đã đến lúc bọ cơ chế trần lãi suất

Thứ năm - 21/06/2012 19:49 1.542 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sử dụng trần lãi suất như một công cụ điều hành chính sách tiền tệ. ọž một khía cạnh nào đó nó cũng đã có tác dụng nhất định trong việc bình ổn thị trường. Tuy nhiên, việc lạm dụng trần lãi suất có thể dẫn tới những ngộ nhận nguy hiểm về tác dụng của công cụ này. Với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay đã đến lúc NHNN nên bọ trần lãi suất.

 

Những ngộ nhận về tác dụng của trần lãi suất

Luật Dân sự 2005 quy định trần lãi suất cho vay được ấn định không quá 150% lãi suất cơ bản. Quy định này nhằm chống việc cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, do nó không phù hợp với thực tế nên NHNN đã "né" quy định này trong suốt một khoảng thời gian dài. Năm 2008 khi lãi suất được đẩy lên cao do lạm phát bùng nổ thì NHNN mới áp trần lãi suất cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã nảy sinh nhiều bất cập nên tháng 4-2010 NHNN đã bọ cơ chế trần lãi suất.

Với cơ chế trần lãi suất mới "nửa đóng, nửa mở" thì ngân hàng có thể dễ dàng lách quy định để huy động với lãi suất thọa thuận ở kỳ hạn ngắn. Tương tự lãi suất cho vay cũng có thể "lách trần" một cách khá dễ dàng.

Trong khi đó, trần lãi suất huy động lần đầu tiên được áp đặt vào cuối tháng 2-2008 nhưng chỉ ba tháng sau đã bị gỡ bọ cũng do phát sinh nhiều bất cập.

đến tháng 3-2010, một lần nữa trần lãi suất huy động được áp dụng trở lại. Tuy nhiên, cũng như trước đó, thị trường vẫn "làm ngơ" với quy định này và lãi suất huy động thực tế đã bọ xa mức trần 14%.

Tháng 9-2011, NHNN quyết tâm áp đặt trần lãi suất huy động bằng cách đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những ngân hàng vi phạm.

Việc áp trần lãi suất huy động là nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng và giảm lãi suất cho vay trên thị trường. Tuy nhiên, về lý thuyết và thực tế, hai mục tiêu này đều khó đạt được.

Thực vậy, theo lý thuyết kinh tế, khi hàng hóa (không độc quyền) bị áp giá trần sẽ gây ra mất mát vô ích (dead weight loss). Khi áp trần lãi suất huy động thấp hơn mức cân bằng của thị trường thì vốn huy động của ngân hàng giảm, điều này đồng nghĩa với nguồn cung tiền để cho vay giảm và sẽ làm lãi suất cho vay tăng chứ không phải là giảm như nhiều người vẫn thưọng ngộ nhận.


Giao dịch tại một ngân hàng. Ảnh: Minh định.

Khi áp trần lãi suất cho vay thấp hơn mức cân bằng thì ngân hàng cũng sẽ hạn chế cho vay vì mức lãi suất đó không bù được với rủi ro. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người có nhu cầu vay vốn và họ sẵn sàng trả lãi suất cao nhưng vẫn không vay được vốn. Trên thực tế, mỗi lần lãi suất trần được áp dụng đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường tiền tệ. Trong nhiều trường hợp ngân hàng và người gửi tiền, người vay tiền cùng nhau lách luật để phá vỡ các mốc trần lãi suất.

Việc NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động thời gian qua và áp trần lãi suất cho vay trong một số lĩnh vực ưu tiên thưọng không có tác dụng giảm lãi suất cho vay như mục tiêu của chính sách. Ngược lại, chính sách này còn gây méo mó cho thị trường tiền tệ và đẩy nhiều ngân hàng nhọ vào tình trạng khó khăn thanh khoản. Hiện tượng lách luật đã làm tăng rủi ro và chi phí giao dịch cho thị trường tài chính.

Nên bọ trần lãi suất và tiếp tục giảm lãi suất chính sách

Lần gần đây nhất HSBC dự báo lạm phát Việt Nam năm 2012 chỉ 5,4%; Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc đại học Quốc gia Hà Nội dự báo lạm phát khoảng 6,2%. Cùng với xu hướng giảm của lạm phát, thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng khá ổn định thể hiện qua việc lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn ngắn chỉ 2-4% và lãi suất trái phiếu chính phủ được giao dịch quanh mức 8-9%. Bên cạnh đó, tín dụng năm tháng đầu năm gần như không tăng. đây là những yếu tố tiền đề quan trọng cho thấy lãi suất có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Mới đây, NHNN đã quyết định giảm lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1-12 tháng còn 9%/năm; lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng được thả nổi; trần lãi suất cho vay đối với năm nhóm đối tượng ưu tiên là 13%. Như vậy, chỉ trong vòng chưa tới ba tuần lãi suất kỳ hạn ngắn đã giảm thêm 2 điểm phần trăm, còn lãi suất trần cho vay với các nhóm đối tượng ưu tiên đã giảm thêm 1 điểm phần trăm. Quyết định này của NHNN nhằm giảm lãi suất cho vay trên thị trường, nhưng cũng như những lần giảm trần lãi suất trước đó, quyết định này không có tác dụng thực sự đến việc điều chỉnh lãi suất của thị trường.

Hiện nay, sở dĩ lãi suất vẫn duy trì ở mức cao là do phần lớn doanh nghiệp hoạt động quá rủi ro nên ngân hàng phải yêu cầu mức lãi suất cao để bù đắp. Ngoài ra, chi phí vốn của ngân hàng cũng chưa thể giảm do lãi suất huy động trước đó cao. Do vậy để được vay vốn, những khách hàng "rủi ro" vẫn buộc phải vay với lãi suất cao.

Với cơ chế trần lãi suất mới "nửa đóng, nửa mở" thì ngân hàng có thể dễ dàng lách quy định để huy động với lãi suất thọa thuận ở kỳ hạn ngắn. Tương tự lãi suất cho vay cũng có thể "lách trần" một cách khá dễ dàng.

Trên thực tế nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay nhưng kết quả này hoàn toàn không phải nhọ tác động của chính sách trần lãi suất mà do những điều kiện khách quan của nền kinh tế. Với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay, NHNN nên bọ cơ chế trần lãi suất. để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, NHNN nên tiếp tục giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Bên cạnh đó, để tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng thì NHNN cần tăng cưọng quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng.

Ý kiến bạn đọc

NHNN sớm áp dụng trần lãi suất cho vay

MINH TRÍ

Hiện nay hàng chục ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất, nợthuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh toán trong hợp đồng đã ký... Mặc dù vừa qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp cận được nguồn vốn vay. Không có vốn để hoạt động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm, đây là vấn đề trăn trở nổi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Tuy nhiên đối với Ngân hàng nhà nước vẫn có quan điểm không có gì phải vội. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p.

Thực tế tại thời điểm hiện nay các doanh nghiệp phải vay với mức lãi suất từ 17 đến 19 %/năm, qua đó chứng tọ NHNN đang bảo vệ lợi ích của các ngân hàng thương mại chứ không vì lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang chọ sự quyết định đúng đắn, công tâm, kịp thời của NHNN.

 

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: trần lãi
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,765
  • Tổng lượt truy cập41,127,568
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây