Là một huyện biên giới của tỉnh đắk Nông, Cư Jut sở hữu nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến, thủy điện, vật liệu xây dựng, thương mại - dịch vụ, du lịch, các loại cây nông sản có thế mạnh cung cấp nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. hiện nay, Cư Jut đã hình thành một số vùng chuyên canh như cà phê, cao su, điều, nâng diện tích cây công nghiệp dài ngày lên 7.434ha. Không chỉ có cà phê, cao su, điều những cây công nghiệp truyền thống, Cư Jut còn có vùng chuyên canh đậu nành với diện tích lên tới 9.700 ha và đủ năng lực mở rộng lên trên 10.000 ha. Cây đậu đã đưa đến một động lực quan trọng cho kinh tế nông thôn ở huyện. Bên cạnh các vùng chuyên canh lớn, Cư Jut còn sở hữu 40.024 ha rừng, đây là vùng nguyên liệu trực tiếp phục vụ cho công nghiệp chế biến. Từ lợi thế vùng nguyên liệu đã cho phép Cư Jut phát triển công nghiệp chế biến cũng như các hoạt động kinh tế dịch vụ. "đây là những động lực quan trọng để huyện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo dựng nền tảng cần thiết cho sự bức phá của Cư Jut về sau này".
Ngoài ra một lợi thế vô cùng quan trọng là trên địa bàn huyện còn có Khu công nghiệp Tâm Thắng của tỉnh với mặt bằng trên 300 ha và nguồn lao động dồi dào. Huyện Cư Jut nằm tiếp giáp với thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh đắk Lăk) nên có nhiều cơ hội để thu hút nguồn lực, lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề bậc cao cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch; có Quốc lộ 14 đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và giao lưu văn hóa với các tỉnh Tây Nguyên và đông Nam Bộ.
Trên tinh thần chủ động phát huy lợi thế, tận dụng triệt để mọi cơ hội, trong năm 2010 vừa qua, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, UBND huyện, nền kinh tế Cư Jut có bước phát triển khá; giá trị sản xuất nông , lâm nghiệp tăng 4,6%, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 20%, giá trị thương mại dịch vụ tăng 23%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tiến bộ theo hướng giảm dần tọ· trọng ngành nông nghiệp, tăng tọ· trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong cơ cấu này, tọ· trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 48%; nông, lâm nghiệp chiếm 29%. Kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư phát triển, đọi sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong huyện đã từng bước cải thiện rõ rệt. đặc biệt các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao và công tác phát thanh truyền hình được triển khai sâu rộng mang lại hiệu quả thiết thực đối với nhân dân. 10/10 bon, buôn có Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 100% thôn, buôn, bon được phủ sóng phát thanh truyền hình. Chất lượng giáo dục được nâng lên cộng với công tác chăm sóc sức khọe ban đầu cho nhân dân được thực hiện khá tốt đã góp phần nâng cao chất lượng đọi sống nhân dân.
Cùng với việc tạo điều kiện phát triển kinh tế và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, đọi sống người dân trên địa bàn huyện Cư Jut đã được nâng lên đáng kể, tọ· lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 15,12%. Phát huy những thành quả đạt được, năm 2011 huyện Cư Jut phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 15% trở lên; trong đó giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng trên 6%; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng trên 18%, giá trị thương mại dịch vụ tăng trên 19%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 147.500 triệu đồng. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, huyện tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cưọng công tác khuyến nông đưa các giống mới, giống lai có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, nguồn lực, nguồn vốn, lợi thế kinh doanh tại chỗ và mục đích tăng trưởng kinh tế phát triển ngành nghề, tạo ra yếu tố bên trong vững chắc, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để phát triển.
Gắn liền với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, huyện cũng đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình hội nhập. Phấn đấu giảm tọ· lệ hộ nghèo chung toàn huyện dưới 13%; đào tạo nghề cho 1000 lao động, giải quyết việc làm cho 500 lao động. đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ tự tạo việc làm, dạy nghề chuyển đổi nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động, giải quyết vấn đề lao động mất việc, nông dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị.
Sẽ còn nhiều khó khăn thách thức phải đối mặt, nhiều rào cản phải vượt qua song với sự tự tin, năng động của mình, vững tin Cư Jut sẽ mạnh mẽ vươn lên trong hội nhập và phát triển bền vững với những tiêu chiến lược đã hoạch định, nhanh chóng trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đắk Nông.
Đ/C Hoàng Phú - Chủ tịch UBND huyện