gia đình ông vẫn chưa được giải quyết.
Trả lời: Phần diện tích giải tỏa Lòng hồ Thượng do Ban QLPT khu đô thị mới và công trình trọng điểm tỉnh Đắk Nông bàn giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện công tác giải phóng mặt bằng không có hộ Nguyễn Văn Tình, do vậy UBND thị xã không có cơ sở trả lời kiến nghị của cử tri. Đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp với Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã kiểm tra, rà soát lại.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Văn Tình, thôn Nghĩa Tín; cử tri Lê Thị Hồng Phượng, thôn Tân Tiến; cử tri Lê Xuân Toản, Nguyễn Văn Hoan, thôn Tân Lập, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Các hộ gia đình có đất bị thu hồi để thực hiện dự án cải tạo lòng Hồ thượng nhưng hiện nay chưa nhận đủ số tiền hỗ trợ bồi thường về đất, hoa màu, tài sản, vật kiến trúc, chế độ di dời nhà ở và tái định cư. Đề nghị rà soát, giải quyết dứt điểm cho các hộ gia đình trên.
Trả lời: Trong các cử tri kiến nghị trên chỉ có hộ Lê Thị Hồng Phương nằm trong phần diện tích thu hồi Lòng hồ thượng do Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện công tác GPMB.
Đối với phương án bồi thường của hộ gia đình được phê duyệt tại Quyết định số 2126/QĐ-UBND, ngày 09/12/2013 của UBND thị xã Gia Nghĩa đã bồi thường đối với thửa đất số 41; 51 (bản đồ dự án) và Chủ đầu tư đã chi trả tiền cho hộ dân theo đúng quy định.
Hiện tại, hộ gia đình còn thửa 73 (bản đồ dự án) với diện tích 700m2 đang tạm thời dừng lập phương án bồi thường và chuyển sang giai đoạn 2.
Hỏi: Đối với kiến nghị của các cử tri: Lê Hữu Thế, Nguyễn Thị Ngôn, thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Gia đình ông (bà) có đất bị thu hồi để xây dựng đường tránh Gia Nghĩa. Hiện nay, phía chủ đầu tư chưa chi trả hết số tiền hỗ trợ bồi thường về cây cối hoa màu, tài sản trên đất hoặc đã chi trả hết theo giá cũ, gia đình ông (bà) chưa di dời hết tài sản nhưng chủ đầu tư đã cho sản ủi mặt bằng gây thiệt hại về tài sản. Đề nghị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo đúng trình tự và áp dụng mức giá bồi thường mới nhất cho các hộ dân.
Trả lời: Phương án bồi thường, hỗ trợ của hộ gia đình được UBND thị xã Gia Nghĩa phê duyệt tại Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 20/3/2015; Hộ gia đình đã nhận tiền bồi thường theo quyết định phê duyệt vào ngày 26/03/2015.
+ Theo Biên bản cam kết tạm ứng tiền bồi thường ngày 17/12/2014 hộ gia đình đã đồng ý tạm ứng tiền bồi thường theo phương án dự thảo, bàn giao toàn bộ diện tích trong phạm vi GPMB. Ngày 06/01/2015, Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã đã chi trả tiền tạm ứng và hộ gia đình đã đồng ý ký Biên bản bàn giao mặt bằng kể từ ngày 6/1/2015. Hộ gia có trách nhiệm tự tháo dỡ, di dời nhà và tài sản liên quan trên đất để bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư. Việc Chủ đầu tư và đơn vị thi công tiến hành san ủi là thực hiện đúng theo cam kết của hộ gia đình.
+ Về đơn giá bồi thường: Mức giá bồi thường của hộ gia đình được phê duyệt tại Quyết định số 350/QĐ-UBND, ngày 20/3/2015 của UBD thị xã Gia Nghĩa đã áp dụng các Quyết định của UBND tỉnh tại thời điểm phê duyệt phương án.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Bùi Xuân Hộ, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền có kế hoạch làm cầu mới hoặc sữa chữa cầu Việt Nguyên, hiện nay cây cầu đã xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho nhân dân trong việc đi lại, sản xuất và có thể gây tai nạn ảnh hưởng tới tính mạng nhân dân.
Trả lời: Qua công tác kiểm tra thực tế cầu Việt Nguyên, hiện nay trên mặt cầu có 02 vị trí ván mặt cầu bị hư hỏng nhẹ, tuy nhiên việc hư hỏng này không gây ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại của người dân. Trước mắt, đã chỉ đạo tiến hành khắc phục sửa chữa 02 vị trí hư hỏng trên, đồng thời vận động người dân tại khu vực trên thường xuyên bảo dưỡng cáp và ván mặt cầu, đảm bảo an toàn cho người qua cầu.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Quốc Cường, thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm giải quyết chế độ cho cán bộ, công chức cấp xã thôi việc hơn 2 năm nay chưa được chi trả chế độ theo Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND, ngày 9/3/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông và các văn bản liên quan.
Trả lời: Việc giải quyết chế độ, nghỉ việc theo Quyết định 03/2012/QĐ-UBND ngày 09/3/201 của UBND tỉnh đối với cán bộ, công chức cấp xã đã được Sở Nội vụ thẩm định tại Công văn số 527/SNV-XDCQ ngày 25/7/2014. Về kinh phí chi trả cho các đối tượng được hưởng trợ cấp, UBND thị xã đã phân bổ cho UBND các xã, phường, đề nghị cử tri liên hệ với UBND xã Quảng Thành để được chi trả theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đặng Thị Thực, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Hiện nay con em sinh viên trên địa bàn xã cũng như toàn thị xã Gia Nghĩa tốt nghiệp ra trường nhưng chưa có việc làm, đề nghị UBND tỉnh xem xét, quan tâm bố trí việc làm.
Trả lời: Việc tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định hiện hành không có quy định ưu tiên cho người có hộ khẩu tại địa phương. Vừa qua, Chính phủ ban hành chính sách tinh giảm biên chế hành chính đến năm 2020, vì vậy biên chế tại các cơ quan hành chính Nhà nước hàng năm không tăng. Năm 2013, đã thực hiện kế hoạch tạo nguồn cán bộ, công chức xã, phường đối với 56 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng của địa phương. Hiện nay, các sinh viên này đã được hợp đồng làm việc tại các phòng, ban, đơn vị của thị xã và các xã, phường.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Lê Ngọc Quang, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Dự án xây dựng thác Gô Tin quy hoạch kéo dài chưa triển khai thực hiện làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Gia đình ông có đất nằm ở khu vực thác Gô Tin nhưng khi gia đình ông đi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được các cơ quan chức năng trả lời đất nằm trong khu vực quy hoạch. Đề nghị sớm triển khai thực hiện dự án hoặc tạo điều kiện cho người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để sớm ổn định cuộc sống.
Trả lời: Dự án Khu du lịch Thác Cô Tiên do Công ty TNHH Hồng Đặng làm chủ đầu tư, hiện dự án đang được tiếp tục triển khai; UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, đôn đốc; trường hợp nhà đầu tư không tiếp tục thực hiện thì sẽ xem xét, thu hồi chủ trương đầu tư để đảm bảo quyền lợi của người dân.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Trương Ngọc Tịnh, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp kiến nghị: Theo Quyết định số 36/QĐ-CP ngày 18/6/2013 của Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (15kg/tháng/học sinh). Tại Điều 2 Quyết định này quy định đối tượng áp dụng là học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, không phân biệt là hộ nghèo hoặc xa trường từ 1 – 40km nhưng trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, xã Đắk Ru không áp dụng đúng đối tượng theo đúng Quyết định 36/QĐ-CP này mà chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh nghèo ở xa trường hơn 10km. Đề nghị xem lại để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho học sinh.
Trả lời: Theo Quyết định số 36/QĐ-CP ngày 18/06/2013 của Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tại Khoản 2, Điều 1 ghi rõ:
Quyết định này quy định về chính sách hỗ trợ gạo đối với:
1. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú; học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập.
Như vậy, cử tri kiến nghị đối tượng học sinh của trường được hưởng theo Quyết định số 36/QĐ-CP là chưa chính xác. Về phía nhà trường, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện thuận lợi cho con em đang học tại trường và đã tiến hành rà soát, xem xét học sinh thuộc đối tượng được hỗ trợ gạo đủ các điều kiện như: Học sinh người dân tộc thiểu số; Học sinh dân tộc thiểu số nhà xa trường không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, phải thuê nhà trọ; Học sinh dân tộc thiểu số nhà xa trường không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, đang học tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời, nhà trường cũng thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng học sinh theo một số quy định chính sách hỗ trợ học sinh vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như quy định ở QĐ 12/2013/QĐ-CP, ngày 24/1/2013 của Chính phủ; Thông tư số 27/TTLT-BGDĐT-BTC, ngày 16/7/2013 có quy định khoảng cách nhà xa trường từ 10 km trở lên. Thời gian qua, nhà trường đã mời cử tri để giải thích và đã thống nhất việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đỗ Văn Bảy, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp kiến nghị: Điện sinh hoạt của người dân các thôn Đoàn Kết, Tân Lợi, Châu Thành và thôn 6, xã Đắk Ru không đảm bảo do điện yếu và đường điện dùng trụ tạm sử dụng lâu không đảm bảo, gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Trả lời: Qua khảo sát thực tế, điện lưới của các thôn: Đoàn Kết, Tân Lợi, Châu Thành và thôn 6 vẫn đảm bảo chất lượng. Riêng đối với các hộ ở xa lưới điện chính vào giờ cao điểm, chất lượng điện không đảm bảo. Những khu vực này cũng đã khảo sát và đưa vào Dự án đầu tư cấp điện nông thôn tỉnh Đắk Nông từ lưới điện Quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 và sẽ được đầu tư nâng cấp trong thời gian tới.
Các đường dây dùng trụ tạm không đảm bảo an toàn này là đường dây điện sau công - tơ đo đếm điện năng thuộc tài sản và quản lý của các hộ dân. Đường dây này hầu hết là cột gỗ chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn. Điện lực đã thông báo và sẽ tiếp tục thông báo đến các hộ dân có phương án thay thế để đảm bảo an toàn về điện.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Trần Hoài Nam, Trường THCS Nguyễn Trãi, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp kiến nghị: Theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/06/2006 của Chính phủ về chính sách đối với Nhà giáo ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cũng theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP, bản thân tôi và nhiều giáo viên khác ở đây đến nay vẫn chưa được hưởng chế độ này. Tôi đã gửi đơn lên UBND huyện và đã có trả lời nhưng chưa thỏa đáng. Nay tiếp tục gửi đơn lên UBND tỉnh và các sở ban ngành liên quan mà đến nay chưa được trả lời. Đề nghị xem xét giải quyết chế độ cho giáo viên đúng như quy định.
Trả lời: Sau khi nhận được ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo xem xét cụ thể và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các giáo viên đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trên địa bàn huyện. Hiện nay, Sở Tài chính đã thực hiện việc trả lời kiến nghị của cử tri Trần Hoài Nam.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Trần Văn Nhương - thôn 5, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp về việc xe phục vụ thi công công trình Thủy điện Đồng Nai 5 thường xuyên lưu thông chở quá tải thường xuyên trên đường gây hư hỏng, xuống cấp khoảng 6km đường giao thông.
Trả lời: UBND huyện đã phối hợp với BQLDA Thủy điện Đồng Nai 5 tiến hành sửa chữa; đã chỉ đạo tiến hành kiểm tra, xác định khối lượng đã thực hiện và tiếp tục sửa chữa phần còn lại, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5/2015.
Đối với cây cầu Tam Đa đã bị hư hại, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành bố trí kinh phí để tiến hành sửa chữa, phục vụ đi lại cho người dân trong thôn.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Phạm Thị Thanh, Phạm Văn Mạnh, Đặng Trọng Vinh - thôn 14, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp liên quan đến Dự án Thủy điện Đồng Nai 5, hiện nay đã đền bù phần diện tích dự kiến ngập nước nhưng thực tế khi công trình Thủy điện Đồng Nai 5 đưa vào sử dụng, diện tích bị ngập nước lớn hơn phần diện tích trước đây đã đền bù. Đề nghị giải quyết phần diện tích phát sinh cho người dân vì không thể canh tác được.
Trả lời: Ngày 02/4/2015, UBND huyện Đắk R’lấp đã ban hành Quyết định số 739/QĐ-UBND về việc kiểm tra rà soát mốc ranh giới thu hồi đất hạng mục công trình Thủy điện Đắk Sin 1, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp; Trong đó UBND huyện Đắk R’lấp đã giao cho các đơn vị có liên quan của huyện phối hợp với Công ty Cổ phần VRG - Đắk Nông tiến hành kiểm tra rà soát mốc ranh giới thu hồi đất hạng mục công trình Thủy điện Đắk Sin 1, đồng thời tham mưu UBND huyện giải quyết những vấn đề phát sinh qua việc kiểm tra rà soát. Hiện nay, Đoàn công tác đã kiểm tra rà soát đã hoàn thành việc kiểm tra thực địa các mốc ranh giới thu hồi và đang tổng hợp số liệu và đối chiếu với các hồ sơ có liên quan để tham mưu UBND huyện giải quyết theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Quảng Tân và các hộ dân trên địa bàn xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức kiến nghị: Địa bàn xã Quảng Tân diện tích rất rộng, tiềm lực vật chất hiện có của địa phương và nhân dân lại hạn chế, nhiều hệ thống công trình giao thông nông thôn xuống cấp, lầy lội, xói lở vào mùa mưa và khói bụi vào mùa khô gây khó khăn trong việc đi lại, lưu thông hàng hóa của bà con, nhân dân. Vì vậy, đề nghị xem xét, tạo điều kiện ưu tiên vốn đầu tư hệ thống giao thông nông thôn cho xã Quảng Tân để bà con được thuận lợi trong nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Trả lời: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Tuy Đức nói chung và xã Quảng Tân nói riêng tuy đã có những thay đổi so với khi mới thành lập huyện song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, do đó nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.
Trên cơ sở nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương - giao thông nông thôn, lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình như xây dựng nông thôn mới, Dự án 3M, Dự án Fillet… đã cơ bản triển khai được các tuyến giao thông chính của địa phương. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện, chủ yếu theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Văn Dừa, thôn 7; Nguyễn Văn Hạ, thôn 1, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức kiến nghị: Hiện nay một số thôn, bon trên địa bàn xã Quảng Tân hệ thống điện lưới yếu, thiếu và có bon tới 50% hộ dân chưa có điện sinh hoạt (như bon Dâng Kriêng), nhiều hộ dân muốn có điện để sử dụng phải tự kéo điện về, dựng bằng trụ gỗ, đường dây điện chồng chéo, lộn xộn gây nguy hiểm đến sự an toàn về tính mạng của người dân đi lại; Đề nghị quan tâm đầu tư hệ thống điện lưới tại các vùng dân sinh trên địa bàn xã Quảng Tân.
Trả lời: Hiện nay, huyện Tuy Đức đã lập danh sách đưa vào dự án đầu tư cấp điện các thôn, bon tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2. Bên cạnh đó, hàng năm Điện lực Tuy Đức đã tiến hành kiểm tra, rà soát lưới điện lên phương án đăng ký dầu tư xây dựng, nâng công suất chống quá tải, cải tạo lưới điện, sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo nguồn điện ổn định cấp cho bà con.
Trong danh mục đăng ký bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2015 và năm 2016, Đơn vị đã rà soát và đăng ký nâng dung lượng 5 trạm biến áp thuộc thôn 3, thôn 6, thôn 7, thôn 10 xã Quảng Tân cải tạo lưới điện từ 2 pha lên 3 pha để kịp thời đáp ứng nhu cầu cần điện 3 pha sử dụng để tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, gồm 4 trạm: T62, T565, T68, T177 (DD 471 Đắk R'lấp) thuộc thôn 3, thôn 6, thôn 7, thôn 10 và thôn Đắk Mrê xã Quảng Tân.
Vậy khi dự án đầu tư cấp diện các thôn, bon tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2 triển khai sẽ đáp ứng điện hiện các thôn, bon chưa có điện trên địa bàn xã Quảng Tân.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Ngô Văn Bảy, thôn 4; Nguyễn Văn Hạ, thôn 1; Phan Văn Hải, thôn 3, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức kiến nghị: Trong thời gian qua, xã Quảng Tân tuy đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương nhưng nay đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều không đáp ứng nhu cầu phục vụ tưới tiêu, canh tác của bà con nhân dân.
Trả lời: Công trình thủy lợi của thôn 3, thôn 4 là các công trình có trong danh mục các công trình thủy lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 18/05/2011. Nhưng do Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên chưa được bố trí vốn; UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành rà soát, tiếp tục kiến nghị Trung ương bố trí vốn để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Dương Thu Hà, Trường Tiểu học Phan Bội Châu, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức về một phân hiệu của Trường tiểu học Phan Bội Châu tại thôn Đắk R’tăng được xây dựng ngay dưới đường lưới điện Quốc gia 500KV, rất nguy hiểm đến sự an toàn, tính mạng của giáo viên, học sinh. Đề nghị di dời điểm trường trên ra chỗ an toàn để đảm bảo việc dạy và học của nhà trường.
Trả lời: UBND tỉnh đã giao các đơn vị rà soát, qua kiểm tra cho thấy phân hiệu Trường tiểu học Phan Bội Châu tại thôn Đắk R’tăng không nằm trong hành lang an toàn lưới điện Quốc gia 500KV.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đỗ Văn Hùng, bon Ja Lú A, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức về việc nhiều con em người đồng bào dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nhưng hiện nay chưa được bố trí việc làm. Vì vậy, đề nghị các cấp thẩm quyền xem xét, ưu tiên bố trí công ăn, việc làm cho những con em trên.
Trả lời: Vừa qua, Chính phủ ban hành chính sách tinh giảm biên chế hành chính đến năm 2020, vì vậy biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước hàng năm không tăng. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã tiến hành rà soát, xem xét, bố trí phù hợp trong thời gian tới.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đỗ Thị Hương, bon Ja Lú A, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức kiến nghị: Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước có nhiều hộ dân trong xã tiến hành triển khai thực hiện dự án trồng cao su tiểu điền, nhưng hiện nay giá mủ cao su bị xuống giá đã gây rất nhiều khó khăn cho bà con trong việc hoàn trả vốn vay ngân hàng để đầu tư trồng cao su trước đây. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn trên đề nghị UBND tỉnh có biện pháp can thiệp với ngân hàng “khoanh nợ” lại cho bà con trong dự án trồng cao su tiểu điền trước đây để bà con có thời gian, điều kiện hoàn trả nợ cho ngân hàng theo quy định.
Trả lời: UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các phương án xử lý cụ thể và sẽ có báo cáo cho cử tri được biết trong thời gian sớm nhất.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Bùi Duy Thành và cử tri Triệu Văn Ngân, thôn Tân Sơn, xã Long Sơn, huyện Đắk Mil về việc mỏ đá Văn Minh nổ mìn quá lớn, gây bụi bặm ảnh hưởng đến người dân xung quanh, đề nghị có biện pháp xử lý để đảm bảo cuộc sống của người dân.
Trả lời: Việc Công ty TNHH MTV XDCT Văn Minh có lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa nóng gây bụi bặm ảnh hưởng đến người dân xung quanh mà không có hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường là vi phạm quy định tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011. Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn tất các thủ tục, giao UBND huyện tiến hành xử phạt theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri các huyện Đắk Glong, Đắk Mil kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn huyện việc giải quyết chế độ đối với người có công còn chậm.
Trả lời: Qua rà soát, các chế độ đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đắk Mil đã được giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, không có hồ sơ tồn đọng. Hồ sơ thiếu hoặc không đúng quy định đã được chuyển về xã để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo trình tự, thủ tục quy định. Đề nghị cử tri nêu cụ thể để các ngành chức năng trả lời theo quy định.
Hỏi: Cử tri thôn Tân lập, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil: kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Giáo họ thôn Tân Lập, xã Đắk Gằn để tiến hành xây dựng cơ sở thờ tự phục vụ tâm linh cho giáo dân.
Trả lời: Giáo họ Tân Lập, xã Đắk Gằn đã được UBND tỉnh giao 4.162 m2 đất tại bon Đắk Krai, xã Đắk Gằn. Tuy nhiên, hiện nay Giáo họ Tân Lập có nhu cầu và lập hồ sơ xin mở rộng diện tích lên 5.046m2 (diện tích tăng thêm là 884m2), hiện nay UBND huyện đang bổ sung hồ sơ, tham mưu UBND tỉnh xem xét theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri huyện Đắk Mil về việc Quốc lộ 14 đoạn đi qua thôn Tân Hòa - Tân Lập, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil nắn tuyến đường làm cho 16 hộ dân bị giải tỏa hết đất ở nhưng đến nay người dân vẫn chưa được nhận tiền đền bù. Đề nghị các cơ quan có liên quan xem xét giải quyết.
Trả lời: Qua kiểm tra, quá trình chi trả tiền cho các hộ dân đã được UBND huyện cơ bản thực hiện xong theo đúng quy định, chỉ còn 2 hộ chưa nhận tiền với lý do: 1 hộ có chồng đi vắng khỏi địa phương không liên hệ được (vợ thì đi tù) và 1 hộ do bị trùng tài sản, sai địa chỉ, UBND huyện đang chỉ đạo các phòng, ban liên quan kiểm tra, xác minh lại tài sản và địa chỉ. Tuy nhiên 2 hộ gia đình này thuộc diện không bị thu hồi đất, chỉ bị ảnh hưởng về tài sản.
Các hộ gia đình bị ảnh hưởng do quá trình nắn chỉnh tuyến, bị thu hồi hết đất ở hoặc một phần đã nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng đầy đủ cho đơn vị thi công. Đã chỉ đạo tiến hành bốc thăm, giao đất tái định cư cho các hộ dân để sớm ổn định đời sống.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Phan Quốc, thôn 1, xã Trường Xuân: Hiện nay còn một số hộ dân trên địa bàn xã Trường Xuân vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, đa số các hộ dân tự kéo điện để sinh hoạt gây ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xem xét hạ thế điện cho nhân dân để sớm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.
Trả lời: Hiện nay, khu vực này đã được đưa vào dự án đầu tư cấp điện các thôn, bon tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Phùng Bá, thôn 10, xã Trường Xuân: Đề nghị giải quyết dứt điểm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phan Văn Thiệp và bà Nguyễn Thị Lý thường trú tại thôn 10, xã Trường Xuân là chồng lên diện tích đất nhà ông và đất nhà ông Nguyễn Hải Linh.
Trả lời: Ngày 12/3/2015, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã kết hợp cùng Thanh tra huyện, UBND xã Trường Xuân và các hộ liên quan kiểm tra đo đạc thực tế diện tích đất theo nội dung đơn kiến nghị của ông Nguyễn Phùng Bá, Phòng Tài nguyên và Môi trường đang giải quyết hồ sơ của ông Nguyễn Phùng Bá theo quy định.
Việc cử tri Nguyễn Phùng Bá kiến nghị việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phan Văn Thiệp và bà Nguyễn Thị Lý có chồng lên diện tích đất của gia đình ông Nguyễn Hải Linh thì Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã có Công văn số 06/TN-MT ngày 16/3/2015 hướng dẫn ông Nguyễn Hải Linh tới tòa án để giải quyết theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Trần Hiên, tổ dân phố 1, thị trấn Đức An: Kiến nghị kiểm tra việc đất của ông bị một hộ dân lấy và đã bán cho người khác.
Trả lời: Ngày 9/9/2014, UBND huyện Đắk Song đã có Công văn số 1282/UBND-TNMT về việc chuyển hồ sơ của ông Trần Hiên giao cho Công an huyện thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri và cán bộ công nhân viên chức UBND xã Đắk Môl: Kiến nghị Cơ quan chức năng làm việc với Công ty Cao su Đắk N’ruco Đắk Lắk để đồng ý giao một phần đất về cho bà con làm đường đi phục vụ nhân dân.
Trả lời: Đề nghị UBND xã Đắk Môl làm việc trực tiếp với Công ty Cao su Đắk N’ruco Đắk Lắk, nếu Công ty chấp thuận, UBND huyện sẽ làm các thủ tục tiếp theo để có cơ sở thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Phan Thị Hương, thôn 9, xã Nam Bình: Gia đình bà có 8m đất dọc quốc lộ 14 từ năm 2002 và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đến năm 2012 gia đình ông Nguyễn Văn Sỹ (vợ là bà Bùi Thị Minh) cùng trú tại thôn 9, xã Nam Bình lấn chiếm diện tích đất trên của gia đình bà Hương. Từ vụ việc trên, gia đình bà Hương đã gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị các cơ quan có chức năng xem xét, giải quyết.
Trả lời: UBND xã Nam Bình đã tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của luật Đất đai nhưng kết quả hòa giải không thành, đã chuyển Tòa án nhân dân huyện thụ lý giải quyết, đề nghị bà Hương liên hệ với Tòa án nhân dân huyện để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đặng Văn Nguyên, thôn 8, xã Trường Xuân: Hiện nay cây cầu khỉ thôn 8 xã Trường Xuân đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân mà đặc biệt ảnh hưởng đến việc đi lại của các em học sinh vào mùa mưa.
Trả lời: Qua rà soát các cầu yếu, cầu tạm có nguy cơ gây mất an toàn giao thông trên địa bàn huyện thì hiện nay trên địa bàn của huyện có gần 50 cây cầu yếu, cầu tạm đã, đang xuống cấp, trong đó có nhiều cây cầu hư hỏng nặng. Nhưng nguồn ngân sách của huyện còn chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu cho việc đảm bảo giao thông. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Giao thông rà soát, đề xuất nguồn vốn để sửa chữa. Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho nhân dân khi lưu thông qua cầu, yêu cầu UBND huyện Đắk Song cân đối kinh phí và huy động nguồn lực của nhân dân để sửa chữa đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa mưa lũ sắp tới.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Y Khoa xã Trường Xuân: Đề nghị các cấp quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường từ suối Đắk N'drung đi qua Trường tiểu học Võ Thị Sáu và bon Bu N’Jang để thuận tiện đi lại cho nhân dân và các cháu học sinh.
Trả lời: Hiện nay, đã chỉ đạo triển khai khảo sát lập dự án đầu tư để trình xin vốn đầu tư xây dựng tuyến đường từ quốc lộ 14 đi về giáp ranh với huyện Tuy Đức, trong đó có đoạn thuộc tuyến đường theo kiến nghị của cử tri. Quá trình Trung ương phân bổ vốn, UBND tỉnh sẽ thông báo cho cử tri được biết.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Vũ Tất Đắc, thôn 6, xã Trường Xuân: Gần đây trên địa bàn xã Trường Xuân các đối tượng mua bán ma túy vẫn còn hoạt động, diễn biến khá phức tạp. Đề nghị có biện pháp trấn áp tội phạm, để nhân dân trên địa bàn yên tâm lao động sản xuất.
Trả lời: Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp trấn áp tội phạm, để nhân dân trên địa bàn yên tâm lao động sản xuất, cụ thể: đã chỉ đạo Công an tỉnh và Công an huyện Đắk Song tập trung lực lượng triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ đã đấu tranh bắt hàng chục vụ việc vi phạm pháp luật về ma túy (riêng lực lượng Công an huyện Đắk Song bắt khởi tố 16 vụ, 16 bị can và hàng chục đối tượng nghiện); đưa 8 đối tượng vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, xử lý hành chính trên 40 lượt đối tượng sử dụng trái phép ma túy. Tuy nhiên, qua công tác nắm bắt tình hình trên địa bàn hiện nay tệ nạn xã hội về ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp, số đối tượng nghiện, đối tượng sử dụng hoặc đang có biểu hiện nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy có biểu hiện không giảm.
Hiện nay, Công an huyện Đắk Song đã lập đường dây nóng về tố giác tội phạm, các tệ nạn xã hội về ma túy; Khi phát hiện các nội dung trên, đề nghị nhân dân cung cấp tin theo số điện thoại 05013.710.005 (Công an huyện cam kết đảm bảo bí mật cho người cung cấp tin).
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Lê Thị Dinh, thôn 10, xã Nam Bình: Hiện nay có một số nhân viên lâm trường thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đức Hòa đã lợi dụng chức vụ đến đe dọa và hủy hoại tài sản trên đất của hộ bà Lê Thị Dinh tại khu rừng Đắk Mâm thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đức Hòa quản lý và gia đình bà Dinh đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét, giải quyết để gia đình bà yên tâm lao động ổn định cuộc sống.
Trả lời: Diện tích bà Dinh đang canh tác nằm trên khu vực rừng thuộc lô 10 và lô 11, khoảnh 8 tiểu khu 1107 do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đức Hòa quản lý. Việc bà Dinh mua và canh tác trên đất là trái với các quy định của pháp luật (việc mua bán đất đai không có cơ quan chức năng chứng nhận, đất không được cấp quyền sử dụng đất và đất đang thuộc quyền quản sử dụng của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đức Hòa).
Đối với việc bà Dinh tố cáo cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đức Hòa lợi dụng chức vụ quyền hạn tham gia hủy hoại đất làm rẫy: Hiện cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Song đang tiến hành điều tra làm rõ, kết quả xử lý sẽ được thông báo để cử tri được biết.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Phan Quốc, địa chỉ tại thôn 1, xã Trường Xuân: Tình trạng phá rừng hiện nay vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý những trường hợp trên để tránh gây bức xúc cho nhân dân.
Trả lời: Thời gian gần đây tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện nói chung và khu vực xã Trường Xuân nói riêng vẫn diễn biến phức tạp; Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo và triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng cụ thể như sau: Tỉnh ủy đã ban hành Nghị Quyết số 11-NQ/TU ngày 6/5/2013 về việc ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 4/7/2013; Huyện ủy Đắk Song ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 25/7/2011 “về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Đắk Song”, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 21/8/2013 “về ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013 -2015 và những năm tiếp theo”.
Đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, thậm chí cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, thực hiện các biện pháp mạnh, quyết liệt nhằm ngăn chặn kịp thời, hiệu quả hành vi phá rừng trên địa bàn huyện. Kết quả sơ bộ: Quý I/2015 diện tích rừng bị phá trên toàn huyện đã giảm nhiều so với cùng kỳ 2014 (giảm 63% so với cùng kỳ năm 2014). Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện các biện pháp mạnh, quyết liệt để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng trên địa bàn.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đặng Văn Nguyên, thôn 8, xã Trường Xuân về việc đầu tư xây dựng thêm phòng học cho các thôn bon Trường mầm non Hoa Hồng vì hiện nay số lượng học sinh quá tải gây ảnh hưởng đến việc dạy và học.
Trả lời: Năm học 2014 - 2015, Trường mầm non Hoa Hồng, xã Trường Xuân có 11 điểm trường, trong đó có 4 điểm trường chưa có đất quy hoạch phải mượn nhà văn hóa bon để mở lớp; có15 lớp học/15 phòng. Thực trạng số lượng học sinh đông hơn so với quy định tại điều lệ Trường mầm non xảy ra ở 2 lớp lá phân hiệu trung tâm (bình quân 45 em/lớp). Hiện đã chỉ đạo tiến hành xây mới 2 phòng học tại phân hiệu trung tâm. Đối với 4 điểm trường chưa có đất quy hoạch, đã chỉ đạo chính quyền địa phương (cấp xã) sớm có biện pháp huy động quỹ đất cho nhà trường để lập kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Lê Hồng Đô, đại diện Đảng bộ thị trấn Đức An: Đề nghị xem xét hoán đổi vị trí giữa Trường THCS Nguyễn Tất Thành với Trung tâm Giáo dục thường xuyên để thuận tiện trong việc học tập của học sinh.
Trả lời: Vấn đề này, UBND tỉnh đã có chỉ đạo cụ thể; qua đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với UBND huyện Đắk Song việc hoán đổi vị trí giữa Trường THCS Nguyễn Tất Thành với Trung tâm Giáo dục thường xuyên để thuận tiện trong việc học tập của học sinh; ngày 9/4/2014, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Song đã phối hợp với Trường THCS Nguyễn Tất Thành và Trung tâm Giáo dục thường xuyên thống nhất định vị mặt bằng xây dựng nhà công vụ, xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh và 4 phòng học theo chủ trương và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền hoàn thành các hạng mục trên trước ngày 30/6/2014.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đặng Thị Luận, TDP 3, thị trấn Đức An: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đắk Song xem xét kiểm tra lại việc chi trả, hỗ trợ đối với việc xây dựng mộ liệt sĩ.
Trả lời: Hiện nay việc chi trả hỗ trợ xây dựng mộ liệt sĩ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 18, Thông tư số 13/2014/TTLT - BLĐTBXH-BTC ngày 6/6/2014; đề nghị cử tri liên hệ với UBND huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) để được hướng dẫn cụ thể.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Đặng Thị Luận và Lê Thị Hoa, TDP 3, thị trấn Đức An: Trong thời gian vừa qua các hộ có thân nhân liệt sĩ trên địa bàn huyện Đắk Song đã tổ chức đi thăm, viếng mộ liệt sĩ đến các tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Bình Định; mỗi gia đình tổ chức đến thăm, viếng không quá 3 người theo Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTB và XH-BTC, ngày 29/01/2008 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính nhưng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đắk Song chỉ hỗ trợ được 1 người với số tiền đến tỉnh Thừa Thiên Huế: 800.000 đồng; đến tỉnh Bình Định: 900.000 đồng. Đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét mức hỗ trợ trên theo quy định của pháp luật.
Trả lời: Hiện nay việc thực hiện chi trả hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2014/TTLT - BLĐTBXH - BTC, ngày 6/6/2014.
Việc bà Đặng Thị Luận và gia đình bà tổ chức đi thăm viếng mộ liệt sĩ tại tỉnh Bình Định vào tháng 4/2014; Mức hỗ trợ như trên đã được áp dụng đúng quy định tại Thông tư số 01/2008/TTLT- BLTTBLĐTBXH-BTC (thời điểm này Thông tư số 13/2014/TTL- BLĐTBXH- BTC chưa có hiệu lực).
Việc bà Lê Thị Hoa và gia đình tổ chức đi thăm viếng mộ liệt sĩ tại tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: bà Lê thị Hoa con liệt sĩ và 2 người cháu nội. Theo quy định tại Điều 4, Điều 17 theo Thông tư số 13/2014/TTL- BLĐTBXH - BTC giải quyết hỗ trợ cho thân nhân liệt sĩ (không quá ba người). Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định: “Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Như vậy, việc chi hỗ trợ thăm viếng liệt sĩ chỉ thực hiện đối với một mình bà Lê Thị Hoa, các trường hợp còn lại không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Hoàng Ngọc Tứ, thôn 1, xã Trường Xuân: Hiện nay việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được hưởng chế độ 142, 62 còn chậm. Đề nghị các cấp cần quan tâm, giải quyết cho nhân dân được sớm hơn.
Trả lời: Đối tượng hưởng chế độ hàng tháng theo Quyết định số 62, 142/2008/QĐ-TTg hiện đang được chi trả trợ cấp hàng tháng, tặng quà dịp tết và mua cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng năm theo quy định. Hiện nay, không có hồ sơ chưa được giải quyết đang tồn đọng. Đề nghị cử tri liên hệ tại UBND xã Trường Xuân để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Trịnh Thị Lan, tổ dân phố 2, thị trấn Đức An: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đắk Song và Hội Thanh niên xung phong của tỉnh cho thành lập Ban liên lạc Thanh niên xung phong huyện Đắk Song.
Trả lời: Đề nghị cử tri liên hệ với cơ quan Huyện đoàn Đắk Song để được hướng dẫn cụ thể theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri xã Đắk Wil, huyện Chư Jút kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính sớm bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống đường dây điện kéo vào Khu tái định cư thôn 9, xã Đắk Wil để nhân dân ổn định cuộc sống, vì hiện nay đã có hơn 50 hộ dân nhận đất và hơn 30 hộ đã làm nhà ở nhưng chưa có điện sinh hoạt.
Trả lời: Sau khi có kiến nghị của cử tri, đã chỉ đạo Điện lực Chư Jút triển khai thi công hệ thống đường dây điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt vào Khu tái định cư thôn 9, xã Đắk Wil, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu thụ điện của bà con nhân dân trong Khu tái định cư thôn 9, xã Đắk Wil.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri thị trấn Ea T'ling, huyện Chư Jút kiến nghị: Tại ngã 5 thị trấn Ea T'ling đang có 1 trụ điện nằm cạnh cổng vào Tòa án nhân dân huyện (cũ) che khuất tầm nhìn dễ gây ra tai nạn giao thông cho các phương tiện lưu thông qua khu vực này. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công thương làm việc với Công ty Điện Lực Đắk Nông cho dịch chuyển trụ điện nêu trên để đảm bảo an toàn giao thông.
Trả lời: Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành điện có phương án di dời, đảm bảo an toàn giao thông và sẽ có báo cáo để cử tri được biết.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Trần Kháng Chiến, thôn 8, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút kiến nghị: Ông nhập ngũ năm 1970, xuất ngũ năm 1976, sau đó ông có 4 người con và đều bị chết do di chứng của chất độc da cam, bản thân ông còn đầy đủ giấy tờ trong thời gian tham gia nhập ngũ nhưng chưa được hưởng chế độ chất độc da cam. Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn thủ tục để ông được hưởng chế độ chất độc da cam.
Trả lời: Theo Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động TB&XH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
* Đối với người trực tiếp tham gia hoạt động kháng chiến hồ sơ gồm:
- Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước.
- Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, huân chương, huy chương chiến sĩ giải phóng.
- Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định.
* Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hồ sơ gồm:
- Một trong những giấy tờ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước.
- Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, huân chương, huy chương chiến sĩ giải phóng.
- Biên bản giám định dị dạng, dị tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận dị dạng, dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học do Giám đốc Sở Y tế cấp.
Đề nghị cử tri liên hệ với UBND xã Tâm Thắng hoặc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để được hướng dẫn lập thủ tục theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Lang Văn Khối, thôn Thanh Xuân, xã Ea Pô, huyện Chư Jút về chế độ hỗ trợ tiền làm nhà ở và sửa chữa nhà ở bị xuống cấp cho mẹ liệt sĩ còn được cấp nữa không? Và “Bằng Tổ quốc ghi công” bị mục nát muốn làm lại thì cấp nào hướng dẫn và cấp lại cho gia đình?
Trả lời: Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 và Quyết định 1187/QĐ-UBND ngày 13/8/2014; hiện đã gửi Bộ, ngành Trung ương để hỗ trợ nguồn vốn, với tổng số hộ được hỗ trợ năm 2014 là 817 hộ.
Ngày 29/12/2014, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 576/BC-UBND gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang thẩm định hồ sơ, trình trung ương phân bổ nguồn vốn hỗ trợ. UBND tỉnh sẽ thông báo tình hình cụ thể để cử tri được biết.
- Đối với việc cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công, đề nghị cử tri liên hệ với UBND xã Ea Pô để được hướng dẫn làm thủ tục theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Nguyễn Quốc Tuấn, thôn 14, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút kiến nghị: Ông tham gia dân công hỏa tuyến thời kỳ chống Pháp nhưng không được hưởng chế độ gì. Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trả lời: Đề nghị cử tri liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự huyện Chư Jút để được hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ theo quy định.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Vũ Mạnh Tân, buôn Trum, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút và một số cử tri trên địa bàn huyện kiến nghị: Ông Tân có thời gian tham gia chiến đấu chống Pháp là 11 năm 6 tháng, ông đã được tặng thưởng “Huân chương chiến thắng hạng Ba” và nhận mức trợ cấp một lần với số tiền là 900.000 đồng, theo ông số tiền trợ cấp này là chưa thỏa đáng với thời gian ông tham gia kháng chiến; Đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho những đối tượng được tặng thưởng “Huân chương kháng chiến” biết trường hợp nào thì hưởng trợ cấp một lần, trường hợp nào được hưởng trợ cấp hàng tháng? Và những người được tặng thưởng “Huân chương kháng chiến” và “Huy chương kháng chiến” thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ ngoài số tiền được trợ cấp còn được hưởng chế độ gì nữa không?
Trả lời: Ông Vũ Mạnh Tân là quân nhân tham gia Kháng chiến chống Pháp đã phục viên, giải ngũ từ ngày 31/12/1960 về trước nên thuộc đối tượng hưởng chế độ theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; việc giải quyết chế độ 47 của Chính phủ đã thực hiện từ năm 2002 đến năm 2007, hiện Bộ Quốc phòng đã tạm dừng giải quyết chế độ cho đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp.
Thực hiện Kế hoạch số 155/KH-CT ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về việc gặp trực tiếp trả lời, hướng dẫn giải quyết hồ sơ cho đối tượng thuộc Quyết định 290, 142, 62 và Thông thư số 28, 202 còn tồn đọng trên địa bàn huyện Chư Jút; Trường hợp ông Vũ Mạnh Tân đã được Đoàn tiếp xúc của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh giải đáp và trả lời trực tiếp vào ngày 3/12/2014 tại UBND xã Ea Pô; Đoàn sẽ xin ý kiến của Phòng Chính sách Quân khu 5 và Cục Chính sách Bộ Quốc phòng về giải quyết tồn đọng chế độ theo Quyết định số 47 của Chính phủ và sẽ có công văn trả lời sau.
- Ông Vũ Mạnh Tân được tặng thưởng “Huân chương kháng chiến hạng Ba” đã nhận mức trợ cấp 900.000 đồng thực hiện theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động TB&XH và Thông tư 02/2007/TT-BL ĐTBXH ngày 16/01/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 07. Thực hiện chế độ trợ cấp Huân, Huy chương kháng chiến chỉ thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần, không thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng.
- Các chế độ khác đối với đối tượng được thưởng Huân, Huy chương kháng chiến như chế độ BHYT, chế độ mai táng phí sau khi đối tượng từ trần được thực hiện theo Hướng dẫn của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hỏi: Đối với kiến nghị của cử tri Bùi Thị Lan, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút kiến nghị: Thực hiện Nghị định số 56/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút đã xét 1 hồ sơ “truy tặng” và 1 hồ sơ “phong tặng”. Theo điểm a, khoản 1, điều 2 của Nghị định, Hội đồng chính sách xã đã đầy đủ hồ sơ để phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Trần Thị Hồi, có 2 con là liệt sĩ, hồ sơ đã chuyển lên cấp trên từ tháng 9/2013 nhưng đến nay chưa thấy trả lời, đề nghị cấp có thẩm quyền sớm giải quyết cho mẹ.
Trả lời: Ngày 16/12/2014, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 3354/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với mẹ Trần Thị Hồi; Quyết định số 3353/QĐ-CTN về việc truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng” đối với mẹ Đỗ Thị Nhơn. Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu cho mẹ theo quy định.
Trên đây là kết quả tổng hợp, trả lời kiến nghị của cử tri; UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Theo UBND tỉnh