Ngân hàng lãi khủng do đâu ?

Thứ hai - 25/06/2012 15:57 1.253 0
Cho doanh nghiệp (DN) vay vốn với lãi suất (LS) cao; "chặt chém" không thương tiếc trên thị trường liên ngân hàng... là những "phương án kinh doanh" đã giúp các ngân hàng kiếm lợi nhuận khủng giữa lúc kinh tế khó khăn.

đánh giá từ Tổng cục Thuế cho thấy, trong khi phần lớn DN rơi vào khó khăn, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, thậm chí thua lỗ phá sản thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (chưa trừ trích lập dự phòng rủi ro) năm 2011 của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 97.000 tỉ đồng, tăng gần 45% so với năm 2010. Nếu trừ đi các khoản trích lập dự phòng rủi ro, tốc độ tăng lợi nhuận cũng lên tới 30%.

 Ngân h� ng lãi khủng do đâu ? - nd
Năm 2011, các ngân hàng lãi lớn trong khi nhiều doanh nghiệp phá sản - Ảnh: Ngọc Thắng

Cho vay đắt đọ

Theo báo cáo tài chính năm 2011, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương (Vietinbank) có mức lợi nhuận đứng đầu trong hệ thống với tổng thu nhập hoạt động năm 2011 lên tới hơn 22.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 70 - 80% từ hoạt động cho vay. LS cao nhất mà ngân hàng này đưa ra trong bản cáo bạch lên tới 25%/năm. Trong khi đó, thu từ dịch vụ hơn 1.000 tỉ đồng chiếm 5%, lãi từ kinh doanh ngoại hối và vàng không đáng kể khoảng 382 tỉ đồng, lãi từ kinh doanh chứng khoán 10 tỉ đồng... Sau khi trừ đi các khoản chi phí hoạt động, dự phòng rủi ro, thuế thu nhập DN, Vietinbank lãi tới gần 6.300 tỉ đồng. Quý 1/2012, khi số DN phá sản tiếp tục gia tăng, lợi nhuận của Vietinbank vẫn không ngừng tăng theo. Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế hơn 2.000 tỉ đồng, trong khi quý 1 năm ngoái chỉ hơn 1.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.540 tỉ đồng, cao hơn 2011 hơn 997 tỉ đồng.

 

 
 

Họ là ngân hàng quốc doanh được NHNN hỗ trợ tái cấp vốn thoải mái, còn ngân hàng cổ phần lớn có nhiều giấy tọ có giá nên tham gia vay trên OMO với lãi suất thấp, rồi cho các ngân hàng nhọ vay lại trên liên ngân hàng. thời điểm lãi suất thị trường này lên tới vài chục phần trăm đó chính là lúc các ngân hàng nhọ bị ngân hàng lớn làm thịt

 

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhọ

 

Ngoài Vietinbank, trong 2011 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) đạt 3.051 tỉ đồng, tăng 68,66%; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 5.700 tỉ đồng, tăng 4 % so với năm 2010.

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều DN tọ ra khá bức xúc khi thấy ngân hàng lãi to, còn mình thì phải gánh vác khoản chi phí tài chính quá lớn trong đó có phần không nhọ bởi lãi vay. Ông Trần Chí Gia - Chủ tịch HđQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP may Meko (Khu công nghiệp Trà Nóc - Cần Thơ) cho biết, trong giai đoạn khó khăn trước đó, DN ông vay cả triệu USD từ các ngân hàng, sau đó làm ăn có lãi đã trả gần hết. "Nhưng các ngân hàng để lãi suất quá cao khiến DN làm không đủ trả lãi. Trung Quốc để LS cho vay có 5% mà DN đã khốn đốn, đài Loan thậm chí chỉ có 0,25%/năm để hỗ trợ. LS của ta cao như thế này, DN khó khăn lắm", ông Gia buồn rầu nói.

Ông Trần Thanh Vân - Phó giám đốc Công ty CP Gentraco, một DN xuất khẩu gạo có tiếng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cũng cho rằng, với lãi vay quá cao thời gian qua, DN ông không dám vay tiền đồng. Mức LS ưu đãi dành cho DN xuất khẩu của ông khoảng 17-18%/năm tại các hợp đồng cho vay cũ khiến DN kinh doanh khó đảm bảo được sự hiệu quả. "thời gian qua LS đã giảm nhưng 13% thì mới nghe chứ chưa tiếp cận được. Trong điều kiện này, với mức 12% may ra còn kinh doanh được, nhưng DN phải giọi xoay xở thì mới làm ăn có hiệu quả", ông Vân nói.

"Nuốt" cá bé

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nếu so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 22,85% và tăng quy mô tài sản 18,55% trong 2011 thì mức tăng lợi nhuận trên không đáng kể. Bởi hai chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh là ROA (tọ· suất lợi nhuận/tổng tải sản) của các ngân hàng chỉ đạt 1,09% và ROE (tọ· suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) 11,86%, thấp hơn 2010.

Thế nhưng theo kết quả tính toán, ROE trung bình của 8 ngân hàng niêm yết đạt 19,68%, cao hơn khá nhiều so với mức 15,24% của toàn thị trường. Trong đó, ROE của các ngân hàng như Á Châu, Vietinbank và Eximbank cao hơn 20%. Riêng Vietinbank cao nhất hệ thống với ROE tới 25,4% và ROA là 1,96%. Nguồn gốc lợi nhuận của các ngân hàng này hầu hết đều có được bởi tọ· lệ lãi biên ròng (NIM) khá cao, tức chênh lệch giữa huy động và cho vay. Kết quả tính toán cho thấy NIM của Vietinbank năm 2011 lên tới 5,03%, cao nhất trong số các ngân hàng. Sacombank có NIM đứng thứ hai với mức 4,48%. Trung bình 8 ngân hàng đang niêm yết có hệ số NIM lên tới 4,18%, cao hơn khá nhiều so với mức 3,64% năm 2009 và 3,37% năm 2010.

Lý giải về việc lợi nhuận tập trung vào một số ngân hàng lớn như nói trên, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhọ, cho biết năm 2011 xảy ra vài đợt sóng thanh khoản, khan hiếm vốn, đặc biệt dịp cuối năm đã biến các ngân hàng nhọ trở thành món mồi ngon cho các ngân hàng lớn, khi các ngân hàng lớn đẩy LS lên cao chót vót. "Họ là ngân hàng quốc doanh được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tái cấp vốn thoải mái, còn ngân hàng cổ phần lớn có nhiều giấy tọ có giá nên tham gia vay trên OMO với LS thấp, rồi cho các ngân hàng nhọ vay lại trên liên ngân hàng. thời điểm LS thị trường này lên tới vài chục phần trăm đó chính là lúc các ngân hàng nhọ bị ngân hàng lớn làm thịt, bất kể sự an toàn của hệ thống, sự sống chết của các ngân hàng nhọ", tổng giám đốc này bày tọ.

 

Một chuyên gia phân tích, không thể đơn thuần nhìn vào chỉ số ROA của ngân hàng thấp mà đánh giá việc làm ăn không có lời, hay không hiệu quả, bởi thực tế ngân hàng muốn tăng tổng tài sản rất dễ. Ví dụ, họ có thể vay trên thị trường vài chục nghìn tỉ đồng trong vòng 2 ngày thì cũng đã làm tăng số tài sản lên rất nhanh. Tức việc cần tăng tổng tài sản rất dễ, tài sản đôi khi chỉ là ảo không phản ánh đúng quy mô của ngân hàng.

Anh Vũ

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (14)
Dũng
NH là nhóm lợi ích quyền lực nhất hiện nay trong nền kinh tế nước ta, nhóm lợi ích này chi phối mọi hoạt động kinh tế bằng cách chính sách tiền tệ nhảy múa!
hùng dũng
Không thể chịu nổi, ngân hàng thì lãi khủng, doanh nghiệp thì phá sản. Nhà nước chuẩn bị thành lập công ty mua bán nợ cho ngân hàng, thật là bất công cho người dân phải nộp thuế để cứu các ngân hàng trong khi đó ngân hàng thì lãi khủng!
Tùng
lời hàng ngàn tỉ đồng như thế này thì phải tự cân đối,giải quyết lấy nợ xấu chứ?Chính phủ cần sáng suốt khi quyết định đối với phương án thành lập công ty mua nợ xấu của ngân hàng. Coi chừng không giải quyết được gì cho nền kinh tế mà chỉ giúp ngân hàng tiếp tục lãi khủng.
MINH TRÍ
SẼ KHÔNG CÓ LÃI KHủNG NẾU NHNN SỊM ÁP Dọ¤NG TRẦN LÃI SUẤT CHO VAY CHO TẤT CẢ CÁC đọI TƯọ¢NG

Trong thời gian vừa qua ngân hàng nhà nước liên tục nhiều lần hạ mức trần lãi suất huy động đến nay chỉ còn 9% đây là động thái tích cực trong việc ổn tiền tệ và chống lạm phát. Tuy nhiên Ngân hàng nhà nước đến nay chỉ quy định áp dụng trần lãi suất cho vay ưu tiên cho 4 đối tượng mà không áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì việc thực hiện trên chỉ là làm lợi cho các ngân hàng thương mại mà thôi, đó là nguyên nhân dẫn đến lãi khủng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Chúng ta biết khi ngân hàng hạ lãi suất trần huy động, đối với các doanh nghiệp đã và đang vay ngân hàng được xem xét gia hạn nợ, nhưng mức lãi suất cho vay không giảm vẫn duy trì ở mức 20%, chỉ có một số ngân hàng thực hiện giảm mức lãi suất cho vay nhưng không đáng kể ở mức 17% trở lên. Rõ ràng chúng ta thấy mức trần lãi suất huy động 9%, cho vay mức lãi gấp đôi thì đương nhiên ngân hàng lãi khủng là đúng, dân gian thưọng nói ngồi mát ăn bát vàng, Ngân hàng nhà nước cần suy nghĩ "ngân hàng thương mại kinh doanh lãi được hưởng toàn bộ, đến khi phát sinh nợ xấu bắt nhà nước phải chịu là hoàn toàn vô lý". Hiện nay hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợ thuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv.. Mặc dù vừa qua Ngân hàng nhà nước liên tục giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp cận được nguồn vốn vay. Không có vốn để họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm, đây là vấn đề trăn trở, nỗi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p. Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: "Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồn để tăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường". Vì vậy, theo ông Tuấn, ngay thời điểm này, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý . Nếu Ngân hàng nhà nước kịp thời áp dụng trần lãi suất vay rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì chắc chắn không có tình trạng nợ khủng hiện nay ở các ngân hàng thương mại.
MINH TRÍ
Khac Huy
Hôm trước đọc báo thấy có những nhân viên ngân hàng (không phải lãnh đạo) lãnh lương cả chục ngàn USD/tháng. Mình không biết là nên ngưỡng mộ hay không nữa? Thực chất để lãnh được số tiền đó, người nhân viên ngân hàng phải tìm cách đem lợi nhuận tối về cho ngân hàng. Cách tốt nhất là ép phần khó khăn về cho doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh kinh tế khốn khó, nhiều doanh nghiệp cố gắng tồn tại thì chỉ biết cắn răng vay của ngân hàng chịu lãi suất cao. Và cuối cùng. người lao động sẽ là người phải lãnh hậu quả của lãi suất đó, những đồng lãi suất đã đem lại lợi nhuận cực lớn và mức lương rất cao của nhân viên ngân hàng. Bữa cơm hàng ngày của người công nhân teo tóp dần, cuộc sống thì khó khăn chồng chất khó khăn. Và ngân hàng thì lãi vẫn rất cao, lương nhân viên ngân hàng vẫn ngất ngưởng.

 

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,304
  • Tổng lượt truy cập41,128,107
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây