Điều đáng tiếc là thời điểm năm 2011, việc đăng cai này lại rất thiếu ý kiến phản biện. Chỉ có cảnh báo từ phía Bộ Tài chính trong công văn gửi Bộ VHTTDT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh ký, cho rằng đề xuất đăng cai ASIAD là gánh nặng cho ngân sách và số thực chi có thể còn cao hơn con số mà Bộ VHTTDL đề ra. Bộ Tài chính cũng đã đề nghị không tổ chức ASIAD, chờ đến khi điều kiện kinh tế đất nước cho phép.

Trước cảnh báo của Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL đã điều chỉnh các con số từ 300 triệu USD (từ dự toán ban đầu) xuống 150 triệu USD, điều chỉnh kinh phí ngân sách trung ương từ 96% xuống 28% (kinh phí xã hội hóa 72% mà không kề có kế hoạch kêu gọi tài trợ nào).
Một minh chứng khá cụ thể cho bản đề án đăng cai ASIAD rất sơ sài và “cầm đèn chạy trước ô tô” của Bộ VHTTDL là việc kiêu gọi đối tác nước ngoài đầu tư vào trường đua xe lòng chảo trong khi không đáp ứng được điều kiện của họ là được kinh doanh cá cược, dù luật pháp hiện hành chưa cho phép.
Một minh chứng nữa là Bộ VHTTDL đã không hề đưa ra con số cụ thể về số tiền xây mới các công trình như sân hockey, trường đua ngựa, sân bóng chày. Theo một quan chức ngành thể thao, bản dự án ấy “quên mất” một hạng mục quan trọng buộc phải có là các công trình cho môn đua thuyền, canoing, rowing với kinh phí ít nhất là 500 tỉ đồng.

Có vẻ như thể thao VN sẽ phải trả giá cho một kế hoạch rất ẩu, bởi từ con số 150 triệu USD ngay từ đầu đã thiếu minh bạch...