|
Nông dân xã Tâm Thắng (Chư Jút) trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao |
Cùng với làm đường giao thông nông thôn, người dân ở các thôn, xã đã tích cực hiến đất đai, đóng góp tiền của, ngày công xây dựng các công trình dân sinh khác. Cụ thể, nhân dân các xã Chư K’nia và Nam Dong đóng góp 1,1 tỷ đồng xây dựng được 2 nhà văn hóa xã. Nhân dân các xã cũng đã góp trên 2 tỷ đồng mua đất và xây dựng được 10 hội trường thôn; trên 680 triệu đồng xây dựng 4 cây cầu, cống và 2 sân thể thao.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện thì mặc dù ngân sách Trung ương, tỉnh đầu tư chưa nhiều, nhưng các địa phương đã chủ động huy động các nguồn lực trong dân để triển khai thực hiện tốt. Trong tổng số trên 41,7 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn thì nhân dân trên địa bàn huyện đã đóng góp trên 18 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, huyện đã khuyến khích nhân dân chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Đây là một trong những “điểm mạnh” mà địa phương đã khơi dậy được sức dân để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong thời gian qua và những năm tiếp theo đạt kết quả cao.
Ngoài việc phát huy nội lực của nhân dân thì các cơ quan chuyên môn, đoàn thể của huyện cũng tích cực chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đưa nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao để hỗ trợ, giới thiệu cho nhân dân địa phương biết và áp dụng vào sản xuất. Tại các thôn, xã, người dân cũng đùm bọc, giúp đỡ nhau bằng nhiều cách để cùng phát triển sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo rất hiệu quả.
Theo ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Chư Jút thì trong thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các văn bản, kế hoạch cụ thể và tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM sát với điều kiện thực tế. Huyện đã phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, nhất là uy tín của già làng, đảng viên để đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, nên người dân đã hiểu rõ Chương trình xây dựng NTM chính là phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân.
Thành công bước đầu của huyện đó là đã huy động nguồn lực của nhân dân trong việc hiến đất đai, tài sản trên đất và đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng hạ tầng nông thôn. Trong quá trình triển khai xây dựng các công trình, các xã đã phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai từ chủ trương, chính sách cho đến tài chính, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, lập các ban giám sát… nên đã được nhân dân tin tưởng, đồng thuận cao.
Cùng với đó, huyện cũng quan tâm phát triển các mô hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, giải quyết việc làm và góp sức xây dựng NTM. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ trên 1,9 tỷ đồng làm được 2,4 km đường giao thông.
Trong năm 2013, huyện đang tiếp tục phát động phong trào thi đua xây dựng NTM sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là những công trình phục vụ dân sinh thì huyện cũng tập trung vào công tác xóa đói, giảm nghèo, ưu tiên phát triển sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và các mô hình về chăn nuôi, trồng trọt.
Trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM thì đến nay, xã Nam Dong đã đạt 9 tiêu chí, Tâm Thắng: 7 tiêu chí, Đắk D’rông: 6 tiêu chí, Chư K’nia: 5 tiêu chí, Trúc Sơn: 4 tiêu chí, Đắk Wil: 2 tiêu chí và Ea Pô: 2 tiêu chí. Trong năm nay, huyện phấn đấu các xã đều giữ vững những tiêu chí đã đạt được và đạt thêm từ 2 tiêu chí trở lên
Bài, ảnh: Thanh Nga