Theo đó, nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm: dự toán ngân sách nhà nước giao cho Sở Tài chính và cơ quan được giao xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất; phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thu của người tham gia đấu giá; khoản tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá nhưng không tham gia đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng, người người từ chối mua tài sản sau khi được công bố là người trúng đấu giá hoặc vi phạm Quy chế bán đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/Nđ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; các nguồn kinh phí hợp lệ khác theo quy định của pháp luật.
Mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện trong hai trường hợp:
Thứ nhất, trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân: Mức thu tối đa trên một hồ sơ sẽ là 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm từ 200 triệu đồng trở xuống, từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, từ trên 500 triệu đồng;
Thứ hai, trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thuộc phạm vi nêu trên: Mức thu tối đa trên một hồ sơ sẽ là 1.000.000 đồng, 3.000.000 đồng, 4.000.000 đồng, 5.000.000 đồng tương ứng với diện tích đất từ 0,5 ha trở xuống, từ trên 0,5 ha đến 2 ha, từ trên 2 ha đến 5 ha, từ trên 5 ha
trường hợp cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá tài sản được hoàn lại toàn bộ tiền phí tham gia đấu giá đã nộp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức phiên bán đấu giá.
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, HđND cấp tỉnh quyết định cụ thể mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cho phù hợp nhưng không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư số 48/2012/TT-BTC.
Mức chi phí chi trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trong trường hợp đấu giá thành cũng đã được quy định chi tiết trong Thông tư.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2012./.
TML