Ngành tài chính ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thứ bảy - 14/01/2012 22:20 1.187 0
Năm 2012, ngành tài chính xác định nhiệm vụ trọng tâm là phấn đấu vượt mức dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN), tập trung thực hiện các chính sách tài chính theo hướng chặt chẽ, hiệu quả nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế;
nâng cao chất lượng, hiệu quả; đảm bảo phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an ninh tài chính quốc gia trong tình hình mới. Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ đã nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2012 diễn ra ngày 24/12, tại Hà Nội.

 

Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2012
Trong những năm tới, ngành sẽ điều chỉnh chính sách thu theo hướng giảm tọ· lệ động viên, tăng tích tụ cho doanh nghiệp, mục tiêu huy động vào NSNN từ thuế, phí giai đoạn 2011-2015 là 22-23%GDP, tọ· lệ thu nội địa (không kể thu từ đất, tài nguyên) khoảng 15-16%GDP. Quy mô thu NSNN năm 2015 bằng khoảng 2 lần so với năm 2010; chi NSNN, năm 2012, bố trí bằng 19,9% tổng chi NSNN.

Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ cho biết: Năm 2012, dự toán đã được xây dựng rất sát, tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnh tiết kiệm, giảm chi tiêu có hiệu quả phấn đấu tăng thu, giảm mức bội chi xuống dưới 4,8%. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường theo lộ trình, đến năm 2015 hệ thống giá cả thị trường trong nước cơ bản theo định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xóa bọ bù chéo giá giữa các mặt hàng và khu vực.

Bộ trưởng Vương đình Huệ cho biết thêm, trong năm 2012, ngành tài chính tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và phối hợp với chính sách tiền tệ, các chính sách khác để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Các giải pháp tài chính ngân sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng như kế hoạch cũng được chú trọng. Bộ đang xây dựng giải pháp tháo gỡ tài chính và đã trình Chính phủ phương án giãn thuế cho doanh nghiệp.

Về việc thực hiện nguyên tắc giá thị trường, Bộ trưởng khẳng định trong năm 2012 sẽ kiên trì thực hiện, nhất là đối với các mặt hàng điện, than, xăng dầu và dịch vụ công. đặc biệt, trong năm 2012 Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan để hoàn thiện cơ chế điều hành điện xăng dầu, cơ chế bình ổn giá theo hướng luật giá quy định. đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cũng được đẩy mạnh triển khai cùng với thúc đẩy xã hội hóa các dịch vụ công.

Theo Bộ trưởng, tăng cưọng quản lý giá cả là một trong các trọng tâm của năm 2012, đặc biệt, đối với các mặt hàng nhạy cảm như điện, than năm nay sẽ có sự phối hợp giữa thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước và Bộ Tài chính để minh bạch và công khai các số liệu nhằm có được một bức tranh đầy đủ những mặt hàng này.

Một điểm mới của ngành tài chính trong năm tới là phối hợp với Bộ Kế hoạch & đầu tư thực hiện đề án tái cấu trúc về kinh tế đặc biệt là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công trong các lĩnh vực NSNN, tín dụng đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ và đầu tư công trong khu vực tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước. đến hết năm 2015, hoàn thành cơ bản quá trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước.

Bộ trưởng Vương đình Huệ nhấn mạnh: để đạt được mục tiêu đề ra phải thực hiện quyết liệt các giải pháp để đảm bảo tăng thu theo dự toán ngân sách đã được Quốc hội thông qua trong điều kiện kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Các giải pháp được chú trọng là tăng cưọng chống thất thu, đặc biệt là đất đai, bất động sản, chuyển giá kể cả các doanh nghiệp FDI và Việt Nam, tập trung vào các dự án chống gian lận trong tạm nhập tái xuất, tăng cưọng quản lý nợ, giải quyết tồn đọng thuế, hải quan, xuất nhập khẩu để đảm bảo đúng mức thu.

Trong năm 2011, ngành tài chính đạt tổng thu ngân sách cả năm vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 ước tính đạt khoảng hơn 674.500 tọ· đồng; tổng chi ước khoảng 796.000 tọ· đồng, tăng 9,7% so với dự toán, bội chi NSNN giảm xuống mức 4,9% GDP (giảm 0,4%GDP so với dự toán Quốc hội quyết định). Nhọ vậy, đã giảm dư nợ công trên 1% GDP. Dự kiến, đến 31/12, nợ công là 54,6%GDP, nợ Chính phủ 43,6%GDP và nợ quốc gia 41,5%GDP nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia, góp phần ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,216
  • Tổng lượt truy cập41,234,817
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây