EVN đang bán điện giá rẻ cho cả đại gia

Thứ ba - 06/12/2011 22:37 1.630 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
(VOV) - Giá điện sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn 15% so với các nước trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp FDI nhân cơ hội cán thép để xuất khẩu... Vì thế, cần một khung giá điện có sự phân hóa mạnh mẽ hơn.

Mua đắt bán rẻ và lỗ to

Theo Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam Alain Cany, năng lượng tại Việt Nam còn tương đối rẻ khi so sánh với thị trường thế giới và khu vực. Mức giá bán lẻ trung bình hiện tại là 1250 đồng/kWh (6,2 cent USD/kWh). Giá điện nên tăng đến mức bền vững và mức giá sẽ tăng đáng kể so với mức giá hiện tại. "Kế hoạch dự tính mức 8-9 cent USD/kWh trong Quy hoạch tổng thể lần 7 là một bước định hướng đúng đắn nhưng chúng tôi kiến nghị thực hiện một phân tích cẩn thận hơn nữa để quyết định đấy có phải là mức phù hợp không khi xét trên tổng thể. EVN thậm chí đang bán điện giá rẻ hơn giá điện mua về để cung cấp cho thị trường trong nước" - ông Cany nói.

 

Với khung giá điện như hiện nay, ai cũng nhận được ưu đãi của EVN.

Về khung giá điện, ông Cany cho rằng: "Hiện nay đã có nhiều mức giá bán điện áp dụng cho doanh nghiệp, hộ tiêu dùng… Tuy nhiên, giá điện cho sản xuất vẫn còn thấp, khoảng 15% so với các nước xung quanh. DN châu Âu đã sẵn sàng chấp nhận mua điện với giá cao hơn để sản xuất".

Trao đổi với VOV Online về vấn đề này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, khung giá điện chúng ta đang áp dụng thì không thể nào kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia sản xuất điện. đã có nhiều nhà đầu tư vào rồi lại quay ra vì cảm thấy không kham nổi.

Ông Vũ Khoan cũng lấy một dẫn chứng về nhà máy điện Hiệp Phước. Nhà máy này được xây dựng để phục vụ cho KCN Tân Thuận. Tuy nhiên, do không sử dụng hết công suất nên mới bán ra ngoài. để mua được điện của Hiệp Phước chúng ta đã phải tốn khá nhiều thời gian để thương thảo nhưng cuối cùng phải chấp thuận mua điện với giá cao hơn để phục vụ cho nhu cầu điện trong nước và phải bán lại với giá thấp hơn giá mua.

"EVN muốn bán điện thì phải xây nhà máy điện. Với chính sách về giá điện của Việt Nam như hiện nay thì EVN không kham nổi vì không tìm được vốn cho các dự án mà Nhà nước giao" - chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nêu rõ hơn.

Cần khung giá điện hợp lý hơn

Trở lại với việc trợ cấp giá điện, theo ông Alain Cany, chỉ nên dành cho người nghèo và những người trong các chính sách đặc biệt của Chính phủ. Tính phí những người sử dụng dựa trên mức tiêu thụ thực tế của họ nên được cân nhắc, có thể là trong một hệ thống sẽ gồm giá bán lẻ và bán buôn, cả giá cao trong các thời gian tiêu thụ cao điểm và giá thấp trong thời gian tiêu thụ thấp (buổi đêm).

Chúng ta đang bao cấp giá điện bởi khung điện đặt ra cực kỳ vô lý: 50 số đầu, 50 tiếp theo… Nhưng ở Việt Nam đâu phải mọi người đều nghèo.

"Chúng ta cần phân ra mấy triệu hộ nghèo để hỗ trợ trực tiếp cho họ chứ tại sao phải bao cấp điện cho những người uống rượu wishky, đi xe Mercedes… Phải phân biệt thế nào là trợ cấp cho người nghèo và thế nào là giá thị trường để ngành điện phát triển. Nhà nước không đủ sức bao cấp điện cho cả ngành kinh tế thì phải nhanh chóng tổ chức một cơ chế thị trường và hỗ trợ những hộ nghèo cho hợp lý. Việt Nam đang trợ cấp cho cả những DN FDI vào để dùng điện Việt Nam vì rẻ hơn nước khác, nhất là các dự án cán sắt, thép,… Với giá điện hiện nay thì cán sắt ở Việt Nam lợi hơn ở các thị trường khác. Tại sao chúng ta lại bao cấp những nhà đầu tư nước ngoài vào "ăn điện?"" - ông Bùi Kiến Thành đặt câu họi.

Quy hoạch tổng thể lần 7 khẳng định giá điện sẽ được điều chỉnh dần dần để đạt mức chi phí biên về dài hạn cho hệ thống điện đến năm 2020, tương ứng với 8-9 cents USD/kWh. Theo Eurocham, đây là một mức trung bình thực tế hơn mức hiện tại (giả sử mức giá này được áp dụng trong năm 2011 nhưng liệu nó có tương xứng hay không điều đó lại phụ thuộc vào giá nhiên liệu).

Tuy nhiên, theo ông Alain Cany, điều không rõ ràng là chính xác giá sẽ tăng giá lên bao nhiêu để phân bổ cho việc sản xuất điện.

Eurocham cho rằng, điều quan trọng để nhận ra là các nguồn điện mới sạch hơn sẽ thưọng phải trả chi phí cao hơn 8-9 cents/kWh, Điều đó có nghĩa là các cơ chế giá cụ thể sẽ cần được phát triển để bù cho các dự án mới sử dụng các nguồn trên.

Về việc tăng giá trong tương lai, Chính phủ cũng đã ban hành hướng dẫn mới để khuyến khích thích hợp cho các dự án điện đã được liệt kê trong Tổng sơ đồ 7 và được thực hiện theo Nghị định 108 về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

để thị trường điện hoạt động minh bạch hơn, ông Alain Cany kiến nghị cần thiết lập một cơ quan mới, hoạt động theo cơ chế "một cửa’ để khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong ngành điện phù hợp Quy hoạch tổng thể 7 và tuân theo qui luật cung-cầu. Cơ quan mới cần phải bao gồm những đại diện có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp từ trong và ngoài chính phủ và sẽ p hải có quyền lực yêu cầu EVN thống nhất các mức giá phù hợp cho các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) mới./.

Vũ Hạnh

Bình luận


  • MINH TRÍ- phuvinh58@yahoo.com
    Ý kiến bạn đọcGIẢI PHÁP CHO VIọ†C ọ”N đỊNH GIÁ Điọ†N Liên tục qua các năm sản xuất kinh doanh EVN kêu lỗ , đề nghị nhà nước tăng giá điện để bù lỗ . Nhưng riêng đối với ngành điện việc tăng giá điện hết sức thận trọng, vì nó chi phối tòan bộ họat động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân của nước ta, giá điện tăng lên tòan bộ giá thành các mặt hàng sản xuất hàng hóa khác đều tăng, dẫn đến giá cả hàng hóa tăng. Thống nhất theo chủ trương của chính phủ từng bước xóa dần bao cấp về giá điện , các mặt hàng sản xuất theo cơ chế thị trường phải được hạch tóan đầy đủ .Trong những năm qua ngành điện phải bao cấp giá điện cho các mặt hàng ci ment, sắt thép ,than đá…,ngòai ra phải bao cấp giá điện cho các đối tượng chính sách …làm cho ngành điện phải thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng con số này quá lớn ,nếu có xử lý lỗ cuối cùng người tiêu dùng cũng là người gánh chịu. để từng bước xác định phương án làm thế nào ngành điện EVN giảm lần lỗ tíên đến có lãi , đây là một bài tóan các bộ ngành trung ương xem xét.Hiện nay qua báo cáo kiểm tra của tổ liên ngành hai bộ tài chính -công thương , cho biết giá thành 1kwh điện sản xuất là 1.180đ/kwh của năm 2010,mức giá bán lẽ trung bình hiện tại là 1250đ/kwh.Như vậy thực tế giá bán điện cao hơn giá thành sản xuất về lý thuyết là có lãi .Tuy nhiên do nhà nước hiện nay còn bao cấp cho các ngành sản xuất khác như phân tích phần trên ,nên ngành điện sản xuất kinh doanh bị lỗ.để khắc phục lỗ của ngành điện đề nghị : Trước tiên nhà nước không nên bao cấp với giá điện sản xuất như hiện nay đối với các nhà máy ciment,sắt thép …,vì thực tế hiện nay từ các đơn vị của nhà nước đến người dân mua các mặt hàng này , để đầu tư xây dựng theo giá thị trường từ lâu rồi .Nhà nước quy định gía bán điện đối các đơn vị này giá bán điện như các doanh nghiệp khác bình đẳng, cao hơn giá thành sản xuất của ngành điện ,để ngành điện không bị lỗ nữa.trường hợp các đơn vị này bị lỗ do tăng giá điện, nếu xét thấy cần thiết để nhà nước bù lỗ, thì các bộ ngành có thẩm quyền xem xét kiểm tra cụ thể để nhà nước bù chênh lệch ,như vậy nó rõ ràng minh bạch hơn nếu phải bù lỗ tại ngành điện.Chứ như hiện nay các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh có lãi thì được chia nhau ,trong khi đó phần lỗ nhà nước phải gánh chịu, bất hợp lý. Thứ hai đối với các đối tượng chính sách ,hộ nghèo thì vẫn áp dụng giá điện sinh họat bình thưọng ,phần bù chênh lệch 50kwh cho các đối tượng trên,trung ương nên cân đối ngân sách hàng năm giao cho ngành lao động thương binh địa phương hổ trợ như các chính sách khác ,tách khọi ngành điện hiện nay đang thực hiện việc cấp hổ trợ cho các đối tượng này. Thứ ba Gía bán điện cho sinh họat hiện nay nên thống nhất một giá bán điện bình quân hợp lý ,quan trọng cao hơn giá thành sản xuất để ngành điện bị lỗ, người tiêu dùng cũng dễ chấp nhận . Không nên áp dụng theo giá bán điện lũy tiến hiện nay , người tiêu dùng có ý kiến rất nhiều qua các buổi tiếp xúc cử tri kiến nghị với ngành điện, nên quy định một giá duy nhất.Nếu thực hiện được việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý dễ kiểm tra kiểm sóat biết được lãi lỗ ngay của ngành điện .
  • nguyen duy tan- lsduytan@yahoo.com.vn
    Ý kiến bạn đọctheo tôi nghĩ : giá điện cần sắp xếp lại, chứ cái kiểu bậc thang như hiện nay là không hợp lý , mà cần áp dụng khung giá mới mà cụ thể là : giá điện sản xuất cần tăng lên 20%. vì giá điện sản xuất hiện nay là quá rẻ so với giá điện tiêu dùng sinh hoạt khi vượt quá dịnh mức . điều nay cho thấy, chỉ cần thu thêm 20% giá điện sản xuất, thì hàng năm ngành điện s4 có thêm ít nhất chục ngàn tọ· để đầu tư cho dự án điện mới bổ sung cho kế hoặc điện của các năm sau, vấn đề này sẽ giải quyết từng bước sự thiếu hụt sản lượng điện. về giá điện tiêu dùng . EVN chỉ cần bù lỗ cho điện sinh hoạt vùng nông thôn bằng cách ban hành giá điện cho mức 50 KW /tháng với giá 500 đ/KW, còn lại tất cả các chỉ số tiếp theo sẽ tính là 1200 đ/KW. như vậy, không những giá điện không cao mà thu nhập của ngành điện sẽ tăng đáng kê để đầu tư cho dự án mới. việc ban hành ra nhiều bậc thang, tuy là có bậc cao nhất đến 2000 đ/KW đối với điện sinh hoạt, nhưng thật ra thu được mức này là rất ít, nhưng lại phải bù lỗ ở cái định mức từ 50 Kw đến 150 Kw là quá nhiều trong cả nước. hơn nữa, tình trạng lạm phát của vài năm qua đã quá lớn, nếu tăng thê 20% giá điện thì củng đồng nghĩa với việc mới chỉ đảm bảo được giá trị sản phẩm so với cùng ký cách đây 2 năm.
  • phamson- phamdinhson86@gmail.com
    Ý kiến bạn đọcTrên thế giới ngành điện luôn độc quyền không chỉ ở nước ta đó là chuyện đương nhiên vì cần có sự quản lý chặt của nhà nước trong việc điều tiết giá điện... tránh một số tập đoàn lớn lũng đoạn thị trường nâng giá điện để thâu tóm gây sụt đổ về kinh tế. Giá điện quả thực là quá rẻ so với thế giới và khu vực... cần quản lý chặt và tăng giá điện để đảm bảo chất lượng điện... Ngành điện phải đi trước một bước chứ không phải thiếu điện như hiện nay theo dự báo năm sau thiếu điện nhiều hơn năm trước là không được.
  • HoaÌ€ng tiến Dúƒng- nhanlamketoan@gmail.com
    Ý kiến bạn đọcHưởng giá rẻ maÌ€ trốn nghĩa vú£ với nhaÌ€ nước.Tính cho các đaÌ£i gia vaÌ€ doanh nghiêÌ£p Nước ngoaÌ€i theo giá khu vưÌ£c quốc tế.đưÌ€ng tưÌ£ dưng laÌ£i cho ngươÌ€i ta tiêÌ€n đem vêÌ€ laÌ€m giaÌ€u nước hoÌ£.Dân dữ nguyên giá laÌ€ đúng vaÌ€ hơÌ£p lêÌ£.
  • nguyen ha- nguyenhakiem@yahoo.com.vn
    Ý kiến bạn đọcGiá điện thì bảo rẻ hơn các nước trong khu vực ,sao sản xuất ra hàng hóa cái gì cũng mắc hơn chẳng trách dân ta thích xài đồ China or Thailan ,tăng giá điện hàng hóa tăng ,hàng ngoại càng có dịp rẻ hơn hàng việt ,phen này buôn lậu lại nhiều hơn dân ta lại có tật thích hàng ngoại ,sản xuất trong nước chết chắc !Gom tiền mua vàng là vừa.
  • phan văn nghị- nghihach@yahoo.com
    Ý kiến bạn đọcđúng là điện. đau đầu vì điện, điên đầu vì điện. Cứ nói đến điện là chỉ muốn đánh nhau.........
  • Nguyễn Văn Huấn- huandhnt@yahoo.com.vn
    Ý kiến bạn đọcđúng là chẳng đâu giống với nước mình. Mot cơ che gia dien ton tai bao nhieu nam nay, ai cung thay bat cap ma khong sua. Chinh bat cap nay khien cho moi lan tang gia dien lại lam cho tat ca moi nguoi phải "nhảy" het len. EVN dưa ra duoc khung gia hop ly thi chac chan se khong phai suot ngay keu lo nhu vay (o day la khong noi den dau tu ngoai nganh cua EVN dau nhe). Gio moi biet, lau nay nguoi viet nam lai è cổ ra cõng giá điện cho cả mấy bác Tây giàu có nữa. đúng là nực cười. Vậy ở đây EVN đã chia sẻ trách nhiệm xã hội ở chỗ nào? Xem xét lại chỗ này để tính thuế đầy đủ với EVN.
Phan Thân- phanthan@yahoo.com
  • Ý kiến bạn đọc Tôi nghĩ nên có nhiều mức giá,không chỉ cho sản xuất mà cả điện sinh hoạt.Ưu tiên tiền điện không chỉ hộ nghèo,mà cả gia đình thương binh,bệnh binh,gia đình liệt sĩ,hộ thu nhập thấp;nên có khung giá khác.Các hộ sản xuất,kinh doanh,nhà hàng,doanh nghiệp FDI phải có mức giá để không phải bù lỗ.Tại sao ngành điện chỉ biết đòi tăng giá mà không thấy những bất hợp lý trong khung giá hiện nay?Tôi đồng ý với Hoàng Ngọc
  • Nguyễn đại Thuần- daithuan77@yahoo.com
Ý kiến bạn đọcTôi thấy giá điện như vậy là được đấy chứ. Vì nhà tôi đi làm cả ngày chỉ ở nhà buổi tối nên chỉ sử dụng hơn chỗ được ưu đãi một chút. Cứ giữ giá thế này cũng ổn!
  • Hoang Ngoc Minh- minhhm@gmail.com
    Ý kiến bạn đọcTôi đồng ý. đúng là lâu nay chúng ta đang cào bằng giá điện. Ai cũng được hưởng một chút thảo thơm của ông EVN. Cuối cùng thiệt thòi Nhà nước chịu (mà nhà nước là của nhân dân). Các ông điện đâu có phải lo nghĩ gì, vì kiểu gì lương cũng được 7,3 triệu đồng/tháng rồi. Các ông EVN hãy chịu khó động não một chút để trợ giúp cho đúng người, đúng chỗ, chứ đừng tràn lan như hiện nay. Mấy ông Tây sang đây làm ăn mà còn phải kêu là điện quá rẻ. Vậy thì tại sao ngành điện lại cứ kêu lỗ, kêu bán giá điện dưới giá thành? Hãy giúp đỡ những người cần giúp bằng việc đưa ra khung giá điện hợp lý hơn EVN nhé.

Nguồn tin: VOVNew

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay2,637
  • Tháng hiện tại76,799
  • Tổng lượt truy cập41,257,400
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây