Việt Nam thuộc "top 4" thế giới về chuyển đổi kinh tế sang chất lượng sống

Thứ tư - 23/03/2016 09:24 740 0
Đánh giá của công ty tư vấn quản lý Boston cho thấy Việt Nam là 1 trong 4 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi mức độ thịnh vượng kinh tế sang chất lượng sống người dân.
 

 

 Tổng giám đốc BCG Dubai, ông Douglas, phát biểu tại buổi công bố báo cáo

Tổng giám đốc BCG Dubai, ông Douglas, phát biểu tại buổi công bố báo cáo

"Đây là kết quả khiến nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng rất bất ngờ" - ông Chris Malone, thành viên hợp danh kiêm Tổng giám đốc công ty tư vấn quản lý Boston (BCG) Việt Nam cho biết tại buổi công bố báo cáo "Đất nước Hoa sen: Duy trì thành tựu ấn tượng của Việt Nam về cải thiện đời sống người dân" sáng ngày 22-3 tại Hà Nội.

Theo ông Malone, các doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam lâu năm đã quen nhìn Việt Nam như ở phân khúc dưới của môi trường đầu tư, điều này khiến nhóm nghiên cứu của BCG khá băn khoăn khi tiến hành thực hiện báo cáo. Việt Nam là 1 trong 149 nước được đưa vào nghiên cứu về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng về mặt kinh tế sang chất lượng cuộc sống người dân bằng công cụ Đánh giá phát triển kinh tế bền vững (SEDA).

Tuy nghiên, kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang làm tốt trong việc này, thậm chí sánh ngang với các nước phát triển cao hơn nhiều, trở thành 1 trong 4 quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng về mặt kinh tế sang chất lượng sống người dân.

Các nghiên cứu trong báo cáo cho thấy với chỉ số GDP đầu người (dựa trên cân bằng sức mua) chỉ đạt gần 5.200 USD nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm quốc gia có biểu đồ phát triển ổn định, có khả năng đạt chất lượng sống của người dân ngang bằng với các quốc gia có GDP tính theo đầu người trung bình là 10.000 USD.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một số thách thức có thể sẽ cản trở Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra. Để đảm bảo Việt Nam có thể duy trì những thành công này, 3 lĩnh vực chính cần giải quyết là lao động - việc làm, cơ sở hạ tầng, lĩnh vực dịch vụ công và quản trị nhà nước. "Điểm mấu chốt của các mục tiêu này là nhằm phát triển Việt Nam từ một nền kinh tế công nghiệp dựa vào nhân công giá rẻ trở thành một nền kinh tế dựa vào nền tri thức hiện đại - ông Malone nhấn mạnh.

Chỉ ra một ví dụ các nhà đầu tư Nhật Bản đang chuyển dần nguồn vốn, đặc biệt là vốn ODA từ Việt Nam sang một số quốc gia khác, trong đó nổi bật là Indonesia, ông Malone nhấn mạnh Việt Nam cần có những cải tiến mạnh mẽ trong thời gian tới nếu không muốn nguồn đầu tư quan trọng này chuyển khỏi nước mình.

Đây là một nghiên cứu độc lập, hoàn toàn do BCG bỏ kinh phí thực hiện. BCG là công ty tư vấn quản lý có phạm vi hoạt động trên toàn cầu và là nhà tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới.

Báo cáo nhấn mạnh nâng cao năng lực quản trị Nhà nước là yếu tố quan trọng Việt Nam buộc phải vượt qua thách thức này để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch trong quản trị thông qua triển khai áp dụng các công cụ kỹ thuật số. Báo cáo cũng đề nghị Chính phủ nên áp dụng chế độ đãi ngộ các cán bộ Nhà nước có trình độ cao và Việt Nam có thể học tập và áp dụng tốt mô hình của Singapore như một cơ chế hiệu quả nhằm thu hút và giữ chân nhân tài, trong đó bao gồm cả việc gia tăng số lượng nữ giới trong các vị trí lãnh đạo.

 

Tin-ảnh: Dương Ngọc

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại74,170
  • Tổng lượt truy cập41,254,771
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây