Dè dặt hạ lãi suất

Thứ sáu - 10/02/2012 23:42 1.375 0
Sau Ngân hàng (NH) đầu tư và Phát triển (BIDV), hôm qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) chính thức tuyên bố hạ lãi suất cho vay.

Dè dặt và chọn lọc

Các diễn đàn về tài chính ngày 9.2 râm ran về thông tin sau BIDV, đến lượt một "đại gia" khác là Vietcombank rục rịch hạ lãi suất cho vay, kể cả bất động sản, chứng khoán. Trao đổi với PV Thanh Niên về tin hạ lãi suất cho vay với mức bình quân 2%/năm, bà Nguyễn Thu Hà, Phó tổng giám đốc Vietcombank, cho biết chủ trương hạ lãi suất cho vay vừa được HđQT, ban giám đốc quán triệt trên toàn hệ thống nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp (DN). Vì vậy, một số chi nhánh đã bắt đầu giảm từ ngày 9.2. Cụ thể, lãi suất cho vay bằng VNđ đồng loạt được kéo xuống, cho vay thương mại và dịch vụ ngắn hạn còn 17%/năm, lãi cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất 16,5%/năm và xuất khẩu ngắn hạn 16%/năm.

Không chỉ lãi suất cho vay sản xuất, lãi vay phục vụ nhu cầu đọi sống, tiêu dùng cũng được Vietcombank giảm xuống thấp hơn, vay ngắn hạn còn 18%/năm, vay trung và dài hạn từ 18,5 - 19%/năm. đặc biệt, lãi suất cho vay chứng khoán và bất động sản 20%/năm. Tuy nhiên, bà Hà cũng khẳng định lãi suất cho vay bước đầu chỉ giảm ở các kỳ hạn ngắn và chủ yếu dành cho các đối tượng ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, DN vừa và nhọ. Với đợt giảm lãi suất lần này, tại một số chi nhánh của Vietcombank, mức thấp nhất được dành cho xuất khẩu 16%/năm, cao nhất cho vay phi sản xuất 20%/năm.

Trước đó, BIDV đã đi tiên phong khi từ tháng 9.2011 đến nay BIDV liên tiếp 5 lần giảm lãi suất cho vay, lần gần nhất vào cuối tháng 12.2011 với mức giảm 0,5 - 1%/năm. Hiện, lãi cho vay tại BIDV, thấp nhất dành cho đối tượng đặc biệt 14,5%/năm và cao nhất khoảng 17 - 17,5%/năm. TS Cấn Văn Lực, Cố vấn cao cấp của HđQT BIDV, thừa nhận lãi suất thấp mới chỉ dành cho các DN cực tốt, có uy tín, thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, DN vừa và nhọ. "Lãi suất có hạ, nhưng tín hiệu không rõ ràng, không nhiều, các NH rất dè dặt và chọn lọc DN", ông Lực nhìn nhận.

 


Lãi suất cho vay tại Vietcombank bắt đầu giảm - Ảnh: đào Ngọc Thạch

NH nhọ chưa vào cuộc

Theo các chuyên gia, hiện nay giảm lãi suất đại trà, trên diện rộng trong hệ thống và cho đại bộ phận các DN là rất khó. Một lãnh đạo Ban Tín dụng Vietcombank khẳng định rất ít DN có thể tiếp cận với mức lãi suất thấp mà các NH lớn đưa ra trong các đợt giảm lãi suất vừa qua, bởi tiêu chí và điều kiện vay hết sức ngặt nghèo như: DN phải bán lại ngoại tệ, phải không có nợ quá hạn, phải sử dụng dịch vụ của NH, đáp ứng đủ năng lực tài chính… "Với các DN xuất khẩu lãi vay 16 -17%/năm không quá khó khăn, nhưng riêng với DN sử dụng nhiều vốn vay NH, đặc biệt DN gia công, mức lãi suất như vậy thì không làm ăn gì được", lãnh đạo này thừa nhận.

Các NH lớn đã vậy, NH nhọ còn khó hơn. Lãnh đạo một NH cổ phần tại Hà Nội chia sẻ, khó khăn thanh khoản tại các NH quy mô nhọ và vừa đang có nguy cơ lây lan rộng và cản trở tiến trình hạ lãi suất. Ông này cho biết tín hiệu giảm nhiệt lãi suất trên thị trường liên NH mấy ngày qua không phải do thanh khoản của NH bớt khó khăn, mà do các NH lớn không cho NH nhọ vay vì sợ rủi ro. "Thị trường liên NH diễn ra trầm lắng, là nguyên nhân chính dẫn tới lãi suất hạ nhiệt, chứ không phải thanh khoản đã được gỡ", ông nói. Lãnh đạo NH này cho biết thêm, thời gian qua, đặc biệt ra tết lại bắt đầu có hiện tượng một số NH nhọ vượt rào lãi suất, đi đêm với khách hàng. "Vì thanh khoản yếu, và họ phải huy động với lãi suất vượt trần 14%/năm, nên lãi suất cho vay vẫn được chào từ 18 - 22%/năm", lãnh đạo này giải thích.

TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng với mức lãi suất hiện nay khó có DN nào chịu đựng được, bởi đa phần DN Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn vay NH là chủ yếu, nên phải gánh chi phí lãi suất quá lớn. để DN chịu đựng được, lãi vay trong 2012 phải giảm về mức khoảng 14 -15%/năm. Hiện nay, theo ông Lực, có 2 yếu tố căn bản để hạ lãi suất, một là lạm phát giảm và hai là thanh khoản hệ thống được giải quyết.

 

Nên sáp nhập tiếp các NH yếu kém

Theo TS Cấn Văn Lực, để giải quyết tốt thanh khoản, tạo tiền đề giảm lãi suất, NH nhà nước nên tiếp tục tái cấp vốn trên thị trường mở (OMO) với kỳ hạn dài ngày hơn, nhưng cần tính toán kỹ liều lượng để tránh gây lạm phát do hiệu ứng cung tiền. Biện pháp thứ hai, nên sớm tiến hành sáp nhập lại các NH yếu kém, điều trị dứt điểm không để lây lan thanh khoản cho hệ thống. Biện pháp thứ ba, cử một số NH nhà nước (chi phối) làm đại diện, tham gia vào các NH yếu kém thanh khoản để xử lý, sau khi các NH này đi vào ổn định, bắt đầu thoái vốn.

Anh Vũ

 
BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (1)
Hòang minh Trí
VIọ†C HẠ LÃI SUẤT CHO VAY LÀ đÊNG TẠO Điọ€U KIọ†N CHO DOANH NGHIọ†P HọŒAT đọ˜NG
Chúng ta đều biết nền kinh tế có phát triển hay không chính là sự làm ăn có hiệu quả của các tập đoàn của các doanh nghiệp kể cả nhà nước và tư nhân, trong thời gian vừa qua có nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân phải vay với lãi suất vay quá cao nên kinh doanh không hiệu quả, có nhiều đơn vị lỗ phải phá sản. Trước tình hình đó nếu cứ thắt chặt tiền tệ quá mức, lãi suất cho vay quá cao, các doanh nghiệp cần vốn để họat động không vay được trong các ngân hàng buộc phải vay bên ngòai tín dụng đen, đây là họat động tiền tệ không lành mạnh, họat động kinh doanh không hiệu quả sẽ dẫn đến bóp nghẹt nền kinh tế, đương nhiên trong tình hình hiện nay ta phải thắt chặt để chống lạm phát, nhưng quan điểm cần thiết thắt chặt cái gì và nên mở cái gì để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục ổn định phát triển. Trước tiên chúng ta phải tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp họat động sản xuất kinh doanh, hiện nay mức lãi suất vay ngân hàng quá cao, các doanh nghiệp không tài nào vay kinh doanh có lãi được. đề nghị ngân hàng nhà nước nghiên cứu, từ trước đến nay nhà nước quy định khung lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm, còn việc cho các doanh nghiệp vay theo thọa thuận với ngân hàng. Hiện nay chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa trong cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tôi nhà nước quy định khung lãi suất cho vay của ngành ngân hàng đối với các doanh nghiệp vay, không cần thiết quy định lãi suất đối huy động tiền gửi tiết kiệm, từng ngân hàng tự hạch tóan nên huy động mức tọ· lệ% nào thấy có lãi và bù đắp chi phí. Nếu thực hiện được như vậy chắc chắn các ngân hàng sẽ có lãi và doanh nghiệp cũng có lãi. Ngân hàng nhà nước kiểm tra nếu ngân hàng nào cho vay đối các doanh nghiệp vượt quy định sẽ xử lý nghiêm đối ngân hàng này. đây cũng là giải pháp chính sách của nhà nước trong việc điều tíêt hài hòa giữa ngành ngân hàng với các doanh nghiệp. Trong quá trình cho vay các ngân hàng cần phải chặc chẽ, nếu doanh nghiệp nào có phương án kinh doanh có hiệu quả thì được vay, còn không thì kiên quyết không cho. Nếu thực hiện được hy vọng trong tương lai họat động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả và họat động trên thị trường tiền tệ sẽ lành mạnh. MINH TRÍ

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay5,898
  • Tháng hiện tại57,268
  • Tổng lượt truy cập41,125,071
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây